TỔNG HỢP BÁO CÁO PHÂN TÍCH TỪ CÁC CÔNG TY CHỨNG KHOÁN TỪ 17/01 – 21/01/2021

Lượt xem: 1304 | Ngày đăng: 08/02/2022 | Báo cáo từ CTCK Blog

Kính gửi các anh chị đầu tư!

Team buôn nước mắm Cập nhật các báo cáo từ ngày 17/01 – 21/01/2021

  1. Ngành xây dựng [ Trung lập ]: Sẵn sàng phục hồi – KIS – 17/01/2022
  2. Ngành điện [ Trung lập ]: Tăng trưởng được dẫn dắt bởi điện than – Báo cáo cập nhật – KIS – 17/01/2022
  3. Ngành bảo hiểm [ Trung lập ] Vững vàng – KIS – 17/01/2022
  4. VHC [ MUA – 73,400đ/cp ]: Doanh thu tháng 12/2021 vượt dự báo – HSC – 18/01/2022
  5. Ngành xây dựng [ Tích cực ]: Triển vọng tăng trưởng lợi nhuận năm 2022 khả quan nhưng đã phản ánh vào định giá – Báo cáo doanh nghiệp – SSI – 17/01/2022
  6. Ngành xi măng [ Tích cực ]: Mây tạnh, Trời quang – Báo cáo nhanh – SSI – 18/01/2022
  7. Đầu tư công [ Trung lập ] Động lực quan trọng cho kịch bản phục hồi kinh tế – VNDS – 17/01/2022
  8. PHR [ MUA – 79,500đ/cp]: Q4/2021: KQKD sơ bộ công ty mẹ sát với dự báo – Báo cáo nhanh – HSC – 17/01/2022
  9. SZC [ Tích cực ]: Tiếp đà tăng trưởng mạnh mẽ trong Q4/21 – Cập nhật KQKD – VNDS – 18/01/2022
  10. BMP [ MUA – 70,500đ/cp ]: Q4/2021: Hồi phục mạnh sau giai đoạn giãn cách – HSC – 18/01/2022
  11. STK [ MUA –68,500đ/cp ] Q4/2021: Lợi nhuận sụt giảm do nhu cầu thấp – Báo cáo nhanh – HSC – 19/01/2022
  12. TCD [ MUA – 34,700đ/cp ]: Nắm bắt thời cơ – Báo cáo cập nhật – MAS – 19/01/2022
  13. Ngành dược phẩm [ Trung lập ]: Nhu cầu thuốc và hoạt động khám chữa bệnh dần tăng mạnh trở lại khi thiết lập bình thường mới – SSI – 19/01/2022
  14. BID [ MUA – 49,000đ/cp ] Q4/2021: Chuyển mình – Báo cáo cập nhật – MAS – 19/01/2022
  15. Ngành ngân hàng [ Trung lập ]: Ưu tiên NHTM tư nhân có chất lượng tài sản tốt – HSC – 19/01/2022
  16. Ngành ICT [ Trung lập ]: KQKD Q4/2021 mạnh mẽ; kế hoạch 2022 lạc quan – Báo cáo nhanh – BVSC – 19/01/2022
  17. PVS [ MUA – 36,000đ/cp ] Triển vọng nhờ mảng M&C phục hồi – BSC – 20/01/2022
  18. DHG [ Nắm giữ – 103,200đ/cp]: Q4/2021: Doanh thu về mức bình thường – Báo cáo nhanh – HSC – 21/01/2022
  19. TCM [ BÁN ]: Tháng 12/2021: Lợi nhuận hồi phục – Báo cáo nhanh – HSC – 18/01/2022
  20. DRC [ MUA – 39,400đ/cp ]: Q4/2021: Ảnh hưởng do giá nguyên vật liệu cao – HSC – 21/01/2022
  21. PNJ [ MUA – 118,600đ/cp ] KQKD Q4/2021 vượt dự báo – Báo cáo nhanh – HSC – 21/01/2022
  22. MSN [ MUA – 176,800đ/cp ]: KQKD sơ bộ Q4/2021: Vượt kỳ vọng – Báo cáo nhanh – HSC – 20/01/2022

Quý nhà đầu tư lưu ý:

Đây là báo cáo tổng hợp quan điểm từ phía các cty chứng khoán, KHÔNG PHẢI QUAN ĐIỂM CỦA TEAM.

1.    Ngành xây dựng [ Trung lập ]: Sẵn sàng phục hồi – KIS – 17/01/2022

  • Sự phục hồi bị chững lại trong 9 tháng 2021. Do dịch COVID-19 tái bùng phát đã khiến các hoạt động xây dựng bị ảnh hưởng và giá nguyên vật liệu đầu vào cao làm ảnh hưởng đến tỷ suất lợi nhuận gộp của các nhà thầu, sự phục hồi của ngành xây dựng bị chững lại, đặc biệt là trong quý 3 2021.
  • Hưởng lợi từ việc tăng tốc chi tiêu cho cơ sở hạ tầng. Tương tự như ngành thép, ngành xây dựng được kỳ vọng hưởng lợi từ việc gia tăng chi tiêu công, lãi suất vay mua nhà hấp dẫn và sự phục hồi của thị trường bất động sản.
  • Theo dự thảo PDP8, công suất lắp đặt sẽ đạt khoảng 261,951- 329,610MW trước 2045 trong khi công suất năm 2020 chỉ ở mức 69,094MW. Ngoài ra, chính phủ được cho là sẽ thu hút khu vực tư nhân vào các dự án truyền tải điện. Điều này có thể tạo ra cơ hội tăng trưởng cho các nhà thầu trong nước, đặc biệt là những nhà thầu đã tích cực tham gia vào các dự án năng lượng tái tạo trong giai đoạn 2018-2021.
  • Ngành được giao dịch ở mức 33.8x PE trượt 12 tháng, cao hơn mức 1 lần độ lệch chuẩn trên của trung bình 2 năm. KIS cho rằng ngành đang được định giá không chỉ nhờ triển vọng tích cực từ các chính sách mới mà còn do tâm lý đầu cơ.

Link tải full báo cáo:

https://data.wichart.vn/public/baocaophantich/10077_none_KIS_2022-1-17.pdf

2.    Ngành điện [ Trung lập ]: Tăng trưởng được dẫn dắt bởi điện than  – Báo cáo cập nhật – KIS – 17/01/2022

  • Trong 11T21, tổng tiêu thụ điện đạt mức 235 tỷ kWh, tăng 4.2% n/n, thấp hơn mức tăng trưởng bình quân trong giai đoạn 2016-2020 (8.62%) do đợt bùng phát dịch lần thứ 4, ảnh hưởng đến các hoạt động sản xuất và dịch vụ.
  • Cùng với việc kiểm soát được dịch COVID-19 và việc gỡ bỏ các chính sách phong tỏa ở hầu hết các tỉnh thành lớn, KIS tin rằng nhu cầu tiêu dùng điện sẽ phục hồi bắt đầu từ năm 2022. Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) dự báo rằng tiêu dùng điện sẽ tăng 8.2% trong năm 2022.
  • EVN sẽ ưu tiên mua điện từ các nhà máy nhiệt điện than xuất phát từ dự báo giá điện than sẽ thấp hơn giá điện khí mua vào trong 2022. Hiện tại, than nhập khẩu chiếm 24% trong tổng lượng than tiêu thụ của Việt Nam, trong đó chủ yếu là than nhập từ Indonesia và Australia. Giá than tương lai Newcastle đã đạt mức 168 USD/tấn, tăng 101% kể từ đầu năm.
  • Theo sau Quy hoạch điện 8 (QHĐ 8), Việt Nam vẫn sẽ tiếp tục phụ thuộc vào điện than và điện khí nhằm đảm bảo nguồn cung năng lượng phục vụ cho tăng trưởng kinh tế. Tuy vậy, hưởng ứng cam kết trung hòa khí thải (net-zero) của Việt Nam tại Hội nghị thượng đỉnh Liên hiệp quốc về Biến đổi khí hậu năm 2021 (COP26), năng lượng tái tạo được chính phủ khuyến khích là đầu tàu cho việc mở rộng nguồn cung năng lượng ở Việt Nam, bắt đầu từ năm 2022.
  • Hiện tại, cổ phiếu ngành điện đang giao dịch ở mức 13.8x PE trượt 12 tháng, gần vùng +1 độ lệch chuẩn so với trung bình 4 năm (14.0x). Nhìn vào định giá cao của các công ty trong ngành, KIS thấy rằng thị trường đang đánh giá ngành điện một cách khả quan.

Link tải full báo cáo:

https://data.wichart.vn/public/baocaophantich/10073_none_KIS_2022-1-17.pdf

3.    Ngành bảo hiểm [ Trung lập ] Vững vàng – KIS – 17/01/2022

  • Theo báo cáo 8T21 của Cục giám sát và quản lý bảo hiểm (ISA) thuộc Bộ tài chính, tổng phí bảo hiểm ghi nhận đạt 134.3 nghìn tỷ đồng (+17.99% n/n). Phí bảo hiểm phi nhân thọ là 37.8 nghìn tỷ đồng (+4.46% n/n). Chi phí bồi thường đạt 11.7 nghìn tỷ đồng và tỉ lệ tổn thất 31.02% (-4.12% n/n).
  • Vốn nhà Nước tại các công ty bảo hiểm sẽ được thoái ra vào khoảng cuối 2021 và 2022 (cụ thể là BMI và BVH). Bên cạnh đó, sở hữu nước ngoài tối đa tại các doanh nghiệp bảo hiểm được nâng từ 50% lên 100% giúp thu hút hơn các nhà đầu tư chiến lược nước ngoài.
  • Ảnh hưởng của đại dịch COVID-19 kéo dài và giãn cách xã hội tạo ra các rào cản đối với các đại lý khi không thể trực tiếp gặp mặt và trao đổi với khách hàng. KIS kỳ vọng khi bình thường được thiết lập, ngành bảo hiểm sẽ ghi nhận mức tăng trưởng mạnh sau dịch đặc biệt đối với các sản phẩm bảo hiểm xe ô tô và bảo hiểm sức khỏe.
  • Tình trạng lãi suất thấp kéo dài khiến cho các sản phẩm tài chính mà công ty bảo hiểm nắm giữ (chủ yếu là tiền gửi có kỳ hạn và trái phiếu chính phủ) đạt mức sinh lợi thấp hơn.

Link tải full báo cáo:

https://data.wichart.vn/public/baocaophantich/10076_none_KIS_2022-1-17.pdf

4.    VHC [ MUA – 73,400đ/cp ]: Doanh thu tháng 12/2021 vượt dự báo  – HSC – 18/01/2022

  • Doanh thu năm 2021 vượt 2,2% dự báo của HSC, trong khi lợi nhuận vẫn chưa được công bố. HSC hiện dự báo lợi nhuận thuần năm 2021 đạt 931 tỷ đồng (tăng trưởng 29,5%) và HSC lạc quan rằng Công ty sẽ đạt dự báo lợi nhuận thuần năm 2021 của HSC. Trong khi đó, HSC dự báo lợi nhuận thuần năm 2022 và 2023 sẽ tăng trưởng lần lượt 19.5% và 14.8% đạt lần lượt 1.108 tỷ đồng và 1.272 tỷ đồng.
  • Trong khi HSC đợi BCTC cả năm dự kiến sẽ được công bố trong 2 tuần tới, HSC duy trì dự báo, khuyến nghị Tăng tỷ trọng và giá mục tiêu là 73.000đ/cp.
  • Doanh thu tháng 12/2021 tăng 74% nhờ tăng trưởng mạnh mẽ từ hầu hết các dòng sản phẩm và thị trường chính.
  • Mỹ tiếp tục là thị trường mạnh nhất với doanh thu tăng 130%. Trong khi đó, doanh thu tại châu Âu và Trung Quốc tăng lần lượt 72% và 5%.
  • Trong năm 2021, doanh thu thuần tăng 28,8% đạt 9.062 tỷ đồng, vượt 2,2% so với dự báo của HSC.

Link tải full báo cáo:

https://data.wichart.vn/public/baocaophantich/10070_VHC_HSC_2022-1-17.pdf

5.    Ngành xây dựng [ Tích cực ]: Triển vọng tăng trưởng lợi nhuận năm 2022 khả quan nhưng đã phản ánh vào định giá – Báo cáo doanh nghiệp – SSI – 17/01/2022

  • Ngành xây dựng tăng 58% trong năm 2021. Các cổ phiếu có biến động giá tốt nhất bao gồm: ROS (+390%); HUT (+352%); HBC (+86%); DPG (+220%) và FCN (+122%). Các cổ phiếu có diễn biến giá kém khả quan hơn bao gồm: CTD (+26%) và LGC (-24%). Nếu loại trừ các cổ phiếu như ROS và HUT, ngành xây dựng trong năm 2021 chỉ tăng ở mức 28%. Kết quả khả quan của ngành trong năm 2021 phản ánh một phần kỳ vọng lợi nhuận phục hồi trong năm 2022.
  • Những thay đổi chính trong năm 2021: Giá trị hợp đồng ký kết chưa thực hiện (backlog) cuối năm 2020 thấp cùng với việc giá thép tăng mạnh trong năm 2021 đã ảnh hưởng tiêu cực đến doanh thu và lợi nhuận năm 2021.

Link tải full báo cáo:

https://data.wichart.vn/public/baocaophantich/10071_none_SSI_2022-1-17.pdf

6.    Ngành xi măng [ Tích cực ]: Mây tạnh, Trời quang – Báo cáo nhanh – SSI – 18/01/2022

  • Ngành xi măng tăng 61% trong năm 2021, cao hơn 27% so với chỉ số VNIndex. Các cổ phiếu có diễn biến khả quan nhất bao gồm: HT1 (+35%) và BCC (+145%).
  • Nhu cầu trong nước bị ảnh hưởng tiêu cực bởi dịch Covid-19, trong khi xuất khẩu vẫn mạnh: Sản lượng tiêu thụ xi măng trong nước trong 5 tháng đầu năm 2021 tăng 9% so với mức thấp năm trước. Tuy nhiên, dịch Covid-19 bùng phát từ tháng 4 đến tháng 11 đã khiến các hoạt động xây dựng bị trì hoãn, đặc biệt là trong quý 3. Do đó, nhu cầu xi măng trong 11T 2021 giảm -2% đạt khoảng 56,6 triệu tấn.

Link tải full báo cáo:

https://data.wichart.vn/public/baocaophantich/10086_none_SSI_2022-1-18.pdf

7.  Đầu tư công [ Trung lập ] Động lực quan trọng cho kịch bản phục hồi kinh tế  – VNDS – 17/01/2022

  • Quốc hội mới đây đã thông qua gói kích thích kinh tế mới trị giá 347.000 tỷ đồng trong Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế – xã hội. Đáng chú ý, nguồn vốn thực hiện nhóm giải pháp phát triển kết cấu hạ tầng lên tới 113.850 tỷ đồng, trong đó tập trung vào phát triển 13 dự án giao thông quan trọng (dự kiến chi 103.164 tỷ đồng).
  • Việc hàng loạt các dự án cao tốc sẽ được đẩy mạnh triển khai trong giai đoạn 2022-25 sẽ mở ra cơ hội bứt phá lợi nhuận cho nhóm các doanh nghiệp xây dựng hạ tầng giao thông. Nhu cầu huy động VLXD lớn tại các dự án cũng sẽ tác động tích cực đến nhóm doanh nghiệp thép xây dựng, đá xây dựng, nhựa đường và xi măng thời gian tới. Trong khi đó nhóm doanh nghiệp hạ tầng viễn thông cũng sẽ được hưởng lợi từ gói kích thích 10.386 tỷ đồng (bao gồm 5.386 tỷ đồng đầu tư hạ tầng số & chuyển đổi số và 5.000 tỷ đồng phát triển hạ tầng viễn thông, internet).
  • Theo Bộ Giao thông Vận tải (GTVT), 12 dự án thành phần của cao tốc Bắc – Nam giai đoạn 2 (tổng chiều dài 729km) sẽ chỉ được thực hiện trong 4 năm (2022-2025) trong khi giai đoạn 1 (653km) dự kiến sẽ thực hiện trong hơn 6 năm (từ tháng 11/2017-2023). Do đó VNDS cho rằng mục tiêu tham vọng của Bộ GTVT đang đứng trước nhiều thách thức như (1) suất đầu tư tại dự án vừa phải đảm bảo tiết kiệm vừa phải hấp dẫn các nhà thầu tham gia; (2) giải phóng mặt bằng thi công lớn và (3) áp lực giải ngân lớn của Bộ GTVTu.

Link tải full báo cáo:

https://data.wichart.vn/public/baocaophantich/10087_none_VNDS_2022-1-18.pdf

8.      PHR [ MUA – 79,500đ/cp]: Q4/2021: KQKD sơ bộ công ty mẹ sát với dự báo – Báo cáo nhanh – HSC – 17/01/2022

  • PHR công bố KQKD Q4/2021 công ty mẹ với KQKD mảng cao su tiếp tục khả quan và tất cả đều sát với dự báo của HSC. Công ty không ghi nhận khoản thu nhập bồi thường đất từ VSIP trong kỳ.
  • Doanh thu thuần của công ty mẹ, tất cả đều liên quan đến cao su, tăng 14% so với cùng kỳ trong Q4/2021 và tăng trưởng 38% trong năm 2021 chủ yếu nhờ giá bán tăng cao. Lợi nhuận gộp đạt 78 tỷ đồng (tăng 125% so với cùng kỳ), tương ứng với tỷ suất lợi nhuận gộp tăng lên 13,1% (từ 6,7% trong Q4/2020).
  • Các khoản lãi thuần khác trong Q4/2021 chỉ là 12 tỷ đồng, giảm 97% so với cùng kỳ, do không có khoản thu nhập từ đền bù đất; Trong Q4/2020, PHR ghi nhận 304 tỷ đồng thu nhập đền bù đất từ Nam Tân Uyên (UPCoM: NTC; Không xếp hạng). Kết quả này sát với dự báo của HSC; cho đến nay, Công ty chưa ghi nhận bất kỳ khoản thu nhập nào từ giao dịch chuyển nhượng đất cho VSIP.
  • Lãi thuần từ HĐ tài chính tăng 13% so với cùng kỳ đạt 169 tỷ đồng trong Q4/2021 và tăng trưởng 26% đạt 231 tỷ đồng trong năm 2021, chủ yếu nhờ khoản cổ tức nhận được từ công ty con sở hữu KCN Tân Bình và công ty liên kết Nam Tân Uyên (UPCoM: NTC; Không xếp hạng).
  • Với KQKD Q4/2021 và năm 2021 sát với kỳ vọng, HSC duy trì dự báo của mình. Tuy nhiên, giá cổ phiếu đã tăng mạnh hơn 8% so với chỉ số trong 1 tháng qua, có thể là do kế hoạch tổng thể điều chỉnh của VSIP3 được phê duyệt. Do đó, HSC đang xem xét lại khuyến nghị và giá mục tiêu đối với PHR. PHR hiện giao dịch với P/B 2021 là 3,3 lần so với P/B bình quân trong quá khứ là 2,4 lần.

Link tải full báo cáo:

https://data.wichart.vn/public/baocaophantich/10085_PHR_HSC_2022-1-18.pdf

9.    SZC [ Tích cực ]: Tiếp đà tăng trưởng mạnh mẽ trong Q4/21 – Cập nhật KQKD – VNDS – 18/01/2022

  • SZC cho Công ty Đô thị công nghiệp 2 (D2D) thuê tiếp 8,9ha tại KCN Châu Đức trong tháng 10/2021. SZC ghi nhận DT Q4/21 tăng vọt 108,9% svck lên 147,7 tỷ đồng, phần lớn đến từ DT cho thuê đất KCN (+198,4% svck lên 144,7 tỷ đồng). Biên lợi nhuận gộp tăng 24,1 điểm % lên 64,0% nhờ giá thuê đất tại KCN Châu Đức tăng 10-15% svck. Do đó, LN ròng Q4/21 tăng vọt 186,7% svck lên 68,1 tỷ đồng..
  • D2D đã thuê 22ha đất KCN tại KCN Châu Đức trong 2021 và hợp tác đầu tư kinh doanh xây dựng 40 căn nhà liền kề tại dự án Sonadezi Hữu Phước. SZC cũng đã ký góp vốn đầu tư tại dự án Sonadezi Hữu Phước với các cán bộ, nhân viên của công ty, giá trị mỗi đăng ký góp vốn tương đương giá trị 1 lô đất nền (175-196m2). Công ty đã nhận góp vốn 220,6 tỷ đồng tại dự án này trong 2021..
  • VNDS kỳ vọng khoản trả tiền trước 140 tỷ đồng từ công ty Rich Base Việt Nam và công ty sản xuất kinh doanh thép Việt Nhật sẽ được ghi nhận doanh thu trong 2022.
  • VNDS kỳ vọng SZC sẽ tiếp tục mở bán dự án khu dân cư Sonadezi Hữu Phước giai đoạn 2 trong 2022, sau khi đã bán xong giai đoạn 1 trong 2021.

Link tải full báo cáo:

https://data.wichart.vn/public/baocaophantich/10124_SZC_VNDS_2022-1-19.pdf

10.     BMP [ MUA – 70,500đ/cp ]: Q4/2021: Hồi phục mạnh sau giai đoạn giãn cách – HSC – 18/01/2022

  • HSC ước tính BMP sẽ có lãi trở lại trong Q4/2021 với lợi nhuận thuần đạt 115 tỷ đồng (tăng 4%) so với lỗ 26 tỷ đồng trong Q3/2021. Lợi nhuận thuần cả năm 2021 ước tính là 215 tỷ đồng (giảm 58,8%), vượt 7% so với dự báo trước đây của HSC.
  • Với việc BMP tăng giá bán bình quân hai đợt trong Q4/2021 cùng với nhu cầu ống nhựa hồi phục sau giai đoạn phong tỏa sẽ là những động lực tăng trưởng chính.
  • HSC duy trì khuyến nghị Tăng tỷ trọng và giá mục tiêu. BMP hiện đang giao dịch với P/E dự phóng 2022 là 10,9 lần (so với mức bình quân trong quá khứ là 11,6 lần). Lợi suất cổ tức trong năm 2022 được dự báo sẽ trở lại mức 9% so với 4,3% trong năm 2021.

Link tải full báo cáo:

https://data.wichart.vn/public/baocaophantich/10119_BMP_HSC_2022-1-19.pdf

11.     STK [ MUA –68,500đ/cp ] Q4/2021: Lợi nhuận sụt giảm do nhu cầu thấp – Báo cáo nhanh – HSC – 19/01/2022

  • Lợi nhuận thuần và doanh thu thuần Q4/2021 của STK giảm lần lượt 17,1% và 13,1%. Kết quả này thấp hơn so với dự báo của HSC do tác động của dịch COVID-19 ảnh hưởng tới doanh thu sợi tái chế.
  • Theo đó, lợi nhuận thuần và doanh thu thuần sơ bộ năm 2021 lần lượt đạt 260 tỷ đồng (tăng trưởng 80,6%) và 2.040 tỷ đồng (tăng trưởng 15,6%), thấp hơn lần lượt 4,8% và 4,0% so với dự báo của HSC.
  • SC đang chờ Công ty công bố BCTC để đánh giá toàn diện hơn. Hiện tại HSC duy trì khuyến nghị Mua vào và giá mục tiêu là 68.500đ (tiềm năng tăng giá 29,2%).
  • Lợi nhuận thuần Q4/2021 của STK đã chịu ảnh hưởng bởi đại dịch COVID-19. Mặc dù các quy định cách ly đã dần được gỡ bỏ kể từ cuối tháng 10/2021, nhu cầu trong nước phục hồi chậm và ảnh hưởng tới mảng sợi tái chế. Đáng chú ý, doanh thu mảng này chỉ đóng góp 37% tổng doanh thu trong Q4/2021 so với 58% trong cùng kỳ năm ngoái. Cơ cấu sản phẩm tiêu thụ kém hơn đã khiến tỷ suất lợi nhuận giảm.

Link tải full báo cáo:

https://data.wichart.vn/public/baocaophantich/10121_STK_HSC_2022-1-19.pdf

12.     TCD [ MUA – 34,700đ/cp ]: Nắm bắt thời cơ – Báo cáo cập nhật – MAS – 19/01/2022

  • Nằm trong hệ sinh thái của CTCP Bamboo Capital (BCG), CTCP Đầu tư Phát triển Công nghiệp và Vận tải (TCD) được thừa hưởng những thuận lợi và hậu thuẫn từ công ty mẹ (BCG), hỗ trợ cho việc tăng trưởng trong giai đoạn 2-3 năm tới, đặc biệt là thi công những dự án bất động sản và năng lượng tái tạo.
  • Vị trí địa lý của mỏ đá ANTRACO tạo điều kiện rất thuận lợi đối với việc vận chuyển sản phẩm tới các dự án trong khu vực, đồng thời là mỏ đá duy nhất tại khu vực ĐBSCL có chất lượng đảm bảo tiêu chuẩn xây dựng các công trình hạ tầng trọng điểm. Ngoài mỏ đá hiện có, TCD đang tiếp tục tìm kiếm các cơ hội M&A thêm mỏ đá nằm trong khu vực có kế hoạch phát triển mạnh về các dự án hạ tầng giao thông giai đoạn 2021 – 2025.
  • MAS khuyến nghị MUA cổ phiếu TCD với giá mục tiêu 34.700 đồng/cp, dựa trên phương pháp chiết khấu dòng tiền FCFF. Với EPS 2021 ước đạt 4.135 đồng/cp, ROE 37,4%, TCD đang giao dịch tại mức giá hấp dẫn P/E 5,6 x theo giá đóng cửa ngày 19/01/2022.
  • Tính đến 9T2021, TCD ghi nhận doanh thu và lợi nhuận sau thuế lần lượt là 2.101 tỷ (+30,5% YoY) và 280 tỷ (+418% YoY). Dự kiến 2021: MAS ước tính TCD ghi nhận doanh thu và lợi nhuận sau thuế lần lượt là 3.566 tỷ (+25% YoY) và 384 tỷ (+162%). LNST tăng đột biến do ghi nhận các khoản lợi nhuận từ Hợp đồng hợp tác đầu tư và lợi nhuận từ công ty liên doanh liên kết.

Link tải full báo cáo:

https://data.wichart.vn/public/baocaophantich/10126_TCD_MAS_2022-1-19.pdf

13.     Ngành dược phẩm [ Trung lập ]: Nhu cầu thuốc và hoạt động khám chữa bệnh dần tăng mạnh trở lại khi thiết lập bình thường mới  – SSI – 19/01/2022

  • Cổ phiếu ngành chăm sóc sức khỏe (dược phẩm & bệnh viện) tăng 25% so với đầu năm, thấp hơn 9% so với mức tăng của VNIndex. Cụ thể, cổ phiếu của nhóm dược phẩm chỉ tăng 19%, trong khi nhóm bệnh viện tăng tới 51% so với đầu năm.
  • Cổ phiếu nổi bật: TNH – một bệnh viện mới niêm yết, có mức tăng giá 89% so với đầu năm. Lợi nhuận ròng của TNH trong năm 2021 ước tính tăng 40% so với cùng kỳ, nhờ đóng góp của hai cơ sở khám chữa bệnh mới đi vào hoạt động gần đây.
  • Ngoài ra, IMP và TRA là những cổ phiếu khác trong ngành cũng có mức tăng mạnh – lần lượt là 38% và 36% so với đầu năm. TRA được hưởng lợi đáng kể từ các sản phẩm R&D thành công gần đây và hoạt động tái cấu trúc trong kênh bán hàng, trong khi IMP hưởng lợi từ nhà máy EU-GMP mới và thương vụ mua lại lượng lớn cổ phần từ SK Group.

Link tải full báo cáo:

https://data.wichart.vn/public/baocaophantich/10123_none_SSI_2022-1-19.pdf

14.   BID [ MUA – 49,000đ/cp ] Q4/2021: Chuyển mình – Báo cáo cập nhật – MAS – 19/01/2022

  • Biên lãi thuần (NIM) được kỳ vọng tiếp tục mở rộng trong năm 2022, là một nhân tố hỗ trợ tích cực cho lợi nhuận. Hiện tại, cho vay doanh nghiệp vẫn chiếm tỷ trọng cao trong danh mục cho vay của BID với khoảng 60%. Với mục tiêu giảm thiểu rủi ro tập trung và gia tăng lợi suất danh mục cho vay, BID đã và đang tập trung gia tăng tỉtrọng mảng ngân hàng bán lẻ. Gần đây, ngân hàng cũng đã chính thức miễn giảm phí giao dịch cho dịch vụ SmartBanking, cho thấy sựquyết tâm của BID trong việc thu hút khách hàng cá nhân.
  • Chi phí dự phòng đã đạt đỉnh trong năm 2021. Với việc trích lập dự phòng gần 33 nghìn tỷ cho nợ xấu trong năm qua, MAS kỳ vọng chi phí này sẽ giảm dần trong các năm tiếp theo, qua đó giảm bớt gánh nặng cho tăng trưởng lợi nhuận.
  • Thu nhập bất thường và chi phí hoạt động giảm sẽ hỗ trợcho chính sách miễn giảm chi phí dịch vụ. Nhờ quá trình số hóa, tỉ lệ chi phí hoạt động của BID đang dần được cải thiện. Ngoài ra,tăng trưởng thu nhập bất thường từ thu hồi nợ xấu đã xử lý cũng phần nào loại bỏ ảnh hưởng của chính sách miễn giảm phí giao dịch.
  • MAS nâng giá mục tiêu cho BID lên mức 49.000 bằng cách sửdụng hai phương pháp định giá là GTSS mục tiêu và thu nhập thặng dư. Giá mục tiêu mới tương đượng 2,1 lần GTSS. Một số rủi ro tăng giá bao gồm: 1) ngân hàng lớn nhất VN về mặt tài sản; 2) khả năng tăng vốn cao hơn so với 2 NH quốc doanh còn lại; 3) LN tăng trưởng mạnh trong năm 2022; và 4) tỉ lệ bao phủ nợ xấu cao.

Link tải full báo cáo:

https://data.wichart.vn/public/baocaophantich/10125_BID_MAS_2022-1-19.pdf

15.     Ngành ngân hàng [ Trung lập ]: Ưu tiên NHTM tư nhân có chất lượng tài sản tốt – HSC – 19/01/2022

  • Sau Q3/2021 kém khả quan, HSC kỳ vọng ngành ngân hàng sẽ hồi phục mạnh nhờ tín dụng tăng tốc, thu nhập HĐ dịch vụ hồi phục tích cực mặc dù áp lực dự phòng tiếp tục cao. Nợ xấu tăng nằm trong dự đoán và các ngân hàng đã có đệm dự phòng tốt hơn.
  • HSC giảm nhẹ dự báo cho năm nay và năm sau nhưng nâng 2,7% dự báo cho năm 2023 với mức tăng trưởng trên 20% mỗi năm, nhìn chung cao hơn dự báo của thị trường.
  • KQKD không tích cực trong Q3/2021 và có thể khá khiêm tốn trong Q4/2021 đã phản ánh phần lớn với P/B trượt dự phóng 1 năm hiện là 1,88 lần; chỉ cao hơn 0,7 độ lệch chuẩn so với bình quân quá khứ. Các cổ phiếu HSC ưa thích nhất là TCB, VPB, ACB, MBB và CTG (đều có khuyến nghị Mua vào). Những thay đổi chính trong năm 2021: Giá trị hợp đồng ký kết chưa thực hiện (backlog) cuối năm 2020 thấp cùng với việc giá thép tăng mạnh trong năm 2021 đã ảnh hưởng tiêu cực đến doanh thu và lợi nhuận năm 2021.

Link tải full báo cáo:

https://data.wichart.vn/public/baocaophantich/10120_none_HSC_2022-1-19.pdf

16.     Ngành ICT [ Trung lập ]: KQKD Q4/2021 mạnh mẽ; kế hoạch 2022 lạc quan – Báo cáo nhanh – BVSC – 19/01/2022

  • Doanh thu thuần Q4/2021 của DGW và PET đều tăng mạnh lên mức cao kỷ lục mới, chủ yếu nhờ: (i) nới lỏng giãn cách, cho phép mở lại hệ thống cửa hàng bán lẻ và nối lại các hoạt động hậu cần; (ii) nhu cầu dồn nén lớn hậu giãn cách; và (iii) tích cực ra mắt các sản phẩm mới vào mùa cao điểm của thị trường (iPhone 13 series đang gặt hái thành quả tại Việt Nam).
  • Biên LNTT Q4/2021 của PET tăng lên 2,43%, tương đương mức cao lịch sử trong Q4/2019. Mặc dù DGW chưa công bố lợi nhuận Q4/2021, BVSC tin rằng BLN của DGW trong Q4/2021 sẽ duy trì đà tăng nhất quán từ 2,33% trong Quý 1/2020 lên 3,51% trong Qúy 3/2021.
  • BVSC hiểu rằng BLN mở rộng được hỗ trợ chủ yếu từ động lực cung cầu thuận lợi. Cụ thể, nhu cầu tăng mạnh không chỉ cho phép các nhà phân phối giảm chi phí chiết khấu và khuyến mãi, mà còn tối ưu chi phí tài chính (quản lý vốn lưu động tốt hơn trong môi trường tiêu thụ nhanh chóng). Đồng thời, do sự thiếu hụt chip toàn cầu khiến nguồn cung bị hạn chế, các nhà sản xuất có xu hướng sản xuất các sản phẩm cao cấp hơn nhằm tối ưu hóa lợi nhuận, điều này chắc chắc có lợi cho biên lợi nhuận của các nhà phân phối, theo quan điểm của BVSC.

Link tải full báo cáo:

https://data.wichart.vn/public/baocaophantich/10129_none_BVSC_2022-1-20.pdf

17.     PVS [ MUA – 36,000đ/cp ] Triển vọng nhờ mảng M&C phục hồi  – BSC – 20/01/2022

  • BSC khuyến nghị MUA cổ phiếu PVS với giá khuyến nghị 36,000 VND/CP (tương đương upside 26.3% so với giá đóng cửa ngày 12/01/2022 là 28,500 VND/CP) dựa trên hai phương pháp P/E và FCFF với tỷ trọng 50%/50%.
  • BSC ước tính sơ bộ doanh thu thuần của PVS năm 2021 đạt 12,500 tỷ VND (-37% yoy) hoàn thành 125% kế hoạch, và LNST đạt 764 tỷ VND (+4% yoy), hoàn thành 136% kế hoạch. EPS 2021 = 1,599 VND/CP.
  • Giá dầu duy trì quanh 80 USD/thùng hỗ trợ hoạt động kinh doanh của PVS. Triển vọng việc làm từ mảng M&C được cải thiện kể từ năm 2022. Các công ty LDLK FSO/FPSO đóng góp ổn định vào lợi nhuận hàng năm.
  • Các dự án có thể bị chậm tiến độ ảnh hưởng đến nguồn công việc của PVS. Giá dầu biến động mạnh có thể tác động tiêu cực đến việc gia hạn hợp đồng thuê FSO/FPSO.

Link tải full báo cáo:

https://data.wichart.vn/public/baocaophantich/10128_PVS_BSC_2022-1-20.pdf

18.  DHG [ Nắm giữ – 103,200đ/cp]: Q4/2021: Doanh thu về mức bình thường  – Báo cáo nhanh – HSC – 21/01/2022

  • Doanh thu thuần Q4/2021 giảm 9,8% so với cùng kỳ xuống 1.094 tỷ đồng và lợi nhuận thuần giảm 18,6% xuống 170 tỷ đồng, sát với dự báo của HSC.
  • Doanh thu thuốc tự sản xuất trở lại bình thường sau giai đoạn phong tỏa, giảm 2,4% so với cùng kỳ. Trong năm 2021, doanh thu thuần tăng trưởng 6,6% đạt 4.003 tỷ đồng và lợi nhuận thuần tăng trưởng 5% đạt 777 tỷ đồng, vượt 2,2% dự báo cả năm của HSC.
  • KQKD thực tế năm 2021 vượt nhẹ dự báo của HSC. HSC duy trì khuyến nghị Nắm giữ với giá mục tiêu theo phương pháp DCF là 103.200đ/cp. DHG hiện đang giao dịch với P/E dự phóng 2022 và 2023 lần lượt là 18,8 lần và 17,7 lần.

Link tải full báo cáo:

https://data.wichart.vn/public/baocaophantich/10136_DHG_HSC_2022-1-21.pdf

19.          TCM [ BÁN ]: Tháng 12/2021: Lợi nhuận hồi phục – Báo cáo nhanh – HSC – 18/01/2022

  • KQKD tháng 12/2021 của TCM tốt hơn so với dự báo của HSC với lợi nhuận thuần đạt 15 tỷ đồng (0,6 triệu USD) trong tháng 12/2021 so với 3 tỷ đồng (0,14 triệu USD) trong tháng 11/2021.
  • So với cùng kỳ, KQKD tháng 12/2021 diễn biến trái chiều với lợi nhuận thuần giảm 38% trong khi doanh thu thuần tăng 14%. Kết quả này là do tỷ suất lợi nhuận gộp suy giảm do chi phí nguyên vật liệu và vận tải tăng.
  • Trong năm 2021, lợi nhuận thuần sơ bộ là 138 tỷ đồng (5,75 triệu USD, giảm 50%), vượt 8,7% dự báo của HSC.
  • HSC duy trì dự báo, khuyến nghị Bán ra và giá mục tiêu đối với TCM.

Link tải full báo cáo:

https://data.wichart.vn/public/baocaophantich/10135_TCM_HSC_2022-1-21.pdf

20.     DRC [ MUA – 39,400đ/cp ]: Q4/2021: Ảnh hưởng do giá nguyên vật liệu cao – HSC – 21/01/2022

  • Lợi nhuận thuần Q4/2021 của DRC giảm 20% xuống 87 tỷ đồng với doanh thu thuần đạt 1.333 tỷ đồng (tăng 20%). Doanh thu thuần và lợi nhuận thuần trái chiều là do giá nguyên vật liệu và chi phí bán hàng trong kỳ cao.
  • Trong năm 2021, doanh thu thuần và lợi nhuận thuần lần lượt đạt 4.380 tỷ đồng (tăng trưởng 20%) và 291 tỷ đồng (tăng trưởng 14%), lần lượt đạt 100% và 98% dự báo năm 2021 của HSC.
  • DRC hồi phục mạnh với triển vọng trung hạn đầy hứa hẹn nhờ kế hoạch mở rộng sản xuất và có định giá hấp dẫn. HSC duy trì dự báo, khuyến nghị Mua vào và giá mục tiêu là 39.400đ (tiềm năng tăng giá 34,9%).

Link tải full báo cáo:

https://data.wichart.vn/public/baocaophantich/10137_DRC_HSC_2022-1-21.pdf

21.     PNJ [ MUA – 118,600đ/cp ] KQKD Q4/2021 vượt dự báo – Báo cáo nhanh – HSC – 21/01/2022

  • Doanh thu thuần Q4/2021 tăng 21% lên 7.074 tỷ đồng trong khi lợi nhuận thuần tăng 5,8% lên 452 tỷ đồng, vượt 8,1% dự báo của HSC.
  • Doanh thu bán lẻ khả quan sau khi gỡ bỏ giãn cách, tăng 15,2% trong Q4/2021. Doanh thu bán buôn giảm 4%, trong khi doanh thu vàng miếng tăng 62%.
  • Tỷ suất lợi nhuận gộp giảm 250 điểm cơ bản xuống 17,7%, có thể do cơ cấu sản phẩm thay đổi và ảnh hưởng của giá vàng tăng.
  • Doanh thu thuần cả năm 2021 đạt 15.593 tỷ đồng (tăng trưởng 11,9%) và lợi nhuận thuần đạt 1.030 tỷ đồng (giảm 3,7%), cao hơn 3,4% so với dự báo của HSC.
  • HSC duy trì dự báo và giá mục tiêu theo phương pháp DCF là 118.600đ.

Link tải full báo cáo:

https://data.wichart.vn/public/baocaophantich/10133_PNJ_HSC_2022-1-21.pdf

22.     MSN [ MUA – 176,800đ/cp ]: KQKD sơ bộ Q4/2021: Vượt kỳ vọng – Báo cáo nhanh – HSC – 20/01/2022

  • Doanh thu thuần Q4/2021 đạt 23.828 tỷ đồng (tăng 10,3%) trong khi lợi nhuận thuần đạt 6.325 tỷ đồng, vượt 5,4% dự báo của HSC.
  • Theo từng mảng kinh doanh, EBITDA của MCH và MHT vượt dự báo của HSC trong khi KQKD của WCM và MML thấp hơn so với dự báo của HSC.
  • Doanh thu thuần năm 2021 đạt 88.629 tỷ đồng (tăng 14,8%) và lợi nhuận thuần đạt 8.561 tỷ đồng (tăng 593,8%), vượt 4% so với dự báo của HSC.
  • MSN sẽ công bố BCTC đầy đủ vào ngày 28/1/2022. Cho tới thời điểm đó, HSC duy trì khuyến nghị Tăng tỷ trọng, dự báo và giá mục tiêu theo phương pháp SOTP là 176.800đ.

Link tải full báo cáo:

https://data.wichart.vn/public/baocaophantich/10134_MSN_HSC_2022-1-21.pdf

Quý nhà đầu tư lưu ý:

  • Đây là báo cáo tổng hợp quan điểm từ phía các cty chứng khoán, KHÔNG PHẢI QUAN ĐIỂM CỦA TEAM.

———-Team LTBNM tổng hợp ————-

BÀI VIẾT LIÊN QUAN