Kính gửi các anh chị đầu tư!
Team buôn nước mắm Cập nhật các báo cáo từ ngày 20/06 – 24/06/2022
- VCB [ MUA – 95,600đ/cp ]: Tích lũy cho ngày mưa bão – Báo cáo cập nhật – VNDS – 20/06/2022
- GVR [ Khác – 29,000đ/cp ] Kế hoạch lợi nhuận đi ngang YoY trong bối cảnh chi phí sản xuất tăng – Báo cáo ĐHCĐ – VCSC – 20/06/2022
- VEA [ MUA – 56,464đ/cp ] Triển vọng ổn định; suất cổ tức hấp dẫn – Báo cáo cập nhật – BVSC – 20/06/2022
- POW [ MUA – 19,800đ/cp ]: Hồi phục từ mức nền thấp của năm 2021 – Báo cáo doanh nghiệp – KBSV – 20/06/2022
- FPT [ MUA – 110,000đ/cp ]: Triển vọng dài hạn vẫn duy trì – Báo cáo nhanh – HSC – 20 /06/2022
- ACV [ Khác – 91,800đ/cp ]: Các quy định có lợi sắp tới sẽ thúc đẩy lợi nhuận của ACV – Báo cáo ĐHCĐ – VCSC – 20/06/2022
- MWG [ MUA – 90,100đ/cp ]: Tiêu điểm hướng đến tăng trưởng của BHX – Báo cáo cập nhật – VNDS – 20/06/2022
- Ngành dầu khí [ Trung lập ]: Chuyển động từ dự án Lô B – Ô Môn – Báo cáo ngành – MAS – 20/06/2022
- Ngành bảo hiểm [ Trung lập ]: CẬP NHẬT NGÀNH BẢO HIỂM – Báo cáo ngành – SSI – 20/06/2022
- GAS [ MUA – 133,600đ/cp ]: Lô B – Ô Môn tạo động lực tăng trưởng – Báo cáo cập nhật – MAS – 21/06/2022
- HT1 [ MUA – 17,000đ/cp] Lợi nhuận hồi phục dưới áp lực chi phí – Báo cáo phân tích – MAS – 21/06/2022
- Ngành bất động sản dân cư [ Trung lập ]: BĐS dân cư: Mua vào khi điều chỉnh – Báo cáo ngành – HSC – 21/06/2022
- NLG [ MUA – 62,800đ/cp ]: Triển vọng tươi sáng phía trước – Báo cáo nhanh – HSC – 22/06/2022
- VIB [MUA – 31,100đ/cp ]: KQKD 6 đầu năm 2022 sát kỳ vọng – Báo cáo nhanh – HSC – 22/06/2022
- BID [ MUA – 40,300đ/cp ]: KQKD 5 tháng đầu năm sát kỳ vọng – Báo cáo nhanh – HSC – 22/06/2022
- DXG [ MUA – 33,100đ/cp ]: Triển vọng dài hạn vẫn tích cực – Báo cáo nhanh – HSC – 22/06/2022
- PET [ MUA – 47,935đ/cp ]: Tháng 5/2022: giảm tốc, do tác động mùa vụ – Báo cáo cập nhật – BVSC – 22/06/2022
- Ngành vật liệu [ Trung lập ] Khó khăn gia tăng nhưng định giá vẫn hấp dẫn – Báo cáo ngành – HSC – 22/06/2022
- Ngành xây dựng [ Trung lập ]: Kỳ vọng tiến độ đầu tư công tăng tốc trong nửa cuối 2022 – Báo cáo cập nhật – MAS – 22/06/2022
- DHC [ Khác – 95,200đ/cp ]: Công bố nhà máy sản xuất giấy thứ ba, kế hoạch kinh doanh thận trọng – Báo cáo ĐHCĐ – VCSC – 23/06/2022
- OCB [ MUA – 26,400đ/cp ]: Tăng trưởng lợi nhuận gặp khó trong 6 tháng đầu năm 2022 – Báo cáo nhanh – HSC – 23/06/2022
- MBB [ MUA – 39,500đ/cp ]: KQKD 5 tháng đầu năm tích cực – Báo cáo nhanh – HSC – 23/06/2022
- STK [ MUA – 68,500đ/cp ]: Chiến lược tập trung vào sản phẩm xanh – Báo cáo nhanh – HSC – 24/06/2022
- DGC [ MUA – 167,200đ/cp ]: Thiếu hụt chip toàn cầu tiếp diễn – Báo cáo ngắn – MAS – 24/06/2022
- PPC [ Khác – 19,000đ/cp ]: PPC đặt mục tiêu máy phát điện S6 sẽ đi vào vận hành trong tháng 9 – Báo cáo ĐHCĐ – VCSC – 24/06/2022
- Ngành dệt may [ Trung lập ]: Nhu cầu từ các thị trường xuất khẩu lớn có thể chững lại do lạm phát – Báo cáo ngành – SSI – 24/06/2022
Quý nhà đầu tư lưu ý:
Đây là báo cáo tổng hợp quan điểm từ phía các công ty chứng khoán, KHÔNG PHẢI QUAN ĐIỂM CỦA TEAM.
1. VCB [ MUA – 95,600đ/cp ]: Tích lũy cho ngày mưa bão – Báo cáo cập nhật – VNDS – 20/06/2022
- Nhờ các chính sách miễn phí, tiền gửi không kỳ hạn của VCB đã tăng 27,6% svck; 7,3% sv đầu năm để đưa tỷ lệ tài khoản tiền gửi không kỳ hạn (CASA) lên mức cao lịch sử 33,4% vào cuối Q1/22; cao thứ 4 trong số các ngân hàng thương mại. VNDS ước tính VCB hiện đang nắm giữ 8,5% thị phần tiền gửi trong nước, có vị thế tốt nhất để quản trị chi phí huy động ngày càng tăng. Vì vậy, VCB là một trong số ít ngân hàng có tỷ lệ NIM tăng trong Q1/22 (tăng 24 điểm cơ bản svck, lên 3,4%). VNDS kỳ vọng NIM năm 2022 sẽ ở mức 3,2% nhờ tỷ lệ CASA cao (~ 35% vào cuối năm 2022) và tỷ lệ cho vay trên huy động thấp (~ 82% vào cuối năm 2022).
- Theo lộ trình được Chính phủ phê duyệt, VCB và MBB sẽ nhận lại 1 tổ chức tín dụng đang chịu sự giám sát đặc biệt của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Việt Nam với chi phí bằng không. Trong trường hợp này, VCB sẽ được tăng trưởng tín dụng không giới hạn nhưng vẫn phải duy trì tỷ lệ an toàn vốn bắt buộc (CAR). Báo cáo tài chính của ngân hàng này sẽ không được hợp nhất vào VCB trong giai đoạn tái cơ cấu và NHNN sẽ cung cấp gói cho vay lãi suất 0% nhằm giải quyết một phần lỗ lũy kế. Sau khi tái cơ cấu, VCB được phép sáp nhập ngân hàng này, hoặc chuyển nhượng cho các nhà đầu tư, hoặc chào bán ra công chúng (IPO).
Link tải full báo cáo:
https://data.wichart.vn/public/cdn_baocaophantich/1655720445659_VCB_VNDS_2022-06-20.pdf
2. GVR [ Khác – 29,000đ/cp ] Kế hoạch lợi nhuận đi ngang YoY trong bối cảnh chi phí sản xuất tăng – Báo cáo ĐHCĐ – VCSC – 20/06/2022
- Các cổ đông đã thông qua kế hoạch kinh doanh năm 2022 của GVR với tổng thu nhập (bao gồm doanh thu, thu nhập tài chính và thu nhập khác) là 29,7 nghìn tỷ đồng (+4,8% YoY) và LNST là 5,3 nghìn tỷ đồng (đi ngang YoY), tương ứng 92% và 84% dự báo cả năm của VCSC.
- VCSC cho rằng sự chênh lệch giữa dự báo LNST năm 2022 của VCSC và kế hoạch của GVR là do dự báo cao hơn của VCSC cho (1) lợi nhuận đóng góp của mảng cao su – mà VCSC kỳ vọng sẽ đạt mức tăng trưởng lợi nhuận khoảng 7% YoY trong năm 2022 so với kế hoạch lợi nhuận không đổi YoY của GVR – và (2) thu nhập tài chính từ việc thoái vốn theo kế hoạch của GVR là 500 tỷ – 600 tỷ đồng so với dự báo hiện tại của VCSC là 841 tỷ đồng vào năm 2022. VCSC nhận thấy khả năng điều chỉnh giảm đối với các dự báo của VCSC, dù cần thêm đánh giá chi tiết.
- Các cổ đông đã thông qua mức cổ tức tiền mặt cho năm tài chính 2021 là 410 đồng/cổ phiếu (tương đương lợi suất cổ tức là 1,8%), thấp hơn mức cổ tức tiền mặt cho năm tài chính 2021 được đề xuất tại ĐHCĐ năm 2021 của GVR và giả định hiện tại của VCSC là 600 đồng/cổ phiếu.
Link tải full báo cáo:
https://data.wichart.vn/public/cdn_baocaophantich/1655719897720_GVR_VCSC_2022-06-20.pdf
3. VEA [ MUA – 56,464đ/cp ] Triển vọng ổn định; suất cổ tức hấp dẫn – Báo cáo cập nhật – BVSC – 20/06/2022
- CVEA đặt kế hoạch LNST năm 2022 của Công ty mẹ giảm 25% YoY xuống 4.498 tỷ với mục tiêu doanh thu thuần là 641,8 tỷ (+ 8% YoY). Các giả định chính được đặt ra bên dưới: • Kế hoạch doanh thu vẫn chưa được tính đến việc thanh lý xe tải Euro 2. • Kế hoạch lợi nhuận thấp là do: (1) giả định thu nhập tài chính thấp ở mức 5.340 tỷ (-14% YoY); và (2) việc trích lập chi phí dự phòng cho các khoản phải thu quá hạn (cho vay các công ty có vốn của VEA) để xóa bỏ ý kiến ngoại trừ trên báo cáo tài chính hợp nhất của Tổng công ty từ kiểm toán, là một trong những điều kiện cần thiết để niêm yết trên sàn giao dịch chính. BVSC tin rằng việc giải quyết thành công các ý kiến ngoại trừ sẽ mang lại tác động tích cực ròng so với tác động ngắn hạn từ việc hi sinh một ít lợi nhuận trong năm 2022.
- VEA từ lâu đã có kế hoạch chuyển sang niêm yết trên sàn giao dịch chính trong nhiều năm. Theo quan điểm của BVSC, việc chủ động ghi nhận chi phí dự phòng của VEA mở đường cho việc niêm yết lại cổ phiếu trên các sàn giao dịch chính, điều này sẽ thu hút nhiều nhà đầu tư hơn, cải thiện tính thanh khoản, tính thị trường và minh bạch của cổ phiếu.
- VEA đang đề xuất mức cổ tức tiền mặt cho năm 2021 ở mức 4.038 đồng/cổ phiếu, tương ứng tỷ lệ chi trả 89,2% và suất cổ tức 8,7% hấp dẫn so với giá cổ phiếu hiện tại. BVSC kỳ vọng cổ tức tiền mặt năm tài chính 2022-2026 sẽ duy trì ổn định dựa trên triển vọng lợi nhuận ổn định của VEA ở cấp công ty mẹ.
Link tải full báo cáo:
https://data.wichart.vn/public/cdn_baocaophantich/1655721197752_VEA_BVSC_2022-06-20.pdf
4. POW [ MUA – 19,800đ/cp ]: Hồi phục từ mức nền thấp của năm 2021 – Báo cáo doanh nghiệp – KBSV – 20/06/2022
- Trong Quý 1/2022, POW ghi nhận kết quả kinh doanh ngược chiều với Doanh thu và Lợi nhuận sau thuế đạt lần lượt 7,061 tỷ VNĐ (-8% YoY) và 803 tỷ VNĐ (+42% YoY). Biên lợi nhuận gộp đạt 14.6% so với mức 11.4% của Quý 1/2021 và việc tiết giảm các chi phí như chi phí lãi vay đạt 54 tỷ VNĐ (-60% YoY) và chi phí BH&QLDN giảm còn 116 tỷ VNĐ (-19% YoY) là động lực chính của tăng trưởng LNST.
- KBSV kì vọng sản lượng năm 2022 của mảng điện khí sẽ đạt mức tăng trưởng 22.8% với các động lực chính: (1) Nhu cầu tiêu thụ điện toàn quốc hồi phục trong năm 2022 với mức tăng trưởng sản lượng điện dự phóng khoảng 10.5% – mức cao nhất trong 5 năm trở lại đây; (2) Các nhà máy nhiệt điện khí phục hồi trong Quý 2 và Quý 3/2022 do cùng kì ảnh hưởng từ giãn cách xã hội. Tuy nhiên, triển vọng tích cực giữa các nhà máy sẽ không được duy trì đồng đều khi NT2 sẽ là nhà máy có triển vọng tích cực nhất trong khi Cà Mau tiếp tục gặp khó khăn về nguồn khí đầu vào cho tới năm 2023.
- Diễn biến thiếu nguồn cung than cho các nhà máy điện than cũng như giá khí đầu vào của các nhà máy điện khí cao góp phần đẩy giá thị trường điện cạnh tranh (CGM) duy trì ở mức cao, điều này là 1 tín hiệu tích cực với thuỷ điện do chi phí để phát điện của các nhà máy thuỷ điện thấp, dẫn tới lợi nhuận từ thị trường điện cạnh tranh cao hơn cho các nhà máy điện này. Do đó, KBSV cho rằng mảng thuỷ điện của POW sẽ tiếp tục có diễn biến thuận lợi trong năm 2022.
Link tải full báo cáo:
https://data.wichart.vn/public/cdn_baocaophantich/1655722242671_POW_KBSV_2022-06-20.pdf
5. FPT [ MUA – 110,000đ/cp ]: Triển vọng dài hạn vẫn duy trì – Báo cáo nhanh – HSC – 20 /06/2022
- Những tín hiệu sớm cho thấy chu kỳ suy thoái kinh tế nhưng triển vọng dài hạn của FPT vẫn được duy trì.
- BLĐ của FPT chia sẻ rằng đã thấy những dấu hiệu sớm của chu kỳ suy thoái kinh tế tại cả thị trường trong nước và quốc tế. Doanh thu đã ký (giá trị đơn đặt hàng mới) của mảng dịch vụ CNTT toàn cầu trong tháng 5/2022 giảm khoảng 40% so với tháng trước và chỉ tăng 12% so với mức nền thấp trong tháng 5/2021 khi số ca nhiễm COVID-19 trên toàn cầu tăng mạnh. Theo FPT, doanh thu đã ký của mảng dịch vụ CNTT trong nước cũng sụt giảm so với tháng trước, nhưng số liệu không được tiết lộ.
- Tuy nhiên, BLĐ coi đây là cơ hội cho FPT trong chu kỳ suy thoái kinh tế, doanh nghiệp vẫn phải triển khai các dự án CNTT bắt buộc và sẽ lựa chọn nhà cung cấp dịch vụ cạnh tranh về chi phí; điều này sẽ mang lại cơ hội cho FPT để giành được thêm nhiều hợp đồng mới nhờ mức giá thấp.
Link tải full báo cáo:
https://data.wichart.vn/public/cdn_baocaophantich/1655719671026_FPT_HSC_2022-06-20.pdf
6. ACV [ Khác – 91,800đ/cp ]: Các quy định có lợi sắp tới sẽ thúc đẩy lợi nhuận của ACV – Báo cáo ĐHCĐ – VCSC – 20/06/2022
- Các cổ đông đã thông qua kế hoạch năm 2022 của ACV với tổng thu nhập (bao gồm doanh thu, thu nhập tài chính và thu nhập khác) là 10,3 nghìn tỷ đồng và LNTT là 2,6 nghìn tỷ đồng (+326% YoY). Kế hoạch của ACV dựa trên giả định hành khách gồm 75 triệu hành khách trong nước (+2,5 lần YoY) và 5 triệu hành khách quốc tế (+10 lần YoY) trong năm 2022.
- Dự báo tổng thu nhập và LNTT năm 2022 của ACV lần lượt ương ứng 101% và 59% dự báo cả năm của VCSC. Mặc dù kế hoạch hành khách trong nước của ACV cho năm 2022 gần như phù hợp với kỳ vọng hiện tại của VCSC khi chiếm 102% dự báo của VCSC, nhưng kế hoạch hành khách quốc tế của ACV thấp hơn nhiều so với dự báo hiện tại của VCSC là 11 triệu hành khách quốc tế vào năm 2022. VCSC cho rằng sự khác biệt về dự báo hành khách quốc tế là lý do chính cho chênh lệch giữa dự báo LNTT của VCSC và kế hoạch của ACV. Tuy nhiên, VCSC không cho rằng có thay đổi đáng kể nào đối với dự báo của VCSC khi VCSC tiếp tục cho rằng lượng hành khách quốc tế sẽ phục hồi đáng kể bắt đầu từ 6 tháng cuối năm 2022 nhờ tỷ lệ tiêm chủng COVID-19 cao và việc mở cửa trở lại tại các thị trường nguồn hành khách quốc tế của Việt Nam.
- Cổ đông cũng đã thông qua việc phân bổ quỹ khen thưởng và phúc lợi là 89 tỷ đồng – tương ứng 19% LNST sau lợi ích CĐTS 2021 – cao hơn kỳ vọng của VCSC là 10%. Tỷ lệ cho năm 2019 và năm 2020 lần lượt là 10% và 24%.
Link tải full báo cáo:
https://data.wichart.vn/public/cdn_baocaophantich/1655720012031_ACV_VCSC_2022-06-20.pdf
7. MWG [ MUA – 90,100đ/cp ]: Tiêu điểm hướng đến tăng trưởng của BHX – Báo cáo cập nhật – VNDS – 20/06/2022
- Doanh thu (DT) trong 4T22 của chuỗi Bách Hóa Xanh (BHX) chỉ tăng trưởng 2% svck lên 8.240 tỷ đồng, nhưng doanh thu hàng tháng / cửa hàng (SSS) giảm 15% svck xuống còn 0,97 tỷ đồng. Trong 4T22, mới chỉ 460/2.140 cửa hàng được nâng cấp lên không gian mới, chủ yếu nâng cấp trong T4/22 và diễn ra chậm hơn dự kiến của VNDS. Theo ban lãnh đạo, việc chậm thay đổi bày trí là do một số thay đổi cốt lõi trong quy trình vận hành. VNDS ước tính rằng quá trình nâng cấp có thể hoàn thành vào T7/22.
- Theo MWG, cửa hàng BHX với không gian mới có doanh thu cao hơn 10% so với không gian cũ trong T4/22, đánh dấu sự trở lại đà tăng trưởng doanh thu / cửa hàng BHX. VNDS tin tưởng vào nỗ lực của ban lãnh đạo MWG từ cuối 2021 và những chuẩn bị chu đáo trong quá trình vận hành trong Q1/22 để lấy lại niềm tin của khách hàng, doanh thu / cửa hàng BHX sẽ có sự cải thiện rõ rệt kể từ nửa cuối 2022, sau khi tất cả các cửa hàng BHX được nâng cấp vào T7/22. VNDS kỳ vọng doanh thu / cửa hàng BHX có thể tăng 30% so với 6T22 lên mức 1,39 tỷ đồng / cửa hàng trong nửa cuối 2022. Tuy nhiên, do tiến trình nâng cấp BHX diễn ra chậm hơn dự kiến, VNDS hạ dự báo DT 2022/23 lần lượt 14%/12% xuống 33.167 tỷ đồng/44.285 tỷ đồng (~ 22,5%/24,8% tổng DT).
Link tải full báo cáo:
https://data.wichart.vn/public/cdn_baocaophantich/1655720627732_MWG_VNDS_2022-06-20.pdf
8. Ngành dầu khí [ Trung lập ]: Chuyển động từ dự án Lô B – Ô Môn – Báo cáo ngành – MAS – 20/06/2022
- Từ năm 2016, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) trở thành nhà điều hành chính thức của Dự án Đường ống dẫn khí Lô B – Ô Môn. Chi nhánh của PVN – Công ty Điều hành Đường ống Tây Nam (SWPOC) là đơn vị đại diện nhà điều hành triển khai thực hiện dự án theo hợp đồng hợp tác kinh doanh (BCC) giữa các bên PVN, Tổng Công ty Khí Việt Nam – CTCP (PV GAS), MOECO (Nhật Bản) và PTTEP (Thái Lan).
- Dự án đã nhiều lần trễ hẹn bởi các nguyên nhân: (1) Giá miệng giếng ở mức cao, giá chuyển đổi sang giá bán điện tương ứng trên 10 UScent/kWh; (2) Các dự án hạ nguồn cụm năng lượng Ô Môn (gồm nhà máy điện 2, 3, 4) chậm triển khai do gặp nhiều vướng mắc ở khâu đấu thầu và cơ chế sử dụng vốn vay ODA. Thời điểm hiện tại, giá LNG đã tăng mạnh lên mức 13 – 15 USD/mmBtu do đó việc triển khai dự án là để tạo sự chủ động cho nguồn khí trong nước là cần thiết.
Link tải full báo cáo:
https://data.wichart.vn/public/cdn_baocaophantich/1655721922199_MAS_2022-06-20.pdf
9. Ngành bảo hiểm [ Trung lập ]: CẬP NHẬT NGÀNH BẢO HIỂM – Báo cáo ngành – SSI – 20/06/2022
- Phát triển các sản phẩm bảo hiểm mới. Mặc dù đã có ý kiến đề xuất Bộ Tài chính nên tiếp tục phê chuẩn các sản phẩm bảo hiểm nhân thọ do tính chất dài hạn của sản phẩm bảo hiểm này, nhưng Ủy ban Thường vụ Quốc hội vẫn giữ nguyên các điều khoản liên quan. Theo đó, doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm được chủ động, tự chịu trách nhiệm trong xây dựng, thiết kế và phát triển sản phẩm bảo hiểm. Hiện nay, mỗi năm Bộ Tài chính phê chuẩn khoảng 65 sản phẩm bảo hiểm mới và chấp thuận khoảng 20 sản phẩm bảo hiểm sửa đổi, bổ sung. Thời gian tối thiểu để phê chuẩn 01 bộ hồ sơ đầy đủ, hợp lệ là 21 ngày làm việc. Do đó, nếu Bộ Tài chính cần phê duyệt từng sản phẩm thì có thể làm chậm kế hoạch ra mắt sản phẩm mới của các doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm.
- Đề xuất về việc hạn chế việc ép buộc mua sản phẩm bảo hiểm của các tổ chức tín dụng. Dự thảo sửa đổi Luật kinh doanh Bảo hiểm đã quy định rằng hành vi “Đe dọa, ép buộc giao kết hợp đồng bảo hiểm” là hành vi bị nghiêm cấm đối với các doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm. Tuy nhiên, hướng dẫn chi tiết và các chế tài liên quan sẽ được quy định rõ ràng trong các văn bản dưới luật tiếp theo (ví dụ: Nghị định). Trong những năm vừa qua, việc cá nhân vay vốn buộc phải mua kèm sản phẩm bảo hiểm nhân thọ là điều khá phổ biến. Tuy nhiên, gần đây theo quan sát của SSI, một số ngân hang đã đưa ra lựa chọn cho khách hàng có thể vay vốn với lãi suất cho vay ưu đãi (khoảng 20-80 điểm cơ bản) nếu họ chọn mua sản phẩm bảo hiểm nhân thọ hoặc vay vốn với lãi suất thông thường nếu không chọn mua sản phẩm bảo hiểm nhân thọ. Theo quan điểm của SSI, trong trường hợp tất cả các ngân hàng chuyển đổi sang cách thức này, việc bán sản phẩm bảo hiểm nhân thọ tại ngân hàng có thể không bị coi là một hình thức ép buộc.
Link tải full báo cáo:
https://data.wichart.vn/public/cdn_baocaophantich/1655720269293_SSI_2022-06-20.pdf
10. GAS [ MUA – 133,600đ/cp ]: Lô B – Ô Môn tạo động lực tăng trưởng – Báo cáo cập nhật – MAS – 21/06/2022
- Vào tháng 5/2022 trong buổi làm việc giữa Tập đoàn Dầu khí PVN và chính quyền TP. Cần Thơ, thông tin cho biết chuỗi điện khí Lô B – Ô Môn dự kiến sẽ có Quyết định đầu tư cuối cùng vào tháng 7/2022. Trong trường hợp dự án được triển khai, GAS sẽ có vai trò là chủ đầu tư dự án đường ống dẫn khí với tổng mức đầu tư quy đổi 28.788 tỷ đồng. Theo kế hoạch GAS sẽ góp 51% tổng dự án và là đơn vị hưởng lợi chính từ dự án này nhờ vào nguồn khí bổ sung từ Lô B và cước phí vận chuyển khí.
- Thông tin được chia sẻ trong cuộc họp tổng kết hoạt động 5 tháng đầu năm 2022 của PVN, theo đó trong tháng 5/2022 GAS ghi nhận 1.689 tỷ đồng LNTT, lũy kế công ty đạt 7.982 tỷ đồng LNTT và hoàn thành trên 90% KH năm. Với kết quả trên, tháng 5 là tháng có LNTT cao nhất từ đầu năm, cao hơn 20% mức trung bình tháng của Q1/2022 và tăng trưởng 23% so với tháng 4/2022.
- Sau kết quả ước tính 5 tháng đầu năm cùng với dự báo giá dầu Brent trung bình năm 2022 đạt 95 USD/thùng, MAS kỳ vọng năm 2022 GAS sẽ đạt 112.169 tỷ đồng doanh thu, tăng 17,8% so với dự báo trước đây. Theo đó LNST của cổ đông công ty mẹ đạt mức 14.445 tỷ đồng (tăng 19%), EPS tương ứng đạt 7.419 đ/cp.
Link tải full báo cáo:
https://data.wichart.vn/public/cdn_baocaophantich/1655807773829_GAS_MAS_2022-06-21.pdf
11. HT1 [ MUA – 17,000đ/cp] Lợi nhuận hồi phục dưới áp lực chi phí – Báo cáo phân tích – MAS – 21/06/2022
- Kết quả doanh thu Q1/2022 của HT1 ghi nhận ở mức 1,956 tỷ (+12.4% CK) nhưng lợi nhuận ròng (LNR) giảm sâu, chỉ đạt 24.75 tỷ đồng (-73.9% CK). Trong Q1/2022, sản lượng tiêu thụ đạt 1.574 triệu tấn (+2.5% CK), do nhu cầu xây dựng dân dụng tăng chậm lại. Ngược lại, MAS cho rằng việc giá than cũng như các chi phí đầu vào tăng cao như thạch cao, đá puzolan đã khiến chi phí sản xuất tăng mạnh, biên lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh trong Q1/2022 giảm về mức 2.2% (sv. 7.3% trong Q1/2021).
- Quốc vẫn quyết liệt trong việc duy trì chính sách Zero-Covid. Ngoài ra thị trường bất động sản của Trung Quốc hiện đang trong trạng thái suy giảm, do đó sản lượng tiêu thụ xi măng tại Trung Quốc trong Q1/2022 ghi nhận kết quả kém tích cực. Tại Việt Nam, theo ước tính của MAS, hơn 55% sản lượng xi măng phụ thuộc vào ngành bất động sản. Việc thị trường bất động sản gặp khó khăn sẽ gây áp lực mạnh lên sản lượng và lợi nhuận của toàn ngành.
Link tải full báo cáo:
https://data.wichart.vn/public/cdn_baocaophantich/1655807899816_HT1_MAS_2022-06-21.pdf
12. Ngành bất động sản dân cư [ Trung lập ]: BĐS dân cư: Mua vào khi điều chỉnh – Báo cáo ngành – HSC – 21/06/2022
- Thị trường BĐS sẽ tiếp tục phục hồi từ mức nền thấp trong năm 2020-2021, do tác động kép của dịch COVID-19 và môi trường pháp lý rất nghiêm ngặt (về vấn đề phê duyệt pháp lý). Tuy nhiên, tốc độ hồi phục đang chậm lại do Chính phủ nỗ lực tăng cường giám sát và đảm bảo nguồn tín dụng phù hợp được phép cung cấp cho ngành này, điều này có thể sẽ ảnh hưởng đến nhu cầu mua BĐS.
- Nguồn cung hạn chế khiến các sản phẩm BĐS tăng giá trên toàn quốc, cùng với mức giá cao và động thái giám sát tín dụng vào thị trường BĐS, đã làm giảm niềm tin và khả năng huy động vốn của khách hàng để mua BĐS – đặc biệt là đối với các nhà đầu cơ BĐS. Do đó, HSC cho rằng tỷ lệ hấp thụ có thể sẽ thấp hơn kỳ vọng trong ngắn hạn.
- Những lo ngại về rủi ro đầu cơ và phát triển không bền vững đang ngày càng phổ biến trong ngành do giá đất tăng mạnh, tình trạng bất ổn/không chắc chắn liên quan đến hoạt động phát hành TPDN BĐS & đấu giá đất tại khu vực Thủ Thiêm. Những sự kiện này là nguyên nhân khiến Chính phủ phải thực hiện tăng cường giám sát thị trường BĐS, đặc biệt là đối với dòng vốn tín dụng vào ngành này. HSC cho rằng hoạt động phát hành TPDN đang được giám sát rất nghiêm ngặt.
- Do đó, HSCcho rằng các công ty yếu hơn sẽ gặp nhiều khó khăn hơn trong việc huy động vốn cho hoạt động kinh doanh (như mua đất, góp vốn/mua cổ phần và tài trợ vốn lưu động) trong khi các công ty mạnh hơn, có tình hình tài chính lành mạnh hơn, sẽ tiếp tục tăng tốt.
Link tải full báo cáo:
https://data.wichart.vn/public/cdn_baocaophantich/1655804299072_HSC_2022-06-21.pdf
13. NLG [ MUA – 62,800đ/cp ]: Triển vọng tươi sáng phía trước – Báo cáo nhanh – HSC – 22/06/2022
- NLG chia sẻ tổng giá trị bán nhà trong 5 tháng đầu năm 2022 đạt 7,8 nghìn tỷ đồng (tăng 130% so với cùng kỳ), đạt 48,5% dự báo doanh số bán nhà thận trọng cả năm 2022 của HSC (16,1 nghìn tỷ đồng) và hoàn thành 33,9% kế hoạch của BLĐ trong năm 2022 (23 nghìn tỷ đồng). HSC cho rằng đây là kết quả khả quan đối với NLG sau khi Chính phủ có những động thái thắt chặt tín dụng của ngành BĐS cùng với tâm lý lo ngại đã làm suy giảm niềm tin của người mua nhà. Trên thực tế, tỷ lệ hấp thụ của NLG giảm nhẹ trong Q2/2022.
- Bất chấp kế hoạch doanh số bán nhà trong năm 2022 đạt 23 nghìn tỷ đồng là đầy thách thức trong bối cảnh hiện tại (bao gồm hạn chế tín dụng vào ngành BĐS cùng với dự thảo đề xuất giảm giới hạn thời gian sở hữu căn hộ xuống 50-70 năm thay vì vĩnh viễn), BLĐ vẫn tự tin sẽ hoàn thành kế hoạch.
- Theo BLĐ, 70% kế hoạch doanh số bán nhà có thể tương đối chắc chắn sẽ hoàn thành. Tuy nhiên, 30% còn lại sẽ phụ thuộc vào tiến độ pháp lý tại một số dự án đã đủ điều kiện mở bán nhưng đang được điều chỉnh để NLG nhận được lợi nhuận tối ưu nhất (giá bán tốt hơn và tỷ lệ hấp thụ cao hơn). Tuy nhiên, NLG cũng đã lên kế hoạch dự phòng. Với 8 dự án đang triển khai, NLG có thể linh hoạt thúc đẩy doanh thu tại các dự án có triển vọng hơn để hoàn thành kế hoạch doanh số bán nhà.
Link tải full báo cáo:
https://data.wichart.vn/public/cdn_baocaophantich/1655888739447_NLG_HSC_2022-06-22.pdf
14. VIB [MUA – 31,100đ/cp ]: KQKD 6 đầu năm 2022 sát kỳ vọng – Báo cáo nhanh – HSC – 22/06/2022
- Tín dụng tại thời điểm cuối tháng 5/2022 tăng 9,5% so với đầu năm, chủ yếu nhờ cho vay khách hàng cá nhân. Cho vay khách hàng cá nhân đóng góp 87% tổng dư nợ cho vay tại thời điểm cuối tháng 5/2022, tương đương mặt bằng tại thời điểm cuối Q1/2022. VIB đang chờ NHNN cấp hạn mức tăng trưởng tín dụng cao hơn vì Ngân hàng đã gần sử dụng hết hạn mức được giao hiện tại là 10%. VIB kỳ vọng NHNN sẽ giao hạn mức mới vào tháng 7 (hay có thể muộn hơn).
- Chất lượng tài sản: tỷ lên nợ xấu tại thời điểm cuối tháng 5 là 1,73% (cuối tháng 3/2022: 0,81%). Nói chung, LNTT 6 tháng đầu năm 2022 ước đạt khoảng 5 nghìn tỷ đồng, bằng 49% dự báo của HSC cho cả năm 2022 và sát kỳ vọng.
Link tải full báo cáo:
https://data.wichart.vn/public/cdn_baocaophantich/1655889217546_VIB_HSC_2022-06-22.pdf
15. BID [ MUA – 40,300đ/cp ]: KQKD 5 tháng đầu năm sát kỳ vọng – Báo cáo nhanh – HSC – 22/06/2022
- Tín dụng cuối tháng 5/2022 tăng 8% so với đầu năm. Trong đó, cho vay khách hàng cá nhân tăng 12% so với đầu năm, cho vay DNNVV tăng 6,2% so với đầu năm và cho vay doanh nghiệp lớn tăng 1,2% so với đầu năm. Cơ cấu cho vay theo đối tượng khách hàng tại thời điểm cuối tháng 5/2022 như sau: 46% cho vay khách hàng cá nhân, 26% cho vay DNNVV và 23% cho vay doanh nghiệp lớn. Vì tăng trưởng tín dụng của BID gần như đã chạm đến hạn mức được giao là 10%, nên Ngân hàng đang xin NHNN nâng hạn mức.
- Chất lượng tài sản: tỷ lệ nợ xấu tại thời điểm cuối tháng 5 là 0,9% (so với 0,81% tại thời điểm cuối tháng 3), hệ số LLR là 261% (so với 259% tại thời điểm cuối tháng 3).
- Đáng chú ý là số dư nợ tái cơ cấu đã giảm đáng kể xuống còn 16 nghìn tỷ đồng (từ 20 nghìn tỷ đồng tại thời điểm cuối năm 2021).
Link tải full báo cáo:
https://data.wichart.vn/public/cdn_baocaophantich/1655888867262_BID_HSC_2022-06-22.pdf
16. DXG [ MUA – 33,100đ/cp ]: Triển vọng dài hạn vẫn tích cực – Báo cáo nhanh – HSC – 22/06/2022
- Theo đại diện của DXG, nhu cầu tài chính trong năm 2022 tổng cộng khoảng 500 triệu USD (11,6 nghìn tỷ đồng). Trong đó, DXG vừa phát hành trái phiếu theo VND tổng cộng 1,0 nghìn tỷ đồng cho một NHTM trong nước (kỳ hạn 3 năm, chưa có thông tin chi tiết về lãi suất trái phiếu). DXG cũng đang trong quá trình hoàn tất khoản vay hợp vốn quốc tế trị giá 100 triệu USD đã được các ngân hàng quốc tế (như Standard Chartered) đăng ký mua 80%, cùng với 300 triệu USD trái phiếu chuyển đổi đang trong quá trình thẩm định thương mại và dự kiến sẽ hoàn thành vào Q3/2022.
- HSC cho rằng việc DXG phát hành thành công 1,0 nghìn tỷ đồng trái phiếu cho một NHTM trong nước trong Q2/2022 là tín hiệu tích cực trong bối cảnh Chính phủ đang tăng cường giám sát hoạt động phát hành TPDN của các doanh nghiệp BĐS. Ngoài ra, nếu DXG hoàn tất 100 triệu USD khoản vay hợp vốn quốc tế cùng với 300 triệu USD trái phiếu chuyển đổi, thì sẽ rất tích cực cho triển vọng của Công ty. Khoản tiền mới huy động được sẽ giúp DXG thanh toán chi phí đất tại một số dự án lớn trọng điểm bao gồm Gem Premium (15ha, TP.HCM), dự án DXH Airport City, và tài trợ cho nhu cầu vốn đầu tư xây dựng trong giai đoạn 2022-2023.
- Dự án Gem Riverside: DXG đang trong quá trình xin giấy phép xây dựng. Tuy nhiên, DXG tự tin có thể mở bán dự án này trong nửa cuối năm 2022. Theo đại diện của DXG, việc mở bán dự án là vấn đề thời gian để giá bán được tốt và tỷ lệ hấp thụ duy trì ở mức cao trong bối cảnh tâm lý kém hiện nay. Giá bán dự kiến sẽ từ 80 triệu đồng/m2, cao hơn 14% so với các giả định thận trọng của HSC.
Link tải full báo cáo:
https://data.wichart.vn/public/cdn_baocaophantich/1655888586677_DXG_HSC_2022-06-22.pdf
17. PET [ MUA – 47,935đ/cp ]: Tháng 5/2022: giảm tốc, do tác động mùa vụ – Báo cáo cập nhật – BVSC – 22/06/2022
- PET gần đây đã công bố KQKD sơ bộ Tháng 5 giảm tốc: Doanh thu thuần giảm 2% YoY xuống 1.119 tỷ (-25% MoM), LNTT giảm 24% YoY, xuống mức 21 tỷ (-11% MoM). Lũy kế 5T22, doanh thu thuần của PET tăng 14% YoY, đạt 7.425 tỷ, trong khi LNTT tăng mạnh 18% YoY lên mức 155 tỷ. Với những kết quả này, PET đã hoàn thành lần lượt 35,6%/ 36,5% dự báo KQKD 2022 của BVSC.
- Doanh thu Tháng 5 sụt giảm do rơi vào mùa thấp điểm Doanh thu thuần Tháng 5/2022 của PET giảm 2% YoY xuống mức 1.119 tỷ. Trong đó, doanh thu ở hầu hết các mảng đều giảm tốc. • Doanh thu ĐTDĐ duy trì ở mức thấp do rơi vào mùa thấp điểm của thị trường, doanh thu Tháng 5 giảm 40% MoM, nhưng tăng 31% từ mức nền thấp T5/2021. Dù BVSC tiếp tục cho rằng sự sụt giảm doanh thu mảng ĐTDĐ gần đây là do tác động mùa vụ, BVSC vẫn tiếp tục theo dõi chặt chẽ sức mua của người tiêu dùng trong bối cảnh áp lực lạm phát gia tăng. Lũy kế, doanh thu ĐTDĐ của PET trong 5 tháng đầu năm tăng nhẹ 3% YoY, đạt 2.928 tỷ, hơi thấp hơn kỳ vọng của BVSC. • Doanh thu laptop T5/2022 giảm 34% YoY và 35% MoM, xuống mức 167 tỷ chủ yếu do tính thời vụ, mà BVSC kỳ vọng sẽ phục hồi đáng kể vào mùa cao điểm, thường rơi vào Quý 3. Tuy vậy, doanh thu YTD vẫn tăng mạnh 66% YoY đạt 1.798 tỷ.
Link tải full báo cáo:
https://data.wichart.vn/public/cdn_baocaophantich/1655890013594_PET_BVSC_2022-06-22.pdf
18. Ngành vật liệu [ Trung lập ] Khó khăn gia tăng nhưng định giá vẫn hấp dẫn – Báo cáo ngành – HSC – 22/06/2022
- Ngày 30/5/2022, EU công bố hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam đã được phân loại là có xuất xứ từ một nước đang phát triển, các biện pháp phòng vệ thương mại sẽ được áp dụng. Chính sách này sẽ có hiệu lực từ ngày 1/7/2022-30/6/2024. Theo đó, Việt Nam hiện phải chịu hạn ngạch nhập khẩu do EU đặt ra đối với một số sản phẩm thép dẹt (tổng hạn ngạch là 2,2-2,3 triệu tấn/năm) bao gồm thép mạ kẽm nhúng nóng (HDG), mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam sang EU, chiếm 67% tổng KNXK sang (theo giá trị) năm 2021.
- Lưu ý, Việt Nam đã xuất khẩu tổng cộng 979.205 tấn HDG trong năm 2021. Với hạn ngạch xuất khẩu vào khoảng 2,1 triệu tấn/năm cho tất cả các sản phẩm được phân loại là “các quốc gia khác” vào năm 2021, kim ngạch xuất khẩu HDG của Việt Nam sẽ chiếm 45% hạn ngạch này. Do đó, Việt Nam sẽ phải cạnh tranh với các “quốc gia khác” về sản lượng xuất khẩu, điều này sẽ làm gia tăng sự cạnh tranh đối với những doanh nghiệp bị ảnh hưởng như NKG và HSG. Thổ Nhĩ Kỳ là một trong những quốc gia có vị thế tốt nhất để cạnh tranh trong số các “quốc gia khác” này nhờ vị trí địa lý thuận lợi.
Link tải full báo cáo:
https://data.wichart.vn/public/cdn_baocaophantich/1655888476266_HSC_2022-06-22.pdf
19. Ngành xây dựng [ Trung lập ]: Kỳ vọng tiến độ đầu tư công tăng tốc trong nửa cuối 2022 – Báo cáo cập nhật – MAS – 22/06/2022
- Tiến độgiải ngân đầu tư công chưa đạt kỳ vọng: Đếnhết 30/04/2022 giải ngân đầu tư công đạt 85.712 tỷ đồng, đạt 14,86% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao. Trong đó vốn đầu tư trong nước là 83.234 tỷ đồng và vốn nước ngoài là 2.177 tỷ đồng, lần lượt đạt 21,63% và 6,26% kế hoạch. Ước tính đến 31/05/2022, giải ngân vốn đầu tư công đạt 117.937 tỷ đồng, đạt 20,45% kế hoạch. Thị trường bất động sản nhà ở trầm lắng trong thời gian hơn 1 năm vừa qua, cộng với nguồn cung sơ cấp hạn chế khiến thị trường xây dựng càng trở nên khó khăn
- Tiến độ giải ngân chưa đạt kỳ vọng, chỉ ở mức thông thường so với các năm, tuy nhiên Việt Nam đang dành nguồn lực rất lớn cho đầu tư cơ sở hạ tầng với 5 dự án mới được chấp thuận, tổng số dự án cao tốc–hạ tầng cấp trọng điểm quốc gia được Quốc hội phê duyệt theo hình thức đầu tư công trong năm nay đã tăng lên 17 dự án.
Link tải full báo cáo:
https://data.wichart.vn/public/cdn_baocaophantich/1655890200296_MAS_2022-06-22.pdf
20. DHC [ Khác – 95,200đ/cp ]: Công bố nhà máy sản xuất giấy thứ ba, kế hoạch kinh doanh thận trọng – Báo cáo ĐHCĐ – VCSC – 23/06/2022
- Ban lãnh đạo ước tính LNST trong 6 tháng đầu năm đạt 250 tỷ đồng (-17% YoY; chiếm 46% dự báo năm 2022 của VCSC), con số này phù hợp với kỳ vọng của VCSC. VCSC cho rằng LNST giảm so với cùng kỳ năm trước do 1) ưu đãi thuế tại nhà máy giấy thứ hai của DHC sẽ giảm hiệu lực vào năm 2022 và 2) chi phí nguyên liệu đầu vào thấp trong quý 1/2021, dẫn đến mức cơ sở so sánh cao cho lợi nhuận.
- Kế hoạch kinh doanh năm 2022 của DHC: o Doanh thu đạt 3,9 nghìn tỷ đồng (-6% YoY; 90% dự báo của VCSC). o LNTT đạt 515 tỷ đồng (không đổi so với cùng kỳ năm trước; 83% dự báo của VCSC). o LNST đạt 450 tỷ đồng (-7% YoY; 83% dự báo của VCSC). o VCSC lưu ý rằng DHC thường vượt kế hoạch lợi nhuận đã đề ra. Năm 2021, LNST của DHC đã cao hơn 7% so với kế hoạch năm. Do đó, VCSC chưa nhận thấy rủi ro đối với dự báo hiện tại, dù cần thêm đánh giá chi tiết.
Link tải full báo cáo:
https://data.wichart.vn/public/cdn_baocaophantich/1655983114113_DHC_VCSC_2022-06-23.pdf
21. OCB [ MUA – 26,400đ/cp ]: Tăng trưởng lợi nhuận gặp khó trong 6 tháng đầu năm 2022 – Báo cáo nhanh – HSC – 23/06/2022
- Về tăng trưởng tín dụng, ban lãnh đạo đang chờ được nâng hạn mức, dự kiến vào tháng 7 sau khi tăng trưởng tín dụng của OCB chạm hạn mức được NHNN giao ban đầu là 10%. Ngoài ra, do hạn mức mới chậm được giao nên ban lãnh đạo thận trọng về tăng trưởng tín dụng cả năm 2022, có thể sẽ không đạt được mục tiêu đề ra là 20-25%.
- Về tỷ lệ NIM, ban lãnh đạo lo ngại triển vọng tỷ lệ NIM Q2/2022 và cả năm 2022. Về mặt huy động, OCB dự kiến chi phí huy động sẽ tăng ở mức vừa phải trong năm 2022 nhờ thay đổi cơ cấu huy động và nâng tỷ lệ tiền gửi không kỳ hạn để phần nào bù đắp tác động tiêu cực của xu hướng tăng lãi suất huy động. Về mặt cho vay, OCB thấy có những khó khăn trong việc nâng lãi suất cho vay theo lãi suất huy động (ngay cả đối với các khoản vay có lãi suất thả nổi) vì sự cạnh tranh gay gắt trong thu hút khách hàng chất lượng cao.
- Về lãi thuần HĐ dịch vụ, ban lãnh đạo thấy có sự tăng trưởng chậm lại vì gần đây có các quy định mới siết chặt quản lý thị trường TPDN.
Link tải full báo cáo:
https://data.wichart.vn/public/cdn_baocaophantich/1655982463339_OCB_HSC_2022-06-23.pdf
22. MBB [ MUA – 39,500đ/cp ]: KQKD 5 tháng đầu năm tích cực – Báo cáo nhanh – HSC – 23/06/2022
- Ban lãnh đạo không đi sâu vào thông tin chi tiết và cho biết LNTT 5 tháng đầu năm 2022 của Ngân hàng mẹ đạt 8 nghìn tỷ đồng (Q1/2022: 5,1 nghìn tỷ đồng) và LNTT hợp nhất đạt 9 nghìn tỷ đồng (Q1/2022: 5,9 nghìn tỷ đồng). Theo HSC, kết quả thực hiện 5 tháng đầu năm 2022 là tích cực.
- Ban lãnh đạo chia sẻ rằng tỷ lệ NIM vẫn tăng dần trong 5 tháng đầu năm 2022 nhờ chi phí huy động và lợi suất cho vay được kiểm soát tốt. Ngoài ra, tăng trưởng tín dụng đã đạt đến hạn mức được giao ban đầu là 15% và ban lãnh đạo kỳ vọng sẽ nhận được hạn mức tín dụng mới vào tháng 7. Ban lãnh đạo cho biết nợ xấu đã tăng nhẹ nhưng vẫn đang được kiểm soát tốt.
Link tải full báo cáo:
https://data.wichart.vn/public/cdn_baocaophantich/1655982365551_MBB_HSC_2022-06-23.pdf
23. STK [ MUA – 68,500đ/cp ]: Chiến lược tập trung vào sản phẩm xanh – Báo cáo nhanh – HSC – 24/06/2022
- KQKD 5 tháng đầu năm 2022 vẫn chưa được công bố, nhưng BLĐ chia sẻ sản lượng tiêu thụ trong Q2/2022 nhiều khả năng sẽ thấp hơn so với cùng kỳ và so với quý trước, chủ yếu do hiệu ứng mùa vụ. Ngoài ra, các lo ngại về tình hình thị trường, bao gồm lạm phát cao trên toàn cầu và kinh tế tăng trưởng chậm lại cũng tác động tới nhu cầu trong Q2/2022.
- Tuy nhiên, STK kỳ vọng sản lượng tiêu thụ sẽ cải thiện trong những quý tới khi khách hàng phải đặt hàng để tích trữ hàng tồn kho cho vụ xuân hè năm sau. Sau khi thảo luận với khách hàng, STK tin rằng nhu cầu sản phẩm may mặc sẽ tăng 15-30% so với cùng kỳ trong nửa cuối năm 2022 và theo đó sẽ hỗ trợ các đơn đặt hàng sợi cuối năm nay.
- STK vẫn đang xin giấy phép đầu tư cho dự án Unitex. Công ty kỳ vọng sẽ nhận được giấy phép và khởi công xây dựng trong nửa cuối năm 2022 và đi vào hoạt động trong nửa cuối năm 2023. Các sản phẩm chủ lực từ dự án này bao gồm sợi RPF (60-80%) và sợi đặc biệt/chất lượng cao (20-40%)
- BLĐ chia sẻ trong kịch bản tiêu cực là nền kinh tế tăng trưởng chậm lại, nhu cầu đối với RPF vẫn sẽ ổn định nhờ cam kết sử dụng nguyên liệu bền vững của các hãng thời trang lớn
Link tải full báo cáo:
https://data.wichart.vn/public/cdn_baocaophantich/1656065898403_STK_HSC_2022-06-24.pdf
24. DGC [ MUA – 167,200đ/cp ]: Thiếu hụt chip toàn cầu tiếp diễn – Báo cáo ngắn – MAS – 24/06/2022
- Cơ cấu doanh thu năm 2021 phụ thuộc xuất khẩu khi chiếm đến 68% tổng doanh thu. Tập khách hàng của DGC đang có sự mở rộng đáng kể, đặc biệt trong giai đoạn nguồn cung phốt pho thế giới trong năm 2021 và 2022 chịu nhiều yếu tố thiếu ổn định từ dịch bệnh, chiến tranh, đóng cửa nền kinh tế, ….
- Quý 1/2022, doanh thu thuần và lãi ròng đạt 3.634 tỷ và 1.336 tỷ đồng, lần lượt tăng 86% và 370% so với cùng kỳ: 1) biên lợi nhuận gộp đạt 47%, cao hơn mức 22,1% cùng kỳ nhờ lợi thế nguồn nguyên liệu đầu vào apatit chủ động được khoảng 30% đã giúp lợi nhuận cải thiện tốt; 2) sản lượng và giá bán các mặt hàng đều có sự gia tăng tốt; 3) nhu cầu phốt pho thế giới tiếp tục duy trì ở mức cao.
- Giá phốt pho vàng thế giới theo chiều hướng tăng trong 5 tháng đầu năm 2022 do nhiều yếu tố: 1) Nhu cầu phát triển các sản phẩm bán dẫn gia tăng, đặc biệt là nhu cầu chip. Việc thiếu hụt chip đang trở nên thường xuyên hơn do nhiều yếu tố như dịch Covid, chiến tranh, … 2) Nhu cầu sản xuất pin xe điện gia tăng, đặc biệt khi giá xăng dầu lên cao đã khiến nhu cầu phốt pho vàng tiếp tục gia tăng.
Link tải full báo cáo:
https://data.wichart.vn/public/cdn_baocaophantich/1656042674093_DGC_MAS_2022-06-24.pdf
25. PPC [ Khác – 19,000đ/cp ]: PPC đặt mục tiêu máy phát điện S6 sẽ đi vào vận hành trong tháng 9 – Báo cáo ĐHCĐ – VCSC – 24/06/2022
- CTCP Nhiệt điện Phả Lại (PPC) đã tổ chức ĐHCĐ tại tỉnh Hải Dương vào ngày 23/06/2022. Ban lãnh đạo đã giải đáp các câu hỏi của nhà đầu tư liên quan đến vấn đề kỹ thuật của máy phát điện S6, kế hoạch cổ tức và tình trạng thiếu than.
- PPC đưa ra kế hoạch thận trọng cho năm 2022. Ban lãnh đạo đặt mục tiêu sản lượng bán điện thương phẩm dự phóng năm 2022 là 3,6 tỷ kWh (+36,0% YoY), nhờ vào mức tiêu thụ điện phục hồi của Việt Nam và sản lượng điện hợp đồng cao hơn. Kế hoạch doanh thu và LNTT của PPC lần lượt là 5.428 tỷ đồng và 278 tỷ đồng, lần lượt tương ứng 93,2% và 83,3% dự báo của VCSC. VCSC lưu ý rằng ngoài năm 2021, ban lãnh đạo của PPC đã luôn thận trọng khi đưa ra kế hoạch khi LNTT của công ty trong năm 2019 và 2020 lần lượt vượt kế hoạch đề ra là 68,2% và 58,2%. VCSC cho rằng không có thay đổi đáng kể nào đối với dự báo của VCSC về LNTT và LNST trong năm 2022, dù cần thêm đánh giá chi tiết.
- Cổ đông đề xuất mức cổ tức tiền mặt là 450 đồng/cổ phiếu và 600 đồng/cổ phiếu lần lượt cho các năm 2021 và 2022 (tương ứng với lợi suất cổ tức lần lượt là 2,5% và 3,4%), thấp hơn dự báo tương ứng của VCSC là 800 đồng/cổ phiếu và 1.500 đồng/cổ phiếu.
Link tải full báo cáo:
https://data.wichart.vn/public/cdn_baocaophantich/1656066292421_PPC_VCSC_2022-06-24.pdf
26. Ngành dệt may [ Trung lập ]: Nhu cầu từ các thị trường xuất khẩu lớn có thể chững lại do lạm phát – Báo cáo ngành – SSI – 24/06/2022
- Trong 5 tháng đầu năm 2022, kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam đạt 18,7 tỷ USD (+24% so với cùng kỳ), trong đó kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may & sợi lần lượt đạt 14 tỷ USD (+24% so với cùng kỳ) và 2,4 tỷ USD (+ 11% so với cùng kỳ). Kim ngạch xuất khẩu hàng may mặc sang Mỹ đạt 7,6 tỷ USD (+27% so với cùng kỳ, chiếm 54% tổng kim ngạch xuất khẩu hàng may mặc). Bất chấp áp lực lạm phát có thể cản trở nhu cầu may mặc ở các nước phát triển trong trung hạn, hầu hết các công ty sản xuất hàng may mặc trong nước đều có đơn đặt hàng sản xuất đến tháng 11/2022 do sự chuyển dịch đơn đặt hàng hàng từ Trung Quốc sang Việt Nam.
- Giá sợi nhập khẩu bình quân tăng 10% so với cùng kỳ trong 5T2022 do giá bông và dầu tăng lên, cùng với chi phí logistic neo ở mức cao. Theo Sunsirs, giá sợi polyester và sợi bông ở Trung Quốc đều tăng từ 10% -18% so với cùng kỳ trong 5T2022. Điều này dẫn đến chi phí vải tăng lên và ảnh hưởng đáng kể đến biên lợi nhuận gộp của các công ty sản xuất trong nước – đặc biệt là những doanh nghiệp có phần lớn đơn hàng FOB (như MSH và TCM). Mặc dù chi phí vải tăng lên phù hợp với quan điểm của SSI (đây), nhưng mức độ gián đoạn logistics và giá nhiên liệu tăng lên cao hơn ước tính của SSI.
Link tải full báo cáo:
https://data.wichart.vn/public/cdn_baocaophantich/1656066520985_SSI_2022-06-24.pdf
Quý nhà đầu tư lưu ý:
Đây là báo cáo tổng hợp quan điểm từ phía các công ty chứng khoán, KHÔNG PHẢI QUAN ĐIỂM CỦA TEAM.
-Link room Telegram miễn phí: https://t.me/cknuocmam
———-Team LTBNM tổng hợp ————-