TỔNG HỢP BÁO CÁO PHÂN TÍCH TỪ CÁC CÔNG TY CHỨNG KHOÁN TỪ 15/05 – 19/05/2023

Lượt xem: 1736 | Ngày đăng: 24/05/2023 | Báo cáo từ CTCK Blog

Kính gửi các anh chị đầu tư!

Team buôn nước mắm Cập nhật các báo cáo từ ngày 15/05 – 19/05/2023

  1. VGC [ Tích cực – 43.600đ/cp ]: LNST vẫn gặp thách thức trong ngắn hạn – SSI.
  2. TCB [ Tích cực – 42.000đ/cp ]: Vượt qua thử thách – VNDS.
  3. KDH [ MUA – 35.300đ/cp] Thương hiệu tạo lợi thế bền vững – MAS.
  4. SAB [ Trung lập – 182,700đ/cp] Áp lực chi phí đầu vào gia tăng từ Q2 trở đi – BVSC
  5. VRE [ MUA – 40.097đ/cp ]: Điểm nhấn đầu tư – BSI.
  6. VNM [MUA – 82.400đ/cp ]: KQKD Q1 2023 kém khả quan, biên lợi nhuận dần tạo đáy – BVSC..
  7. STK [ Trung lập – 31.500đ/cp ]: Chờ đợi những tín hiệu hồi phục rõ ràng hơn – VNDS.
  8. MWG [ Nắm giữ]: Tóm tắt cuộc họp: Tập trung vào doanh thu trong bối cảnh nhiều thách thức – KIS.
  9. HT1 [ Trung lập – 12.000đ/cp] Tiêu thụ xi măng yếu trong Q1/2023 –SSI.
  10. GAS [ Tích cực – 119,900đ/cp]: Chuẩn bị cho quá trình chuyển dịch sang điện khí LNG – VNDS.
  11. VNM [ Trung lập – 77,300đ/cp ]: Biên lợi nhuận gộp cải thiện từ Q3/23 – VNDS
  12. QNS [ Trung lập – 49,700đ/cp ]: KQKD tăng trưởng tốt nhờ giá đường cao. Giá cổ phiếu không còn hấp dẫn với triển vọng ngắn hạn – bvsc.
  13. NLG [ Nắm giữ ]: Tháng 4/2023 – Đà phục hồi t/t chững lại – KIS.
  14. MWG [ Trung lập ]: Nỗ lực tăng trưởng nhờ chiến lược giá – VCBS.
  15. MIG [ Trung lập – 20,500đ/cp]: Kết quả kinh doanh Q1/23 nhìn chung sát với dự phóng – VNDS.
  16. HSG [ Nắm giữ ]: ản lượng bán hàng tiếp tục tăng trên nền tháng – KIS.
  17. HPG [ Nắm giữ] Tháng 4 2023 – Sản lượng bán hàng kém – KIS.
  18. VIC [ Trung lập ] Cập nhật Đại hội cổ đông 2023 – KBSV..
  19. VGC [Trung lập ]: Cập nhật ĐHCĐ và KQKD Q1/2023 – SSI.
  20. VCB [ Tích cực – 109.400đ/cp ]: Kết quả kinh doanh tốt trong Q1/2023 – SSI
  21. PVS [ MUA – 28,800đ/cp ]: Bước vào chu kì mới từ năm 2023F – KIS.
  22. PLX [ Nắm giữ – 40.800đ/cp] Kết quả kinh doanh quý 1.2023 – MBS.
  23. MWG [ Trung lập – 43,900đ/cp]: Lợi nhuận phục hồi chậm từ tháng 4 – SSI 
  24. GAS [ MUA – 117,700đ/cp ]: Kì vọng tăng trưởng trong dài hạn – KIS.
  25. DGW [ Nắm giữ – 31,400đ/cp ]: Thông tin cập nhật – MBS.
  26. DBC [ MUA – 21,300đ/cp ]: Dấu hiệu phục hồi từ đáy – BSC..
  27. CTG [ Tích cực – 35,900đ/cp ]: Chất lượng tài sản cần được chú ý – VNDS.
  28. CTG [ Nắm giữ – 31,800đ/cp]: Thông tin cập nhật – MBS.
  29. ACV [ Trung lập ]: Cập nhật ĐHCĐ và KQKD Q1/2023 – Phục hồi mạnh mẽ – SSI
  30. Ngành Nông nghiệp [ Trung lập ] Cơ hội đi kèm những trở ngại – KIS.
  31. Ngành dầu khí [ Trung lập ] Bình thường mới, chu kỳ mới – KIS.
  32. Ngành Dệt may [ Trung lập ] Cập nhật Q1 2023 – MAS.
  33. Ngành Xây dựng [ Trung lập ] Kỳ vọng đã được phản ánh & Cần thêm những yếu tố hỗ trợ – MAS.

 

Quý nhà đầu tư lưu ý:

Đây là báo cáo tổng hợp quan điểm từ phía các công ty chứng khoán, KHÔNG PHẢI QUAN ĐIỂM CỦA TEAM.

1.     VGC [ Tích cực – 43.600đ/cp ]: LNST vẫn gặp thách thức trong ngắn hạn – SSI

  • Viglacera (VGC) là một trong những doanh nghiệp dẫn đầu trong lĩnh vực vật liệu xây dựng bao gồm kính, gạch ốp lát và sứ vệ sinh. VGC đã phát triển 11 khu công nghiệp và có diện tích đất cho thuê là 740 ha, tập trung ở miền Bắc và miền Trung, VGC đã thu hút được nhiều khách hàng lớn, bao gồm Samsung, Accor, BYD và nhiều doanh nghiệp khác. SSI kỳ vọng VGC sẽ duy trì nguồn lợi nhuận ổn định từ việc cho thuê các khu công nghiệp hiện tại trong dài hạn. VGC đang giao dịch với P/E và P/B 2023 lần lượt là 13,6x và 1,8x.
  • Về dài hạn, VGC sẽ có thể duy trì tỷ suất lợi nhuận cao hơn từ diện tích cho thuê hơn 740 ha hiện tại, đồng thời công ty tiếp tục mở rộng công suất trong mảng kính xây dựng (mở rộng kính siêu trắng tại nhà máy Phú Mỹ) và gạch granite and ceramic (nhà máy Eurotile sẽ đi vào hoạt động vào cuối năm 2023). SSI sử dụng phương pháp SOTP và đưa ra giá mục tiêu là 43.600 đồng (tiềm năng tăng giá là 21,8%) và khuyến nghị KHẢ QUAN đối với cổ phiếu VGC.
  • Trong ngắn hạn, SSI cho rằng những thông tin mới về khách thuê diện tích lớn và tăng trưởng xuất khẩu gạch granite và ceramic sẽ hỗ trợ cho giá cổ phiế

Link tải full báo cáo:

https://storage01.hn.ss.bfcplatform.vn/baocaophantich/1684493995228_VGC_SSI_2023-05-18.pdf

 

2.     TCB [ Tích cực – 42.000đ/cp ]: Vượt qua thử thách – VNDS

  • Lợi nhuận (LN) ròng trong Q1/23 của TCB giảm 18% svck xuống 4.497 tỷ đồng, hoàn thành 20% dự phóng năm 2023 của VNDS.
  • VNDS kỳ vọng LN ròng của TCB sẽ tăng trưởng ổn định 9-16% svck trong giai đoạn 2023-24 (tốc độ tăng trưởng kép trong 2020-22 là 28%).
  • TCB sẽ được hưởng lợi nhiều nhất từ việc lãi suất đảo chiều và các chính sách hỗ trợ. Duy trì khuyến nghị Khả quan với giá mục tiêu 42.000 đồng.

Link tải full báo cáo:

https://storage01.hn.ss.bfcplatform.vn/baocaophantich/1684405594548_TCB_VNDS_2023-05-18.pdf

 

3.     KDH [ MUA – 35.300đ/cp] Thương hiệu tạo lợi thế bền vững – MAS

  • Doanh thu và Lợi nhuận đều đặn trong giai đoạn ngành Bất động sản trong tâm bão. Kết thúc năm 2022 KDH ghi nhận 2.973 tỷ đồng doanh thu (- 20,6% CK) và 1.102 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế của cổ đông công ty mẹ (lợi nhuận ròng) giảm 8,3% CK. Bước sang Q1/2023 được xem là khoảng thời gian “đóng băng của” BĐS, công ty tiếp tục ghi nhận 425 tỷ đồng doanh thu (+198% CK) và 201 tỷ đồng lợi nhuận ròng (-32,9% CK do không có khoản lợi nhuận khác). Đây là kết quả rất ít doanh nghiệp niêm yết đạt được trong khoảng thời gian trên khi ngành Bất động sản là tâm bão chịu ảnh hưởng tiêu cực nhất với các biến động vĩ mô.
  • Thương hiệu tạo nên sự khác biệt. Năm 2022 KDH đã mở bán dự án Classia với quy mô 176 căn nhà liên kế, tính đến tháng 4/2023 dự án đã bán được hơn 80% sản phẩm. Ngoài việc mở bán thành công, dự án cũng có mức biên lãi gộp cao cho thấy Thương hiệu sản phẩm nhà của KDH đang thành công trong việc tiếp cận phân khúc khách hàng cao cấp, là phân khúc ít chịu ảnh hưởng bởi các biến động vĩ mô hiện nay.
  • Kế hoạch lợi nhuận 2023 từ dự án Classia. Kế hoạch doanh thu của KDH dự kiến ở mức 3.100 tỷ đồng, tăng 6% và 1.000 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế, giảm 9% so với kết quả năm trước. Cơ sở thực hiện kế hoạch này được Tổng giám đốc công ty chia sẻ chủ yếu đến từ dự án Classia, Ban lãnh đạo cũng chia sẻ thêm về tiến độ bán hàng và thu tiền của dự án. Cụ thể 4 tháng đầu năm 2023 dù là giai đoạn thị trường trầm lắng nhưng công ty vẫn bán được 50 căn trong dự án cùng với tỷ lệ thu tiền rất cao, lên đến 85%. Trên cơ sở đó, Ban lãnh đạo tự tin về khả năng hoàn thành kế hoạch năm.
  • Sẵn sàng quỹ đất kinh doanh cho giai đoạn tiếp theo: Để bổ sung quỹ đất kinh doanh cho giai đoạn tiếp theo, trong năm 2022 KDH đã thực hiện mua cổ phần của 2 công ty là Phước Nguyên và Đoàn Nguyên nhằm bổ sung quỹ đất khoảng 11,8 ha tại phường Binh Trưng Đông, TP Thủ Đức. Quỹ đất này dự kiến sẽ được công ty phát triển các dự án nhà liền kề và biệt thự. Ngoài ra công ty cũng tiếp tục phát triên dự án Khu Dân cư Tân Tạo tại Bình Chánh, khi hoàn thành các thủ tục pháp lý và GPMB dự án sẽ mang lại quỹ đất rất lớn lên đến 320 ha cho KDH tại khu vực phía Tây thành phố.
  • Với tiến độ bán hàng và thu tiền khả quan của dự án Classia, MAS đánh giá cao khả năng hoàn thành kế hoach lợi nhuận 2023 do ĐHCĐ thông qua là 1.000 tỷ đồng LNST.
  • Định giá: Thực hiện định giá KDH theo Phương pháp P/B với mức P/B mục tiêu là 2 lần, dự kiến cuối 2023 KDH sẽ có mức giá trị sổ sách đạt 17.680 đ/cp. Mức giá mục tiêu của KDH sẽ ở mức 35.300 đ/cp.

Link tải full báo cáo:

https://storage01.hn.ss.bfcplatform.vn/baocaophantich/1684411367843_KDH_MAS_2023-05-18.pdf

 

4.     SAB [ Trung lập – 182,700đ/cp] Áp lực chi phí đầu vào gia tăng từ Q2 trở đi – BVSC

  • Với mức đóng góp dưới kỳ vọng của KQKD Q1 thì BVSC cũng điều chỉnh dự báo cho cả năm 2023. BVSC dự phóng doanh thu đạt 35.512 tỷ (+1,5% yoy) và lợi nhuận sau thuế – cđts 5.094 tỷ (-2,5% yoy), giảm 7% và 9% so với dự báo trước. Trong đó, sự thay đổi lớn nhất là doanh thu bia +1,5% (so với +9,5% trước đây) và SG&A/doanh thu tăng thêm 50bps. EPS dự phóng 7.308 đồng/cp và P/E 22,2x.
  • Năng lực sản xuất của Sabibeco gần 600 triệu lít/năm, tức bằng 25% tổng năng lực 2,4 tỷ lít của cả SAB và các đơn vị liên kết (Sabeco Group). Năm 2022, Sabibeco ghi nhận doanh thu 2.357 tỷ và lỗ sau thuế 3,5 tỷ – hiệu quả thấp các đơn vị liên kết khác như SMB, WSB, v.v. Theo SAB, việc kiểm soát chi phối và cải thiện hoạt động của Sabibeco sẽ giúp nâng cao hiệu quả của cả Tập đoàn. Ngoài danh mục sản phẩm cũng được bổ sung thêm bia Sagota, qua đó tăng thêm thị phần nội địa.
  • Với triển vọng ngắn hạn kém khả quan, BVSC tiếp tục duy trì khuyến nghị NEUTRAL đối với SAB, trong đó hạ giá kỳ vọng xuống 182.700 đồng/cp sau khi đã điều chỉnh giảm 9% EPS năm 2023 và giữ nguyên P/E mục tiêu 25x. Tuy vậy, BVSC cũng nhìn thấy điểm sáng cho 2024 xoay quanh việc biên lợi nhuận phục hồi nhờ giá đầu vào giảm và lợi ích cộng hưởng từ việc hợp nhất Sabibeco. Do đó, nhà đầu tư có thể cân nhắc tích luỹ nếu giá cổ phiếu điều chỉnh về vùng hợp lý hơn, đặc biệt là khi áp lực so sánh ở Q2 2023 sắp tới với nền lợi nhuận cao năm ngoái là rất lớn.

Link tải full báo cáo:

https://storage01.hn.ss.bfcplatform.vn/baocaophantich/1684494220724_SAB_BVSC_2023-05-19.pdf

 

5.     VRE [ MUA – 40.097đ/cp ]: Điểm nhấn đầu tư – BSI

  • Thị trường bán lẻ Việt Nam còn rất nhiều tiềm năng phát triển, được xem là điểm đến hấp dẫn thu hút các doanh nghiệp bán lẻ lớn, thương hiệu quốc tế, có tiềm lực tài chính đến để tìm kiếm các mặt bằng thích hợp cho việc mở rộng hoạt động kinh doanh. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng trong năm 2022 tăng 19,8% so với năm 2021, Q1.2023 tăng 13,9% so với cùng kỳ năm trước, nếu loại trừ yếu tố giá tăng 10,3%. Dự kiến Chính phủ sẽ trình Quốc hội về việc giảm thuế VAT về 8% áp dụng cho tất cả hàng hóa, dịch vụ trong kỳ họp tháng 5 với thời gian áp dụng từ 01/07/2023 đến hết năm 2023. Nếu được thông qua, chính sách này sẽ góp phần quan trọng hỗ trợ nền kinh tế, doanh nghiệp nói chung và thị trường bán lẻ nói riêng.
  • Bất động sản bán lẻ là ngành hưởng lợi chính từ tiềm năng phát triển của thị trường bán lẻ. Năm 2022, theo CBRE, giá chào thuê tại khu vực trung tâm Tp.HCM tăng 44,9% yoy, khu vực ngoài trung tâm tăng 21,3% yoy, trong khi đó khu vực trung tâm Hà Nội tăng 36,3% yoy, khu vực ngoài trung tâm tăng 12,5% yoy.
  • Vincom Retail là doanh nghiệp đầu ngành trong lĩnh vực đầu tư và kinh doanh cho thuê bất động sản thương mại, là thành viên thuộc hệ sinh thái Vingroup, có năng lực tài chính vững mạnh, đội ngũ quản trị chuyên nghiệp. VRE đang sở hữu và vận hành 83 trung tâm thương mại (TTTM), với tổng diện tích sàn kinh doanh khoảng 1,75 triệu m2, ở 44 tỉnh thành trên khắp cả nước. Trong năm 2022, VRE khai trương thêm 03 TTTM, bổ sung thêm khoảng 93.000 m2 sàn cho thuê với tỷ lệ lấp đầy rất cao: Vincom Megamall Smart City (94%), Vincom Plaza Mỹ Tho (98%) và Vincom Plaza Bạc Liêu (100%).
  • BSI dự phóng giá mục tiêu 1 năm của VRE là 40.097 đồng/cp, tương ứng với tiềm năng tăng giá 42,95%.

Link tải full báo cáo:

https://storage01.hn.ss.bfcplatform.vn/baocaophantich/1684327623732_VRE_BSI_2023-05-15.pdf

 

6.     VNM [MUA – 82.400đ/cp ]: KQKD Q1 2023 kém khả quan, biên lợi nhuận dần tạo đáy – BVSC

  • Tiêu thụ FMCGs tăng trưởng hơn 10% trong Q1 2023 theo cả Nielsen và Kanta, trái ngược hầu hết với tăng trưởng doanh thu của các công ty tiêu dùng đang niêm yết. Sự chênh lệch giữa sell-in và sell-out tại hệ thống phân phối cho thấy áp lực tồn kho có thể đã giảm bớt, tạo nền cho sự bật lại của doanh thu trong các quý tới.
  • BVSC dự báo doanh thu thuần 61.061 tỷ (+1,8% yoy) và lợi nhuận sau thuế – cđts 8.985 tỷ (+5,5% yoy), thấp hơn lần lượt 2% và 6% dự báo lần trước sau khi điều chỉnh cho KQKD Q1 2023. Tuy nhiên, BVSC vẫn tin vào câu chuyện biên lợi nhuận dần hồi phục trong 2H 2023 – 2024 và dự báo lợi nhuận tăng trưởng 10,4% trong 2024. EPS dự phóng lần lượt là 3.824 và 4.219 đồng/cp tương ứng với P/E 18,2x và 16,5x cho 2023 – 2024.
  • Với việc giá cổ phiếu đã giảm 10% từ cuối tháng 1 – 2023 trong khi kỳ vọng biên lợi nhuận cải thiện vẫn giữ nguyên, BVSC nâng khuyến nghị lên lại OUTPERFORM cùng giá mục tiêu 82.400 đồng/cp, dựa trên P/E trung vị 20,5x của các công ty cùng ngành trong khu vực và EPS bình quân 2023 – 2024. BVSC cho rằng sẽ có cơ hội để tích luỹ trong Q2 2023 khi lợi nhuận vẫn chưa kịp cải thiện vì nền so sánh về biên lợi nhuận cùng kỳ năm trước còn khá cao.

Link tải full báo cáo:

https://storage01.hn.ss.bfcplatform.vn/baocaophantich/1684155174788_VNM_BVSC_2023-05-15.pdf

 

7.     STK [ Trung lập – 31.500đ/cp ]: Chờ đợi những tín hiệu hồi phục rõ ràng hơn – VNDS

  • STK đạt 288 tỷ đồng doanh thu (DT) trong Q1/23 (-55,1% svck) và 1,6 tỷ đồng LN ròng (-98% svck), mức thấp nhất kể từ năm 2016.
  • VNDS nhận thấy các dấu hiệu cải thiện về đơn hàng có thể khiến triển vọng DT Q2/23 bớt ảm đạm hơn.
  • Hạ khuyến nghị xuống Trung lập với giá mục tiêu thấp hơn 31.500đ/cp.

Link tải full báo cáo:

https://storage01.hn.ss.bfcplatform.vn/baocaophantich/1684154846590_STK_VNDS_2023-05-15.pdf

 

8.     MWG [ Nắm giữ]: Tóm tắt cuộc họp: Tập trung vào doanh thu trong bối cảnh nhiều thách thức  – KIS

  • Trong tháng 4, doanh thu của MWG tăng 20% t/t lên 9,700 tỉ đồng, trong đó doanh thu của TGDĐ/ĐMX tăng 30% t/t do doanh số bán điều hòa tăng mạnh và doanh thu từ BHX cũng tăng 3% t/t, đạt 1.35 tỷ đồng/cửa hàng/tháng. Mức doanh thu này tương đương với tháng 12/22 và Ban lãnh đạo kỳ vọng doanh thu tháng 5 sẽ tăng 20% t/t.
  • Theo ban lãnh đạo, MWG giành được thị phần trong mảng điện thoại & điện máy nhờ chiến lược cạnh tranh về giá. Đây không chỉ là một chiến dịch và họ sẽ tiếp tục theo đuổi chiến lược cạnh tranh về giá này trong một thời gian dài. Topzone sẽ không bị ảnh hưởng tiêu cực do việc mở cửa hàng trực tuyến của Apple, theo Ban lãnh đạo của MWG. MWG cũng đang dự định mở rộng chuỗi EraBlue tại Indonesia từ 5 cửa hàng lên 50 cửa hàng trong năm 2023 nhờ những dấu hiệu tích cực từ thị trường này với doanh thu 5 tỷ đồng/cửa hàng.
  • Tính đến tháng 5, MWG đã sở hữu 510 nhà thuốc An Khang với doanh thu bình quân 450 triệu đồng/cửa hàng (so với 350 triệu đồng/cửa hàng vào tháng 4/22) – MWG cũng đang có 64 cửa hàng AvaKids với doanh thu bình quân 1.3 tỷ đồng/cửa hàng (so với 1.0 tỷ đồng/cửa hàng vào tháng 4/22) Trong tháng 4, mức thua lỗ của 2 chuỗi thương hiệu này đã giảm 50% so với mức trung bình năm 2022. Công ty kỳ vọng 2 chuỗi này sẽ có lãi từ năm 2024F.

Link tải full báo cáo:

https://storage01.hn.ss.bfcplatform.vn/baocaophantich/1684155847130_MWG_KIS_2023-05-15.pdf

 

9.     HT1 [ Trung lập – 12.000đ/cp] Tiêu thụ xi măng yếu trong Q1/2023 – SSI

  • Trong năm 2023, SSI ước tính MSN sẽ đạt 86,4 nghìn tỷ đồng doanh thu (+13,4% svck) và NPATMI là 3 nghìn tỷ đồng (-17% svck), thấp hơn lần lượt 3% và 6% so với ước tính trước đó. SSI áp dụng phương pháp SoTP và đưa ra giá mục tiêu cho MSN là 84.000 đồng/cổ phiếu (đã áp dụng mức chiết khấu 10% cho tập đoàn đa ngành), theo đó, SSI duy trì khuyến nghị TRUNG LẬP. Về dài hạn, SSI đánh giá cao câu chuyện tăng trưởng về tiêu dùng của Việt Nam khi thu nhập khả dụng tăng, và kỳ vọng tập đoàn sẽ đạt được mức tăng trưởng nhờ nền tảng tiêu dùng và .bán lẻ. Trong năm 2024, SSI ước tính NPATMI sẽ đạt mức tăng trưởng 28% svck nhờ sự phục hồi của các nền tảng kinh doanh chủ chốt.
  • SSI cho rằng mức tiêu thụ yếu sẽ tiếp tục kéo dài trong 1-2 quý tới, điều này tiếp tục ảnh hưởng đến lợi nhuận của MSN (tuy nhiên mức sụt giảm sẽ thu hẹp hơn so với Q1). Nhìn sang Q2/2023, ban lãnh đạo đặt kế hoạch tăng trưởng doanh thu từ 10%-15% so với quý trước và EBITDA tăng khoảng 8%-10% so với quý trước, theo đó, doanh thu sẽ đạt mức tăng trưởng khoảng 15%-21% svck và EBIDA giảm khoảng -4% đến -2% svck trong Q2/2023. SSI cho rằng mức sụt giảm lợi nhuận ròng sẽ mạnh hơn so với ETBITA.
  • Doanh thu tiêu dùng và mảng bán lẻ cao hơn dự kiến, phát sinh thu nhập bất thường và các sự kiện như bán cổ phần của các công ty con TCX, MHT hay phát hành riêng lẻ.
  • Nhu cầu đối với các sản phẩm của tập đoàn thấp hơn dự kiến và giá các sản phẩm khoáng sản thấp hơn dự kiến, phát sinh chi phí bất thường và lãi suất cho vay tăng lên cao hơn dự kiến.

Link tải full báo cáo:

https://storage01.hn.ss.bfcplatform.vn/baocaophantich/1684154477042_MSN_SSI_2023-05-15.pdf

 

10.  GAS [ Tích cực – 119,900đ/cp]: Chuẩn bị cho quá trình chuyển dịch sang điện khí LNG – VNDS

  • Lợi nhuận (LN) ròng Q1/23 giảm nhẹ 2,3% svck xuống 3.350 tỷ đồng do tác động trái chiều của giá năng lượng giảm và LN tài chính thuần cao hơn.
  • VNDS ước tính LN ròng của GAS sẽ giảm 13,7% svck trong năm 2023 do giá dầu giảm, nhưng GAS vẫn sẽ giữ vị thế chính trong giai đoạn chuyển dịch sang điện khí LNG tại Việt Nam trong dài hạn.
  • Duy trì khuyến nghị Khả quan với giá mục tiêu thấp hơn là 119.900 đ/cp.

Link tải full báo cáo:

https://storage01.hn.ss.bfcplatform.vn/baocaophantich/1684154743918_GAS_VNDS_2023-05-15.pdf

 

11.  VNM [ Trung lập – 77,300đ/cp ]: Biên lợi nhuận gộp cải thiện từ Q3/23 – VNDS

  • VNM ghi nhận lợi nhuận (LN) ròng giảm 18% svck trong Q1/23, hoàn thành 19,6% so với dự phóng của VNDS do biên LN gộp vẫn đang chịu áp lực từ chi phí đầu vào cao.
  • VNDS kỳ vọng biên LN gộp của VNM cải thiện từ Q3/23, kéo theo biên LN gộp năm 2023-24 cải thiện 0,9 điểm/1,1 điểm % svck.
  • Duy trì khuyến nghị Trung lập với giá mục tiêu thấp hơn là 77.300/cp.

Link tải full báo cáo:

https://storage01.hn.ss.bfcplatform.vn/baocaophantich/1684324011817_VNM_VNDS_2023-05-16.pdf

12.  QNS [ Trung lập – 49,700đ/cp ]: KQKD tăng trưởng tốt nhờ giá đường cao. Giá cổ phiếu không còn hấp dẫn với triển vọng ngắn hạn – BVSC

  • Giá đường cao và sản lượng mía vụ 22/23 tốt giúp KQKD mảng Đường tăng trưởng ấn tượng với doanh thu tăng 79% và lợi nhuận gộp tăng 255%; biên gộp cũng tăng từ 11,3% lên 22,4%. Bất chấp áp lực từ đường lậu thì giá đường trong nước (RS An Khê) vẫn duy trì trên 18.000 đồng/kg, gần đây nhất đã tăng lên 19.000 đồng/kg.
  • . Doanh thu 3.410 tỷ đồng (+28% yoy) và lợi nhuận trước thuế 580 tỷ đồng (+98% yoy). Trong đó, mía đường tiếp tục ghi nhận tăng trưởng mạnh mẽ về cả doanh thu và lợi nhuận trong khi sữa đậu nành chưa khởi sắc về doanh thu, lợi nhuận đi ngang cùng kỳ.
  • BVSC dự báo doanh thu 9.959 tỷ đồng (+20,6% yoy) và lợi nhuận sau thuế 1.528 tỷ đồng (+18,8% yoy), điều chỉnh tăng lần lượt 5% và 10%. Trong đó, thay đổi chủ yếu là giá và sản lượng đường kỳ vọng cho cả năm được điều chỉnh tăng thêm lần lượt 5% và 7%. EPS dự báo 5.071 đồng/cp và P/E dự phóng 9,1x tại giá thị trường ngày 15/5/2023.
  • Với việc giá cổ phiếu đã tăng hơn 20% kể từ cuối tháng 3/2023 phản ánh KQKD Q1 2023 cũng như triển vọng cả năm tích cực, BVSC hạ khuyến nghị xuống NEUTRAL đối với QNS, giá kỳ vọng 49.600 đồng/cp tương ứng với P/E mục tiêu 9,8x – mức bình quân trong 2 năm trở lại đây.

Link tải full báo cáo:

https://storage01.hn.ss.bfcplatform.vn/baocaophantich/1684234066120_QNS_BVSC_2023-05-16.pdf

 

13.  NLG [ Nắm giữ ]: Tháng 4/2023 – Đà phục hồi t/t chững lại  – KIS

  • Tổng sản lượng thép bán ra trong tháng 4 đạt 77,269 tấn, giảm 7.6% t/t và giảm 17.0% n/n. Sản lượng thép tôn chiếm 85.8% tổng sản lượng tiêu thụ tháng 4, đạt 66,290 tấn, -16.5% n/n, -4.6% t/t. Sản lượng xuất khẩu thép tôn (51,163 tấn) tăng nhẹ 2.1% t/t nhưng giảm 14.8% t/t. Sản lượng thép tôn trong nước giảm 21.7% n/n, 22.0% t/t (15,127 tấn), và sản lượng ống thép giảm 22.0% t/t và 20.2 n/n (10,979 tấn).
  • Nam Long đặt mục tiêu doanh số năm 2023 đạt 9,430 tỷ VND (+15% YoY) từ mở bán tại các dự án Southgate, Cần Thơ, Hải Phòng, Akari City và Mizuki Park. Tuy nhiên, ước tính của KIS thận trong hơn với doanh số bán hàng năm 2023 đạt khoảng 4,466 tỷ VND (-46%YoY) đến từ dự án Akari City, Mizuki Park và Southgate.
  • KIS đánh giá NẮM GIỮ cho cổ phiếu NKG do tình hình ngành đang diễn biến xấu như KIS đã xem xét trong bài báo cáo chuyên sâu về thép dẹp.

Link tải full báo cáo:

https://storage01.hn.ss.bfcplatform.vn/baocaophantich/1684237407099_NKG_KIS_2023-05-16.pdf

 

14.  MWG [ Trung lập ]: Nỗ lực tăng trưởng nhờ chiến lược giá  – VCBS

  • Quý 1.2023, MWG ghi nhận DTT đạt 27.105 tỷ đồng và LNST đạt 21.2 tỷ đồng, lần lượt giảm 26% và 98% svck năm 2022. Nguyên nhân của sự suy giảm nghiêm trọng này đến từ bối cảnh ảm đạm chung của ngành bán lẻ, đặc biệt là đối với mặt hàng không thiết yếu (điện thoại, laptop…) khiến lợi nhuận MWG theo quý lùi về mức thấp nhất trong 10 năm trở lại đây..
  • VCBS cho rằng MWG đang trải qua giai đoạn khó khăn nhất khi chịu tác động kép của hoạt động kinh doanh cốt lõi suy giảm nặng nề (TGDD và DMX) trong khi các mảng tăng trưởng cao (FMCG & dược phẩm) chưa thể tự đứng vững. Ảnh hưởng tiêu cực này cũng cũng khó có thể kết thúc trước Q3.2023 khi các dấu hiệu của việc hồi phục vẫn chưa rõ ràng. Cho năm 2023, VCBS hạ dự phóng DTT và LNST của MWG giảm còn 123.923 tỷ và 2.519 tỷ, EPS fwd 2023 ước tính đạt 1.721 đồng/CP, giảm 39% yoy. Trong ngắn hạn, VCBS khuyến nghị TRUNG LẬP đối với cổ phiếu MWG, nhưng cũng lưu ý rằng (1) MWG đang được giao dịch với định giá rất thấp (P/B = 2.4 tương đương với tháng 3/2020) và (2) Điểm đảo chiều có thể đến với MWG trong các quý cuối năm khi mảng bán lẻ ICT có chuyển biến tích cực và BHX cải thiện lợi nhuận. VCBS đưa ra mức giá mục tiêu đối với MWG là 42.500 đồng/CP, tương ứng với tiềm năng tăng giá 9% so với mức đóng cửa ngày 12/05/2023.

Link tải full báo cáo:

https://storage01.hn.ss.bfcplatform.vn/baocaophantich/1684233336334_MWG_VCBS_2023-05-16.pdf

 

15.  MIG [ Trung lập – 20,500đ/cp]: Kết quả kinh doanh Q1/23 nhìn chung sát với dự phóng  – VNDS

  • Lợi nhuận (LN) Q1/23 tăng nhẹ 1,0% svck đạt 69 tỷ đồng và hoàn thành 28% dự phóng cả năm trước đó của VNDS.
  • KQKD Q1/23 củng cố kỳ vọng MIG sẽ tăng trưởng LN mạnh mẽ trong năm nay, chủ yếu nhờ hiệu quả đầu tư được cải thiện.
  • Đưa khuyến nghị về Trung lập khi thị giá đã gần giá mục tiêu.

Link tải full báo cáo:

https://storage01.hn.ss.bfcplatform.vn/baocaophantich/1684233874616_MIG_VNDS_2023-05-16.pdf

 

16.  HSG [ Nắm giữ ]: ản lượng bán hàng tiếp tục tăng trên nền tháng – KIS

  • Tổng sản lượng thép tiêu thụ tháng 4 đạt 129,992 tấn, giảm 25.8% n/n nhưng tăng 21.5% t/t. Sản lượng thép tôn chiếm 84.3% tổng sản lượng tiêu thụ tháng 4, đạt 109,528 tấn, +26.6% t/t nhưng -29.9% n/n. Sản lượng xuất khẩu thép tôn (71,641 tấn) giảm 36.0% n/n nhưng +45.2% t/t. Sản lượng thép tôn trong nước đạt 37,887 tấn (+2.0% t/t, -14.4% n/n) và sản lượng thép ống đạt 19,760 tấn (+3.3% t/t và +12.7% n/n).
  • Tổng doanh số FY7M23 (10/2023 – 2/2023) giảm 38.0% n/n xuống 764,474 tấn do sản lượng thép ống giảm 24.5% n/n xuống 162,258 tấn và thép tôn giảm 40.8% n/n xuống 602,216 tấn. Tổng sản lượng xuất khẩu FY7M23 (chiếm 44.3% tổng doanh số: 338,920 tấn) giảm 48.9% n/n trong khi sản lượng tiêu thụ thép nội địa (425,554 tấn) cũng giảm 25.3% n/n.
  • KIS vẫn giữ khuyến nghị NẮM GIỮ dựa trên một số khó khăn của ngành về giá bán, khả năng cạnh tranh và nhu cầu toàn cầu yếu như KIS đã đề cập trong báo cáo chuyên sâu về thép dẹt. Lợi nhuận đang được xem xét lại.

Link tải full báo cáo:

https://storage01.hn.ss.bfcplatform.vn/baocaophantich/1684238049043_HSG_KIS_2023-05-16.pdf

 

17.  HPG [ Nắm giữ] Tháng 4 2023 – Sản lượng bán hàng kém – KIS

  • Tổng sản lượng thép tiêu thụ tháng 4 đạt 535,640 tấn, giảm 14.7% n/n và 5.6% t/t. Sản lượng thép xây dựng giảm xuống 214,204 tấn, -28.1% n/n, 24.2% t/t. Trong đó, sản lượng tiêu thụ nội địa giảm 5.4% n/n trong khi xuất khẩu giảm 77.7% n/n. Sản lượng tiêu thụ thép tôn (32,818 tấn) tăng bất ngờ 6.6% n/n, 49.7% t/t trong khi sản lượng tiêu thụ thép ống (49,209 tấn) tăng 12.8% n/n nhưng -6.7% t/t. Sản lượng tiêu thụ thép cuộn (HRC) là 239,409 tấn (-6.4% n/n, +13.8% t/t). Tổng sản lượng tiêu thụ nội địa tháng 4 giảm 25.7% n/n và 22.2% t/t xuống 378,769 tấn.
  • Tổng sản lượng tiêu thụ thành phẩm trong 4T23 giảm đáng kể xuống 2,117,172 tấn, -30.7% n/n. Trong đó, sản lượng tiêu thụ của tất cả các sản phẩm đều giảm do mức nền cao trong 2022. Tổng sản lượng xuất khẩu 4T23 (361,872 tấn) giảm 38.4% n/n trong khi sản lượng tiêu thụ nội địa (1,755,300 tấn) giảm 28.9% n/n.
  • Các trở ngại trong ngành chưa giảm bớt rõ rệt nên KIS duy trì đánh giá NẮM GIỮ. Lợi nhuận đang được xem xét.

Link tải full báo cáo:

https://storage01.hn.ss.bfcplatform.vn/baocaophantich/1684237768256_HPG_KIS_2023-05-16.pdf

 

18.  VIC [ Trung lập ] Cập nhật Đại hội cổ đông 2023 – KBSV

  • — Doanh thu thuần đạt 101,794 tỷ đồng, nếu tính cả doanh thu từ các giao dịch bán buôn và các dự án BCC thì doanh thu đạt 131,029 tỷ đồng. Lợi nhuận trước thuế của Tập đoàn đạt 12,756 tỷ đồng trong năm 2022, (+305% yoy). Lợi nhuận sau thuế đạt 2,044 tỷ đồng so với khoản lỗ 7,558 tỷ đồng của năm 2021. — VinFast đạt doanh số hơn 24,000 xe ô tô, 60,000 xe máy điện trong năm 2022 tại thị trường trong nước. Tại thị trường quốc tế, VinFast cũng đã có những bước đi ấn tượng khi đủ mọi tiêu chuẩn xuất khẩu sang Hoa Kỳ, ký thỏa thuận xây dựng nhà máy sản xuất ô tô tại Bắc Carolina, Mỹ, cùng với đó là xây dựng bài bản các trung tâm bán hàng và hậu mãi tại Bắc Mỹ và châu Âu.
  • Về kế hoạch kinh doanh, VinFast tiếp tục lỗ trong năm 2023, tuy nhiên theo kế hoạch hết năm 2024 công ty có thể đạt điểm hòa vốn EBITDA và tới năm 2025 sẽ có lãi ròng. — Trong hoạt động sản xuất, công ty đẩy mạnh sản xuất hàng loạt các mẫu xe đã mở bán trong năm 2022 để bàn giao đúng hạn cho khách hàng. Số lượng xe ô tô điện bàn giao dự kiến đạt 45-50 nghìn chiếc vào năm 2023 và dự kiến tăng gấp đôi vào năm 2024 đạt khoảng 100 nghìn chiếc. — VinFast dự định sẽ đánh vào tất cả các phân khúc ô tô từ A đến E, trở thành hãng xe điện đầu tiên trên thế giới có đủ các dải sản phẩm. Đặc biệt công ty đang triển khai đến cuối 2024 sẽ ra mắt xe siêu nhỏ, xe 1 cửa và giá thành chỉ 10,000-12,000 USD, công ty sẽ không bỏ qua sản phẩm nào mà thị trường có nhu cầu.
  • Vingroup dự kiến trình cổ đông phương án phát hành tối đa 5,000 tỷ đồng trái phiếu chuyển đổi. Lãi suất coupon tối đa 15%/năm. Vingroup sẽ chào bán riêng lẻ hoặc chào bán ra công chúng, căn cứ vào tình hình thực tế quyết định phương thức chào bán và khối lượng chào bán tương ứng. Trái phiếu có kỳ hạn từ 12 tháng trở lên và tối đa không quá 60 tháng.

Link tải full báo cáo:

https://storage01.hn.ss.bfcplatform.vn/baocaophantich/1684326426045_VIC_KBSV_2023-05-17.pdf

 

19.VGC [Trung lập ]: Cập nhật ĐHCĐ và KQKD Q1/2023 – SSI

  • SSI đã tham dự ĐHCĐ do VGC tổ chức với kế hoạch doanh thu hợp nhất năm 2023 được đặt là 14,5 nghìn tỷ đồng (cao hơn 8% so với kết quả đạt được năm 2022), trong khi kế hoạch LNTT hợp nhất được đặt là 1,2 nghìn tỷ đồng (thấp hơn 48% so với kết quả đạt được trong năm 2022). Kế hoạch lợi nhuận thấp cho năm 2023 đến từ sự sụt giảm doanh thu của phân khúc kính xây dựng (đặc biệt là do mức nền cao được thiết lập năm 2022) và mảng KCN, trong khi gạch granite & ceramic có thể tăng nhẹ do doanh thu xuất khẩu cao hơn.
  • Kế hoạch đầu tư CAPEX là 2,8 nghìn tỷ đồng (tăng hơn 8 lần svck), chủ yếu dành cho chi phí đầu tư đền bù giải phóng mặt bằng và xây dựng các khu công nghiệp, các dự án nhà ở xã hội, nhà ở đô thị. Chi phí CAPEX dự kiến được phân bổ như sau: (I) đầu tư cho Dự án Nhà máy kính nổi siêu trắng Phú Mỹ – Giai đoạn II với công suất 900 tấn/ngày; (ii) đầu tư vào các khu công nghiệp mới với tổng diện tích 2.100 ha, bao gồm KCN Phù Ninh – Phú Thọ (~450 ha, giai đoạn 1 là 150 ha); KCN Phú Hà giai đoạn 2 (100 ha); Khu A KCN Phong Điền – Thừa Thiên Huế (120 ha); KCN Đông Triều – Quảng Ninh (425 ha); KCN Hòa Lạc Hữu Lũng – Lạng Sơn (490ha); Cụm KCN Đô thị – Dịch vụ Tây Phổ Yên (900 ha, trong đó có 700 ha đất KCN và 200 ha đất đô thị; và (iii) đầu tư 50.000 căn nhà ở xã hội.

Link tải full báo cáo:

https://storage01.hn.ss.bfcplatform.vn/baocaophantich/1684323634615_VGC_SSI_2023-05-17.pdf

 

20.VCB [ Tích cực – 109.400đ/cp ]: Kết quả kinh doanh tốt trong Q1/2023 – SSI

  • VCB tiếp tục ghi nhận kết quả kinh doanh khả quan với lợi nhuận tích cực và chất lượng tín dụng được kiểm soát tốt. Tỷ lệ nợ xấu mới hình thành và nợ Nhóm 2 nằm trong nhóm thấp nhất trong ngành vào Q1/2023. Trong tháng 4, tỷ lệ nợ xấu chỉ tăng 4 điểm cơ bản lên 0,89%, trong khi tỷ lệ nợ Nhóm 2 không thay đổi so với tháng trước, và gần như không xóa nợ. Điều này cho thấy năng lực quản trị rủi ro tốt của ngân hàng. Mặc dù ngân hàng đang xem xét một gói cắt giảm lãi suất khác có tác động khoảng 600-700 tỷ đồng đến thu nhập lãi thuần (NII), nhưng tác động đến LNTT năm 2023 lại được bù đắp bằng việc kiềm chế chi phí tín dụng. Do đó, SSI giữ nguyên ước tính LNTT năm 2023 là 44,5 nghìn tỷ đồng (+19% svck). Tuy nhiên, SSI chuyển cơ sở định giá sang giữa năm 2024, và đưa ra giá mục tiêu 1 năm mới là 109.400 đồng/cổ phiếu (từ 103.750 đồng/cổ phiếu), tương đương với P/B 2024 là 2,4x và duy trì khuyến nghị KHẢ QUAN.
  • Do lợi nhuận trước thuế của Q2 và Q3/2022 tương đối thấp khoảng 7,4 – 7,6 nghìn tỷ đồng, nên tăng trưởng lợi nhuận của 2 quý giữa năm 2023 được kỳ vọng sẽ tăng trưởng mạnh so với cùng kỳ.
  • Tăng trưởng tín dụng thấp hơn dự kiến; tỷ lệ nợ xấu mới hình thành cao hơn dự kiến; rủi ro từ ngành năng lượng tái tạo (3% dư nợ tín dụng của VCB); mức giảm lãi suất cho vay cao hơn dự kiến; và kế hoạch phát hành riêng lẻ (6,5% vốn điều lệ trước thực hiện) chậm trễ hơn so với kỳ vọng..

Link tải full báo cáo:

https://storage01.hn.ss.bfcplatform.vn/baocaophantich/1684323805925_VCB_SSI_2023-05-17.pdf

 

21.  PVS [ MUA – 28,800đ/cp ]: Bước vào chu kì mới từ năm 2023F  – KIS

  • Trong gần một thập kỷ qua, thị trường giàn khoan jack-up đã rất khó khăn với tình trạng thừa cung, và hầu như hiếm khi hiệu suất của thị trường đạt mức trên 90%. Nhưng điều này bắt đầu thay đổi trong 2022, đây sẽ là giai đoạn chứng kiến một số lượng đáng kể các dự án E&P được khởi động trên toàn cầu, điều này giống như một giai đoạn bắt đầu cho một chu kỳ mới của ngành cho thuê giàn khoan. Năm 2022, khi giá dầu duy trì ở mức trên 80 USD/thùng, đã thúc đẩy hoạt động khoan nhiều hơn trên thế giới, đặc biệt là ở Trung Đông. Hiệu suất thị trường giàn dự kiến sẽ vẫn cao, điều này sẽ giúp giá thuê giàn tích cực trong 2023-24F.
  • KIS nhận thấy thị trường Đông Nam Á (ĐNÁ) sẽ thắt chặt nguồn cung trong 3 năm tới, cùng với kỳ vọng từ dự án Lô B. KIS dự báo giá thuê giàn JU và hiệu suất sử dụng giàn năm 2023/24/25F của PVD sẽ tăng lên lần lượt là 78,000 USD/108,000/117,000 và 90/93/96%. Do đó, doanh thu có thể tăng 26/29/21% trong năm 2023/24/25F với tỷ suất lợi nhuận gộp lần lượt là 17.5/19.4/19.1% (so với GM là 10.7% vào năm 2022), trong khi LNST có thể phục hồi lên 434 tỷ đồng vào năm 2023F và tăng trưởng tăng 89%/25% n/n trong 2024-25F. Bên cạnh đó, CAGR BPS cốt lõi đạt mức 4.6% trong năm 2023-25F.
  • KIS khuyến nghị MUA với PVD với giá mục tiêu là 28,800 đồng, tương ứng với mức tăng kỳ vọng 37.8% bằng phương pháp định giá DCF (70%) và PB (30%). Theo phương pháp DCF, KIS tính toán giá trị hợp lý là 29,400 đồng/cổ phiếu với kỳ vọng tăng trưởng dài hạn là 3.0% và WACC là 12.3%. Giá mục tiêu của KIS dựa trên PB trung bình 2023-25F là 1.0x dựa trên vị thế vững chắc của PVD và PVD sẽ hưởng lợi từ nhu cầu khoan đang tăng tại Đông Nam Á. Rủi ro lớn nhất của PVD là giá dầu giảm sẽ ảnh hưởng đến giá thuê và triển vọng ngành.

Link tải full báo cáo:

https://storage01.hn.ss.bfcplatform.vn/baocaophantich/1684326609791_PVD_KIS_2023-05-17.pdf

22.  PLX [ Nắm giữ – 40.800đ/cp] Kết quả kinh doanh quý 1.2023 – MBS

  • Triển vọng kinh doanh năm 2023 lạc quan hơn khi các vấn đề khó khăn trong kinh doanh xăng dầu cơ bản được giải quyết. Kết quả kinh doanh quý 1.2023 khởi sắc với lợi nhuận trước thuế tăng 46.8%. Công ty cũng vừa thực hiện thoái vốn thành công khoản đầu tư tại PGBank. Định giá cổ phiếu ở mức 40,800 đồng cho 12 tháng tới, MBS khuyến nghị GIỮ cổ phiếu PLX.
  • Triển vọng kinh doanh trong năm 2023 của công ty có những thuận lợi và thách thức đan xen, mặc dù vậy, MBS đánh giá triển vọng cơ bản là lạc quan dựa trên các điểm nhấn chính: 1) Vị thế đầu ngành tiếp tục đưa sản lượng bán hàng tăng lên; 2) Các bất cập trong kinh doanh xăng dầu của năm 2022 cơ bản đã được tháo gỡ trong nửa cuối năm 2022 là cơ hội để công ty gia tăng hiệu quả; 3) Thoái vốn thành công ở các khoản đầu tư ngoài ngành nâng cao năng lực tài chính của công ty; 4) trong dài hạn, nhu cầu xăng dầu trong nước tiếp tục tăng lên cho phát triển kinh tế. Thách thức trong năm 2023 là hiện tại nền kinh tế đang gặp những khó khăn nhất định làm nhu cầu xăng dầu tăng chậm.
  • Với kịch bản giá dầu trung bình năm ở mức 82 usd/thùng, dự báo doanh thu và lợi nhuận trước thuế năm 2023 của công ty lần lượt đạt 238,730 tỷ đồng và 4,750 tỷ đồng, bằng 78.5% và 209.2% của năm 2022. (đã bao gồm lợi nhuận từ thoái vốn PGB trong tháng 4.2023).
  • Kết hợp Phương pháp định giá chiết khấu dòng tiền, so sánh PE, PB, giá trị cổ phiếu của Công ty được xác định ở mức 40,800 đồng.

Link tải full báo cáo:

https://storage01.hn.ss.bfcplatform.vn/baocaophantich/1684325707725_PLX_MBS_2023-05-17.pdf

 

23.  MWG [ Trung lập – 43,900đ/cp]: Lợi nhuận phục hồi chậm từ tháng 4  – SSI

  • Theo như cuộc họp với chuyên viên phân tích do MWG tổ chức ngày 12/5/2023 và KQKD thấp hơn kỳ vọng trong Q1/2023, SSI điều chỉnh giảm ước tính lợi nhuận ròng năm 2023 và 2024 lần lượt là -24% và -8%, xuống 3 nghìn tỷ đồng (-27% svck) và 4,6 nghìn tỷ đồng (+52% svck). Tuy nhiên, SSI cho rằng lợi nhuận của MWG đã tạo đáy trong Q1/2023. Trong tháng 4, doanh thu phục hồi 20% so với tháng trước. Theo quan điểm của SSI, lợi nhuận có thể phục hồi trong thời gian còn lại của năm nhờ: (i) doanh thu hàng điện lạnh tăng mạnh do thời tiết nắng nóng gần đây; (ii) lãi suất hạ nhiệt; và (iii) nhu cầu trong nước và nước ngoài đều phục hồi từ Q4/2023. Theo đó, lợi nhuận sẽ có thể ghi nhận kết quả tăng trưởng so với cùng kỳ từ Q4/2023.
  • Với các chỉ số mục tiêu không thay đổi dựa trên ước tính năm 2024 đã điều chỉnh (từ mức trung bình năm 2023-2024), SSI đưa ra mức giá mục tiêu mới là 43.900 đồng/cổ phiếu (từ 44.400 đồng/cp), tiềm năng tăng giá là 15.1% so với giá cổ phiếu hiện tại, và duy trì khuyến nghị TRUNG LẬP.
  • SSI cho rằng lợi nhuận trong Q2/2023 và Q3/2023 vẫn có thể giảm so với cùng kỳ, điều này có thể ảnh hưởng đến giá cổ phiếu MWG. Nhà đầu tư dài hạn có thể cân nhắc tích lũy cổ phiếu trong thời gian giá giảm.

Link tải full báo cáo:

https://storage01.hn.ss.bfcplatform.vn/baocaophantich/1684323492718_MWG_SSI_2023-05-17.pdf

 

24.  GAS [ MUA – 117,700đ/cp ]: Kì vọng tăng trưởng trong dài hạn  – KIS

  • GAS là công ty độc quyền vận chuyển & kinh doanh khí tự nhiên tại Việt Nam, cung cấp nhiên liệu đầu vào cho các nhà máy nhiệt điện khí, nhà máy sản xuất phân bón và các khu công nghiệp tại Việt Nam. Bên cạnh đó, GAS là công ty dẫn đầu thị trường LPG và có kế hoạch cung cấp khí hóa lỏng (LNG). PV GAS hiện đang quản lý cơ sở hạ tầng của ngành công nghiệp khí Việt Nam, bao gồm 5 hệ thống đường ống dẫn khí (1,500 km), 3 nhà máy xử lý khí (tổng công suất trên 10 tỷ m3/năm).
  • Trong 2023-25F, KIS cho rằng nhu cầu khí phục hồi từ các nhà máy điện và sản lượng lớn từ các khu công nghiệp sẽ bù đắp một phần cho sự giảm giá của giá đầu ra được neo theo giá dầu F0. Theo đó, KIS dự báo doanh thu sẽ giảm 8.1% n/n trong năm 2023F và tăng trưởng lần lượt 9.0%/12.5% n/n trong năm 2024-25F. KIS kỳ vọng lợi nhuận ròng sẽ giảm lần lượt -8.1/-4.5%/+1.1% n/n trong giai đoạn 2023-25F. KIS giả định doanh thu và lợi nhuận ròng sẽ tăng trưởng mạnh từ năm 2026 khi GAS có dòng khí đầu tiên từ Lô B và việc đẩy mạnh sản lượng LNG nhập khẩu.
  • KIS lần đầu đưa PV GAS (GAS VN) vào danh mục với khuyến nghị MUA và giá mục tiêu là 117,700 đồng, tương đương mức tăng 18.8% theo phương pháp định giá DCF (70%) và PE (30%). Với phương pháp DCF, KIS ước tính giá trị hợp lý là 122,500 đồng/cổ phiếu với kỳ vọng tăng trưởng dài hạn là 4.0% và WACC là 11.5%. Với phương pháp PE, giá mục tiêu của KIS dựa trên P/E trung bình 2023-25F là 18x. GAS là lựa chọn hàng đầu của KIS trong lĩnh vực dầu khí nhờ tiềm năng tăng trưởng mạnh mẽ dựa trên nhu cầu cao về khí tự nhiên và LNG tại Việt Nam. Rủi ro của GAS bao gồm khả năng giá dầu thô giảm và việc các dự án bị trì hoãn.

Link tải full báo cáo:

https://storage01.hn.ss.bfcplatform.vn/baocaophantich/1684326689961_GAS_KIS_2023-05-17.pdf

 

25.  DGW [ Nắm giữ – 31,400đ/cp ]: Thông tin cập nhật – MBS

  • Cập nhật kết quả kinh doanh quý 1/2023, doanh thu và LNST của DGW khiêm tốn ghi nhận 3,960 tỷ đồng (-44% svck) và 79 tỷ đồng (-63% svck). Hai mảng chính của DGW là máy tính và máy tính bảng, điện thoại đều giảm 51% svck, Biên lợi nhuận gộp và biên lợi nhuận ròng ghi nhận 6.58% và 2%, lần lượt giảm nhẹ 0.08% và 1% so với quý 1/2022. MBS khuyến nghị GIỮ với giá của DGW là 31,400 đồng/cổ phiếu (sử dụng phương pháp chiết khấu dòng tiền).
  • Kết quả kinh doanh vẫn ở ngưỡng an toàn. Sức khỏe tài chính duy trì được ngưỡng an toàn, ổn định trong bối cảnh năm 2023 tình hình kinh tế vĩ mô còn nhiều khó khăn, thử thách như: Tiếp tục thắt chặt chính sách tiền tệ, tỷ lệ thất nghiệp tăng, lạm phát tăng cao dẫn đến xu hướng cắt giảm chi tiêu của người dùng. Trong năm 2022, vòng quay hàng tồn kho tăng mạnh lên 8 tuần (năm 2021 là 5 tuần), nguyên do chủ yếu đến từ việc đứt chuỗi cung ứng hàng từ nhà máy sản xuất Iphone từ Trung Quốc cùng sức tiêu thụ chậm ở mảng máy tính xách tay và máy tính bảng.
  • Ngành hàng đồ gia dụng ghi nhận tốc độ tăng trưởng ấn tượng. Quý 1 2023, DGW ghi nhận doanh thu 165 tỷ đồng cho lĩnh vực đồ gia dụng (+165% svck). Đây là tốc độ tăng trưởng tốt so với mức nền thấp của quý 1 2022. Từ quý 2 2023, DGW bắt đầu ghi nhận doanh thu của Westinghouse – thương hiệu đồ gia dụng nổi tiếng đến từ Mỹ ở phân khúc giá bình dân – trung bình, chuyên các chuyên các sản phẩm như máy pha cà phê, lò nướng, nồi chiên không dầu,…..
  • ĐHCĐ thông qua phương thức trả cổ tức. Trong ĐHCĐ vừa qua, DGW đã thông qua phương án trả cổ tức tiền mặt với tỷ lệ 10%.

Link tải full báo cáo:

https://storage01.hn.ss.bfcplatform.vn/baocaophantich/1684325796245_DGW_MBS_2023-05-17.pdf

 

26.  DBC [ MUA – 21,300đ/cp ]: Dấu hiệu phục hồi từ đáy  – BSC

  • BSC duy trì khuyến nghị MUA đối với cổ phiếu DBC với giá trị hợp lý năm 2023 là 21,300 VNĐ/CP (Upside +27% so với giá đóng cửa ngày 16/5/2023). Định giá dựa trên phương pháp định giá theo giá trịsổ sách với P/B mục tiêu ở mức 1.1 lần – thấp hơn trung vị DN cùng ngành 1.6 lần.
  • Kỳ vọng đáy lợi nhuận rơi vào Q1/2023 nhờ kì vọng giá heo phục hồi và giá NL TACN hạ nhiệt vào 2H/2023. Vị thế dẫn đầu ngành chăn nuôi niêm yết nhưng còn định giá dưới giá trị sổ sách: (1) quy mô tổng đàn lên đến 1 triệu con heo với chuỗi giá trị 3F hoàn chỉnh, (2) sở hữu quỹ đất nông nghiệp lớn bắt kịp xu hướng chuyển đổi của ngành chăn nuôi và quỹ đất thương mại tiềm năng.
  • Biến động giá heo hơi và giá nguyên vật liệu ảnh hưởng đến biên lợi nhuận. Lợi nhuận biến động mạnh dựa theo cách hạch toán doanh thu bất động sản. Rủi ro KQKD tiếp tục lỗ sau báo cáo soát xét 1H.23 dẫn tới rủi ro bán tháo do bị cắt margin.

Link tải full báo cáo:

https://storage01.hn.ss.bfcplatform.vn/baocaophantich/1684323299639_DBC_BSC_2023-05-17.pdf

 

27.  CTG [ Tích cực – 35,900đ/cp ]: Chất lượng tài sản cần được chú ý – VNDS

  • Tổng thu nhập HĐKD trong Q1/23 tăng 21% svck, chủ yếu nhờ NIM cải thiện 28 điểm cơ bản và 7,5% tăng trưởng tín dụng svck.
  • Tuy nhiên, LN ròng ngân hàng trong Q1/23 chỉ tăng 3,1% svck khi chi phí tín dụng tăng mạnh 52% svck, phù hợp với dự báo của
  • Duy trì khuyến nghị Khả quan với giá mục tiêu 35.900đ/cp, tương ứng mức P/B năm 2023 1,3 lần – mức trung bình 5 năm.

Link tải full báo cáo:

https://storage01.hn.ss.bfcplatform.vn/baocaophantich/1684324120230_CTG_VNDS_2023-05-17.pdf

28.  CTG [ Nắm giữ – 31,800đ/cp]: Thông tin cập nhật  – MBS

  • Tín dụng tăng trưởng tốt, danh mục cho vay đa dạng: Tăng trưởng tín dụng trong năm 2022 đạt mức cao nhất trong 5 năm gần đây; danh mục cho vay đa dạng và tập trung vào lĩnh vực thương mại, sản xuất đồng thời tỷ lệ nắm giữ TPDN thấp giúp CTG giảm rủi ro.
  • NIM ổn định, tăng trưởng thu nhập ngoài lãi khả quan: NIM tuy thấp hơn trung bình ngành ngân hàng nhưng duy trì khá ổn định; thu nhập ngoài lãi tăng trưởng khả quan nhờ tăng tỷ trọng khách hàng phân khúc bán lẻ và SME.
  • Trích lập dự phòng tăng giúp hạn chế rủi ro: LLR năm 2022 và 1Q2023 lần lượt đứng thứ 4 và thứ 3 toàn ngành ngân hàng, được kỳ vọng giúp CTG hạn chế rủi ro tín dụng và có thể trở thành bộ đệm lợi nhuận cho các năm sau 2023.
  • Chất lượng tài sản có dấu hiệu suy giảm: Tỷ lệ nợ xấu tăng và nợ nhóm 2 tăng mạnh. Chi phí vốn ở mức khá cao: Chi phí vốn tăng cao trong 1Q2023 do tác động rõ ràng hơn của việc nâng lãi suất và có khả năng tiếp tục tăng đến hết Q2/2023.

Link tải full báo cáo:

https://storage01.hn.ss.bfcplatform.vn/baocaophantich/1684325879041_CTG_MBS_2023-05-17.pdf

 

29.  ACV [ Trung lập ]: Cập nhật ĐHCĐ và KQKD Q1/2023 – Phục hồi mạnh mẽ – SSI

  • Gần đây, SSI đã tham dự Đại hội cổ đông (ĐHCĐ) do ACV tổ chức, và sau đây là một số nội dung chính tóm tắt từ cuộc họp cùng với quan điểm của SSI. Ngoài ra, công ty vừa công bố kết quả kinh doanh Q1/2023, do đó, SSI cũng đưa ra một số nhận định dựa trên số liệu này.
  • Kế hoạch 2023: Sản lượng hành khách đạt 118 triệu khách (+20% svck; cao hơn 1,5% so với năm 2019); doanh thu đạt 19 nghìn tỷ đồng (+36% svck) và LNTT cốt lõi đạt 8,5 nghìn tỷ đồng (+12% svck, không bao gồm lợi nhuận từ khu bay là 1,3 nghìn tỷ đồng). Kế hoạch này phù hợp với ước tính LNTT hiện tại của SSI là 10 nghìn tỷ đồng (bao gồm cả khu vực bay), và SSI cho rằng kế hoạch này là khá hợp lý và công ty hoàn toàn có khả năng đạt được.
  • Vốn đầu tư: công ty dự kiến đầu tư khoảng 33 nghìn tỷ đồng, tập trung cho các dự án trọng điểm như: Sân bay Long Thành, Nhà ga T3 Tân Sơn Nhất, mở rộng Nhà ga T2 Nội Bài và Sân bay Điện Biên, xây dựng Nhà ga T2 Phú Bài và T2 Cát Bi.
  • Cập nhật các dự án trọng điểm: Sân bay Long Thành hiện đang mở thầu lần 2 cho nhà ga sau khi lần đấu thầu đầu tiên không thành công. Tân Sơn Nhất T3 đã khởi công và sẽ hoàn thành vào cuối năm 2024. Nội Bài T2 mở rộng sẽ khởi công vào cuối năm 2023 và hoàn thành vào năm 2025. Trong đó, vốn đầu tư dự chi nhiều nhất trong năm nay sẽ là sân bay Long Thành và Tân Sơn Nhất T3.
  • Kế hoạch chia cổ tức: Công ty có 15 nghìn tỷ đồng lợi nhuận giữ lại trên bảng cân đối kế toán vào cuối năm 2022. Bất kỳ khoản chi trả cổ tức nào cũng cần phải có sự cho phép của Chính phủ. Do đó, công ty sẽ tổ chức ĐHCĐ bất thường sau khi đề xuất chia cổ tức được Bộ Tài chính phê duyệ

Link tải full báo cáo:

https://storage01.hn.ss.bfcplatform.vn/baocaophantich/1684323564155_ACV_SSI_2023-05-17.pdf

 

30.  Ngành Nông nghiệp [ Trung lập ] Cơ hội đi kèm những trở ngại – KIS

  • Doanh thu ngành nông nghiệp tăng 7% n/n lên 18.7 nghìn tỷ đồng, chủ yếu nhờ doanh thu của các nhà sản xuất cây trồng tăng 21% n/n, bù đắp cho sự sụt giảm doanh thu 20% n/n của các công ty chăn nuôi. Doanh thu ngành giảm 29% q/q. Biên LNG của các công ty nông nghiệp giảm từ 15.9% trong 1Q22 xuống còn 11.4% trong 1Q23 do chi phí phân bón và thức ăn chăn nuôi cao. Các công ty nông nghiệp lỗ ròng sau thuế 53 tỷ đồng trong 1Q23, ít hơn khoản lỗ nặng 2 nghìn tỷ đồng trong 4Q22 nhưng vẫn thấp hơn so với LNST cổ đông công ty mẹ là 640 tỷ đồng trong 1Q22.
  • Doanh thu của các nhà sản xuất cây trồng tăng 21% n/n lên 14 nghìn tỷ đồng, tuy nhiên, giảm 28% q/q. Xuất khẩu gạo, trái cây, rau quả, cà phê và sắn phục hồi mạnh mẽ n/n. Mặc dù doanh thu tăng, nhưng biên LNG đã giảm 4.7 đpt n/n xuống 12.2% trong 1Q23, chủ yếu là do (1) giá phân bón sử dụng cho cây trồng trong 2Q22 cao hơn và (2) gạo có biên LN thấp nhưng lại chiếm tỷ trọng cao hơn trong tổng doanh thu sản xuất trồng trọt. Ngoài ra, chi phí QLDN và chi phí lãi vay tăng cao đã khiến LNST cổ đông công ty mẹ của các doanh nghiệp trồng trọt giảm 61% n/n xuống 182 tỷ đồng. VSF đóng góp tỷ trọng lớn nhất với doanh thu 4.5 nghìn tỷ đồng, tăng 60% n/n.
  • Doanh thu của các công ty chăn nuôi giảm 20% n/n và giảm 31% so q/q xuống còn 4.8 nghìn tỷ đồng, là do (1) nhu cầu thấp trong giai đoạn suy thoái kinh tế và (2) mức nền cao trong 1Q22 do nhu cầu bị dồn nén sau đại dịch COVID-19. LNG giảm 4.7 đpt n/n xuống 9.2% trong 1Q23, bởi (1) giá bán gia cầm/gia súc thấp do nhu cầu tiêu thụ thấp hơn dự kiến trong và sau kỳ nghỉ Tết (2) chi phí cung cấp thức ăn chăn nuôi cao và (3) tác động của Dịch tả lợn châu Phi làm tăng chi phí và giảm sản lượng. Ngoài ra, chi phí điện nước, con giống, thuốc men, chi phí lãi vay, v.v tăng mạnh đã kéo KQKD lỗ ròng sau thuế 235 tỷ đồng.

Link tải full báo cáo:

https://storage01.hn.ss.bfcplatform.vn/baocaophantich/1684411538693_KIS_2023-05-18.pdf

 

31.  Ngành dầu khí [ Trung lập ] Bình thường mới, chu kỳ mới – KIS

  • Sản lượng dầu của Nga phục hồi và nhu cầu tăng trưởng yếu hơn kỳ vọng có nghĩa là thị trường dầu thô có thể sẽ tiếp tục thừa cung trong thời gian còn lại của năm nay và sang đầu năm sau, điều này có thể làm giảm giá dầu. Bên cạnh đó, tồn kho đang ở mức thấp lịch sử nên KIS cho rằng giá dầu sẽ không giảm mạnh, trong khi công suất dự phòng hạn chế của OPEC và sự bất định nguồn cung của Nga khi mà lệnh cấm của EU bắt đầu có hiệu lực.
  • Quy hoạch tổng thể phát triển ngành công nghiệp khí Việt Nam (GMP) dự báo nhu cầu khí đốt sẽ tăng gấp đôi từ năm 2020 đến năm 2025, đạt khoảng 20 bcm mỗi năm và đà tăng sẽ chậm lại sau đó. Sự gia tăng nhu cầu này sẽ được thúc đẩy bởi quy hoạch điện nhằm tăng công suất phát điện chạy bằng khí đốt từ khoảng 9 GW năm 2017 lên 38 GW vào năm 2030. Phần lớn nhu cầu này sẽ được đáp ứng bởi các mỏ khí mới với chi phí khai thác cao hơn do ở khu vực nước sâu hơn và địa chất phức tạp hơn. Do đó, việc bắt đầu nhập khẩu LNG từ năm 2023 cũng sẽ cấp thiết để bổ sung cho sản xuất khí tự nhiên trong nước đang suy giảm.
  • Lô B–Ô Môn: Dự án phát triển khí thượng nguồn quan trọng thứ hai là dự án do PVN sở hữu. Dự án này dự kiến sẽ cung cấp 5 bcm/năm để tiêu thụ tại trung tâm điện lực Ô Môn và cụm khí-điện-đạm Cà Mau. Trữ lượng khí đốt trong Lô B được chứa trong nhiều hồ nhỏ và ngăn cách, khiến việc khai thác trở nên phức tạp và tốn kém. Vào tháng 7/2017, PVN đã đệ trình kế hoạch phát triển mỏ khí lên Bộ Công Thương với quy mô lên tới 1,000 giếng và tổng chi phí đầu tư yêu cầu lên tới 10 tỷ USD. Chi phí phát triển mỏ cao như vậy là một rào cản đối với sự phát triển thương mại của Lô B và thời gian phát triển trong tương lai vẫn chưa chắc chắn.

Link tải full báo cáo:

https://storage01.hn.ss.bfcplatform.vn/baocaophantich/1684326782164_KIS_2023-05-17.pdf

 

32.  Ngành Dệt may [ Trung lập ] Cập nhật Q1 2023 – MAS

  • Trong những tháng đầu năm 2023, nhu cầu về hàng dệt may ở các thị trường chính suy yếu trước những lo ngại về một cuộc suy thoái kinh tế. XK hàng dệt may 4T 2023 ước đạt 9.6 tỷ USD (-19.3% CK). Đáng chú ý, có sự phân hóa ở các TT chính. Trong Q1, giá trị XK hàng dệt may sang các TT phương Tây như Mỹ (-30.2% CK), EU (-24% CK), Canada (-16.3% CK) ghi nhận sụt giảm mạnh trong khi hai TT Châu Á là Nhật Bản (+11.7% CK) và Hàn Quốc (+5.3% CK) tiếp tục duy trì mức tăng trưởng dương mặc dù yếu hơn trong năm 2022. TT EU và Canada sau một năm 2022 bùng nổ đang cho thấy tín hiệu đảo ngược.
  • Về thị phần, hàng may mặc, áo quần Việt Nam vẫn tiếp tục giữ vững thị phần ở các TT chính như Mỹ (17.9%), Nhật (15.7%) và Hàn Quốc (30.8%) trong 2T2023.
  • Cùng với XK yếu đi, hoạt động sản xuất cũng có các tín hiệu khó khăn khi IIP trong 4T 2023 nhìn chung không ghi nhận tăng trưởng. Chỉ số sử dụng lao động cả hai mảng Dệt và May mặc đều đi xuống với tốc độ khá tương đồng giai đoạn Q3 2021.
  • Hầu hết các doanh nghiệp may mặc ghi nhận kết quả kinh doanh không khả quan trong Q1 2023. Cụ thể, doanh thu của MSH (-50.6% CK), VGT (-14% CK), TCM (-21.9% CK), HTG (-5.4% CK), EVE (-22.4% CK), GIL (-88.9% CK) đều sụt giảm cùng biên lợi nhuận thu hẹp rất mạnh, khiến lợi nhuận Q1 suy giảm trầm trọng. Điểm sáng trong ngành là TNG (+6.7% CK) khi vẫn tiếp tục duy trì tăng trưởng doanh thu.

Link tải full báo cáo:

https://storage01.hn.ss.bfcplatform.vn/baocaophantich/1684411538693_KIS_2023-05-18.pdf

 

33.  Ngành Xây dựng [ Trung lập ] Kỳ vọng đã được phản ánh & Cần thêm những yếu tố hỗ trợ – MAS

  • Đến cuối tháng 4 năm 2023, ước tính giải ngân vốn đầu tư công của Việt Nam là 112.786 tỷ đồng, đạt 14,63% mục tiêu năm 2023. So với mục tiêu Thủ tướng Chính phủ giao, tỷ lệ giải ngân đạt 15,65% (4T22: 18,48%); trong đó, giải ngân trong nước đạt 16,03% (4T22: 19,57%) và giải ngân nước ngoài đạt 6,28% (4T22: 3,25%).
  • Cập nhật tiến độ cao tốc Bắc Nam: Giai đoạn 1 (2017–2020): Đến hết tháng 4/2023 ước lũy kế giải ngân 49.144 tỷ đồng, đạt 78,7% kế hoạch; trong đó, năm 2023 là 4.029 tỷ đồng, đạt 23,8% kế hoạch năm 2023. Giai đoạn 2 (2021–2025): Đến hết tháng 4/2023, lũy kế ước giải ngân là 25.687 tỷ đồng, đạt 46,9% kế hoạch; trong đó, năm 2023 là 16.545 tỷ đồng, đạt 36,4% kế hoạch năm 2023.
  • Theo Bộ Tài chính, giải ngân vốn đầu tư công trong 4T23 còn trì trệ do một số nguyên nhân sau: Các bộ, cơ quan trung ương, địa phương đang triển khai chi tiết phương án phân bổ vốn cho các dự án, hoàn thiện các thủ tục đầu tư, tập trung đấu thầu các nhà thầu xây lắp. Một số công việc chuẩn bị đầu tư tiếp tục tiến hành chậm do vướng thủ tục đất đai; công tác giải phóng mặt bằng chưa được các nhà đầu tư chú trọng do các dự án đều được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Hơn nữa, chủ đầu tư chưa chủ động trong khâu triển khai dự án dẫn đến tiến độ giải ngân chậm.

Link tải full báo cáo:

https://storage01.hn.ss.bfcplatform.vn/baocaophantich/1684234810842_MAS_2023-05-16.pdf

 

 

Quý nhà đầu tư lưu ý:

Đây là báo cáo tổng hợp quan điểm từ phía các công ty chứng khoán, KHÔNG PHẢI QUAN ĐIỂM CỦA TEAM.

 

———-Team LTBNM tổng hợp ————-

BÀI VIẾT LIÊN QUAN