TỔNG HỢP BÁO CÁO PHÂN TÍCH TỪ CÁC CÔNG TY CHỨNG KHOÁN TỪ 21/03 – 25/03/2021

Lượt xem: 1638 | Ngày đăng: 03/04/2022 | Báo cáo từ CTCK Blog

Kính gửi các anh chị đầu tư!

Team buôn nước mắm Cập nhật các báo cáo từ ngày 21/03 25/03/2021

  1. VNM [ MUA – 105,700đ/cp ]: Mức định giá hấp dẫn nhưng ngắn hạn chịu nhiều áp lực từ giá nguyên liệu – KBSV – 21/03/2022
  2. IDC [ MUA – 86,300đ/cp] Kế hoạch 2022 tăng trưởng mạnh – SSI – 21/03/2022
  3. DPG [ Trung lập – 83,600đ/cp ] Mở bán dự án Cồn Tiến giúp duy trì tăng trưởng 2022 – Báo cáo cập nhật – SSI – 21/03/2022
  4. CTG [ MUA – 43,100đ/cp ]: Tỷ lệ nợ xấu đạt 1.26%, giảm mạnh so với 3Q2021 – Báo cáo cập nhật – KBSV – 21/03/2022
  5. CII [ Phù hợp thị trường – 30,900đ/cp ]: Thoái vốn tại công ty con thúc đẩy tăng trưởng lợi nhuận – Báo cáo cập nhật – VCSC – 21/03/2022
  6. ACV [ Phù hợp thị trường – 87,200đ/cp ]: Lợi nhuận phục hồi khi du lịch quốc tế trở lại hoạt động – Báo cáo cập nhật – VCSC – 21/03/2022
  7. VTP [ Tích cực – 25,349đ/cp] Hồi phục tích cực sau giãn cách – Báo cáo phân tích – VCBS – 22/03/2022
  8. VIC [ MUA – 112,000đ/cp]: Xe điện cạnh tranh thị phần mới trong năm 2022 – Báo cáo cập nhật – VCSC – 22/03/2022
  9. VEA [ MUA – 54,000đ/cp ]: Doanh số bán xe và lợi nhuận dự báo phục hồi – Báo cáo cập nhật – VCSC – 22/03/2022
  10. PNJ [ MUA – 129,100đ/cp ]: KQKD Q4/2021 phục hồi mạnh mẽ, triển vọng sáng sau tác động từ dịch bệnh – Báo cáo cập nhật – KBSV – 22/03/2022
  11. PTB [ Phù hợp thị trường – 98,300đ/cp ]: Định giá hợp lý dù lợi nhuận cốt lõi tăng trưởng mạnh – VCSC – 22/03/2022
  12. NVL [ Phù hợp thị trường – 75,000đ/cp ]: Kỳ vọng lượng bàn giao lớn từ các dự án Aqua City, NovaWorld trong năm 2022– Báo cáo cập nhật – VCSC – 22/03/2022
  13. MSN [ Tích cực – 187,700đ/cp ] Xây dựng hệ sinh thái tiêu dùng – công nghệ – Báo cáo cập nhật – BVSC – 22/03/2022
  14. KBC [ Phù hợp thị trường – 60,600đ/cp ]: Rủi ro pha loãng từ đợt phát hành cổ phiếu sắp tới – Báo cáo cập nhật – VCSC – 22/03/2022
  15. DIG [ Bán ]: Tiến độ phát triển phù hợp với dự báo của VCSC; định giá kém hấp dẫn – Báo cáo cập nhật – VCSC – 22/03/2022
  16. DHC [ Tích cực – 90,300đ/cp ] Biên lợi nhuận được cải thiện khi các gián đoạn do dịch COVID-19 giảm dần – Báo cáo cập nhật – VCSC – 22/03/2022
  17. CTR [ MUA – 102,200đ/cp ]: Kế hoạch của ban lãnh đạo vượt dự báo của VCSC – Báo cáo cập nhật – VCSC – 22/03/2022
  18. CLX [ Trung lập ]: Công ty vốn hóa nhỏ nhiều tài sản đang chờ mở khoá giá trị – Báo cáo cập nhật – VCSC – 22/03/2022
  19. Ngành thực phẩm và đồ uống [ Trung lập ]: 2022 – Phân hóa giữa Covid và chiến tranh – Báo cáo cập nhật – MAS – 23/03/2022
  20. FMC [ Tích cực – 67,400đ/cp ] Cập nhật công ty – Cập nhật công ty – SSI – 22/03/2022
  21. VRE [ MUA – 40,100đ/cp ]: Sức bật của thời kỳ mới – Báo cáo cập nhật – MAS – 24/03/2022
  22. PTB [ MUA – 140,200đ/cp ]: Tăng tốc trở lại  – Báo cáo ngắn – MAS – 24/03/2022
  23. PHR [ Tích cực – 88,000đ/cp ] Tăng trưởng mạnh mẽ trong năm 2022 – Báo cáo cập nhật – VNDS – 24/03/2022
  24. Ngành phân bón [ Trung lập] Giá ure có thể đạt đỉnh trong tháng 3 – Báo cáo cập nhật – SSI – 24/03/2022
  25. Ngành cảng biển [ Tích cực ]: Tăng trưởng vững chắc – Báo cáo cập nhật – MAS – 24/03/2022
  26. Ngành ngân hàng [ Trung lập ] Nhóm ngân hàng TMCP tăng trưởng ổn định trong Q1/2022 – Báo cáo cập nhật – SSI – 25/03/2022
  27. MSR [ MUA – 38,000đ/cp ]: 2022 – Lợi nhuận sẽ bùng nổ – Báo cáo ngắn – MAS – 25/03/2022
  28. MBB [ Tích cực – 40,800đ/cp ]: Tiến tới ngân hàng số – Báo cáo cập nhật – VNDS – 25/03/2022
  29. DBD [ MUA – 73,000đ/cp ]: Cơ hội đầu tư hiếm trong ngành dược, với bước tiến mới từ nhà máy GMP-EU – Báo cáo cập nhật – SSI – 25/03/2022

Quý nhà đầu tư lưu ý:

Đây là báo cáo tổng hợp quan điểm từ phía các cty chứng khoán, KHÔNG PHẢI QUAN ĐIỂM CỦA TEAM.

-Link room telegram miễn phí: https://t.me/cknuocmam

1.    VNM [ MUA – 105,700đ/cp ]: Mức định giá hấp dẫn nhưng ngắn hạn chịu nhiều áp lực từ giá nguyên liệu  – KBSV – 21/03/2022

  • Cả năm 2021, doanh thu thuần đạt 61,012 tỷ VNĐ (+2% YoY) – đạt 98.2% kế hoạch năm. LNST hợp nhất đạt 10,633 tỷ VNĐ (giảm 5.3% YoY) – đạt 94.6% kế hoạch năm.
  • Biên gộp của VNM bị ảnh hưởng đáng kể do giá cả cước phí vận chuyển và đặc biệt là nguyên liệu đầu vào tăng mạnh trong năm 2021. Theo ước tính của KBSV, trung bình giá bột sữa sử dụng làm nguyên liệu đầu vào tăng lần lượt 22.6% (SMP) và 29.2% (WMP) trong năm 2021.
  • Với tình hình diễn biến phức tạp giữa Nga – Ukraina chưa có dấu hiệu suy giảm, cùng với đó là hiệu ứng từ chuỗi cung ứng chưa được giải quyết thì giá nguyên vật liệu nhiều khả năng sẽ vẫn bị neo ở mức cao. KBSV cho rằng biên LNG của VNM sẽ tiếp tục bị ảnh hưởng trong thời gian tới. Cụ thể, năm 2022 mức biên LNG hợp nhất là 43.08% (giảm nhẹ so với mức 43.14% cùng kỳ).
  • Năm 2022, KBSV dự phóng DTT của VNM đạt 62,090 tỷ đồng (+1.92% YoY) và LNST đạt 11,000 tỷ đồng (+3.45% YoY). Cho năm 2023, DTT đạt 63,617 tỷ đồng (+2.46% YoY) và LNST tăng trưởng 2.8% YoY đạt 11,318 tỷ đồng. Mặc dù chịu ảnh hưởng từ BLNG và tốc độ tăng trưởng thấp, KBSV duy trì khuyến nghị MUA với cổ phiếu VNM, mức giá mục tiêu 105,700 VNĐ/cp. KBSV cho rằng VNM vẫn có mức định giá hấp dẫn, ở P/E fw hiện tại khoảng 14x lần.

Link tải full báo cáo:

https://data.wichart.vn/public/baocaophantich/10559_VNM_KBSV_2022-3-21.pdf

2.    IDC [ MUA – 86,300đ/cp] Kế hoạch 2022 tăng trưởng mạnh – SSI – 21/03/2022

  • Nhu cầu thuê đất tại các KCN dự báo tăng trưởng tích cực trong năm 2022. SSI cho rằng, việc Việt Nam mở cửa trở lại từ 15/3 tạo điều kiện cho các nhà đầu tư nước ngoài có thể hoàn thành các hợp đồng đã ký MOU trước đó.
  • Giá thuê tại các KCN của IDC tăng tích cực trong năm 2022. SSI nhận thấy, giá thuê tại KCN tại KCN Phú Mỹ 2 đã có mức tăng 20% trong những tháng đầu năm 2022, bên cạnh KCN Hựu Thạnh cũng có giá thuê đạt mức 130-140 USD/m2/chu kỳ thuê (+8% YoY). Với lợi thế phần lớn diện tích đất đã được đền bù giải tỏa tại KCN Phú Mỹ II mở rộng và Hựu Thạnh giúp IDC cải thiện biên lợi nhuận khi giá thuê tăng.
  • Hồi tố từ ghi nhận đều sang 1 lần giúp lợi nhuận 2022 tăng mạnh. IDC sẽ thực hiện hồi tố việc ghi nhận đều trong 50 năm sang ghi nhận 1 lần đối với khu công nghiệp Nhơn Trạch V và Phú Mỹ II tương tự như KCN Mỹ Xuân A trong năm 2021. SSI dự báo lợi nhuận từ 2 KCN này đạt mức 1.600 tỷ đồng trong năm 2022.
  • Kế hoạch mở rộng quỹ đất tích cực. IDC có kế hoạch phát triển quỹ đất 2.000 ha – 3.000 ha tại các tỉnh thành như Tiền Giang, Hải Phòng, Hưng Yên… SSI cho rằng, quỹ đất này sẽ được bổ sung và cho thuê từ năm 2024 trở đi, giúp duy trì tăng trưởng sau khi KCN Hựu Thạnh dần lấp đầy.

Link tải full báo cáo:

https://data.wichart.vn/public/baocaophantich/10556_IDC_SSI_2022-3-21.pdf

3.    DPG [ Trung lập – 83,600đ/cp ] Mở bán dự án Cồn Tiến giúp duy trì tăng trưởng 2022 – Báo cáo cập nhật – SSI – 21/03/2022

  • SSI cho rằng, trong năm 2022, doanh thu BĐS tăng trưởng 2 con số nhờ vào ghi nhận phần từ mở bán 1 phần dự án Cồn Tiến trong tháng 5/2022. Bên cạnh đó, hoạt động xây dựng kỳ vọng tăng trưởng tích cực nhờ đẩy mạnh giải ngân đầu tư công. Trong dài hạn, với lợi thế giá đất thấp, dự án Cồn Tiến sẽ đem lại nguồn thu chính cho DPG trong 3-4 năm tới, biên lợi nhuận ròng đạt 35%. Sử dụng phương pháp SOTP, SSI xác định giá mục tiêu DPG là 83.600 đồng/cp.
  • Lợi nhuận tăng mạnh trong năm 2021 nhờ vào ghi nhận dự án Casamina và hoạt động kinh doanh điện được cải thiện. Doanh thu thuần đạt mức 2.545 tỷ đồng (+20,1% YoY). Trong đó, doanh thu thủy điện tăng trưởng 50% YoY từ mức thấp trong năm 2021 và doanh thu từ hạch toán phần còn lại dự án Casamina đạt 943 tỷ đồng (+17% YoY).
  • Mở bán dự án Cồn Tiến vào tháng 5/2022, giúp tăng trưởng duy trì tích cực. Dự án Cồn Tiến được xây dựng trên diện tích 30 ha với lợi thế chi phí đền bù giải phóng mặt bằng thấp. Tổng mức đầu tư đạt 650 tỷ đồng.
  • Hoạt động xây dựng dự báo tăng trưởng 15% trong năm 2022 nhờ giải ngân đầu tư công tích cực. SSI cho rằng DPG có lợi thế là doanh nghiệp có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực xây dựng cầu đường, với các dự án tiêu biểu như Cao tốc Bắc Nam, Cầu Thủ Thiêm 2, Cầu Mỹ Thuận 2….

Link tải full báo cáo:

https://data.wichart.vn/public/baocaophantich/10555_DPG_SSI_2022-3-21.pdf

4.    CTG [ MUA – 43,100đ/cp ]: Tỷ lệ nợ xấu đạt 1.26%, giảm mạnh so với 3Q2021 – Báo cáo cập nhật – KBSV – 21/03/2022

  • 4Q2021, CTG có thu nhập lãi thuần đạt 10,396 tỷ VND (+5.3% QoQ, +1.1% YoY; TOI đạt 13,887 tỷ VND (+13.3% QoQ, +5.9% YoY). Chi phí dự phòng giảm mạnh so với 2 quý trước, đạt 4,377 tỷ VND (-21.1% QoQ) khiến LNTT 4Q2021, đạt 3,678 tỷ VND (+20.2% QoQ, -45.2% YoY).
  • Chất lượng tài sản được cải thiện trong 4Q2021 với tỷ lệ nợ xấu đạt 1.26%, giảm 40bps QoQ với nợ nhóm 4 giảm mạnh mẽ. Tỷ lệ bao phủ nợ xấu đạt 180.4%, cao thứ 5 hệ thống ngân hàng. Tính đến hết tháng 12/2021, phần nợ được tái cơ cấu khoảng 10.3 nghìn tỷ VND so với 7.8 nghìn tỷ VND vào 3Q2021.
  • Ngày 24/1/2022, CTG và Manulife công bố thỏa thuận hợp tác độc quyền kéo dài 16 năm với upfront fee khoảng 30 triệu USD, dự kiến chi trả trong 6 năm. Dự kiến CTG có thể bắt đầu ghi nhận khoảng 5 triệu USD upfront fee trong 1Q2022.
  • Bắt đầu từ ngày 1/1/2022, khách hàng sử dụng dịch vụ Ngân hàng số VietinBank iPay được miễn phí hoàn toàn phí chuyển tiền trong và ngoài hệ thống và một số phí liên quan. Chính sách mới sẽ giảm lãi phí dịch vụ tuy nhiên sẽ thúc đẩy tăng trưởng CASA, tăng khả năng cạnh tranh của CTG trong thời gian tới.

Link tải full báo cáo:

https://data.wichart.vn/public/baocaophantich/10558_CTG_KBSV_2022-3-21.pdf

5.    CII [ Phù hợp thị trường – 30,900đ/cp ]: Thoái vốn tại công ty con thúc đẩy tăng trưởng lợi nhuận – Báo cáo cập nhật – VCSC – 21/03/2022

  • VCSC giữ khuyến nghị PHÙ HỢP THỊ TRƯỜNG cho CTCP Đầu tư Hạ tầng Kỹ thuật TP.HCM (CII) đồng thời tăng giá mục tiêu thêm 13% lên 30.900 đồng/CP.
  • VCSC tăng giá mục tiêu chủ yếu do VCSC tăng dự báo đối với tăng trưởng lưu lượng giao thông tại dự án BOT Cao tốc Trung Lương – Mỹ Thuận trong giai đoạn 2022-2023 từ 8% lên 10%, phù hợp với kế hoạch của công ty.
  • Định giá của VCSC cũng được hỗ trợ từ việc CII thoái vốn tại công ty con là CTCP Đầu tư Năm Bảy Bảy (HOSE: NBB) với mức giá thuận lợi.
  • Do CII dự kiến sẽ giảm tỷ lệ sở hữu tại NBB xuống 49% vào cuối quý 1/2022 và ghi nhận NBB như công ty liên kết thay vì công ty con như trước đây, VCSC cho rằng lợi nhuận từ thoái vốn vào cuối năm 2021 và đầu năm 2022 sẽ được ghi nhận trong báo cáo tài chính hợp nhất của CII tại ngày thực hiện ghi nhận NBB là công ty liên kết, điều này sẽ thúc đẩy đáng kể lợi nhuận của CII trong năm 2022.
  • Do đó, VCSC nâng dự báo LNST sau lợi ích CĐTS năm 2022 thêm 89% nhưng giảm dự báo LNST sau lợi ích CĐTS giai đoạn 2023-2024 thêm khoảng 10% sau khi NBB đóng góp tỷ trọng lợi nhuận thấp hơn.

Link tải full báo cáo:

https://data.wichart.vn/public/baocaophantich/10552_CII_VCSC_2022-3-21.pdf

6.    ACV [ Phù hợp thị trường – 87,200đ/cp ]: Lợi nhuận phục hồi khi du lịch quốc tế trở lại hoạt động – Báo cáo cập nhật – VCSC – 21/03/2022

  • VCSC duy trì khuyến nghị PHÙ HỢP THỊ TRƯỜNG đối với Tổng CT Cảng Hàng không Việt Nam (ACV) đồng thời nâng giá mục tiêu thêm 13% lên 87.200 đồng/cổ phiếu.
  • Giá mục tiêu cao hơn của VCSC chủ yếu do dự báo tăng trưởng hành khách dài hạn cao hơn cho 2026-2031 do VCSC kỳ vọng Việt Nam sẽ giành được thị phần du lịch quốc tế từ các quốc gia trong khu vực. Hiện tại, VCSC giả định tốc độ tăng trưởng kép (CAGR) đạt 15% đối với lượng hành khách quốc tế trong giai đoạn 2026-2031 so với trước đây là khoảng 12%.
  • Tuy nhiên, giá mục tiêu của VCSC bị ảnh hưởng tiêu cực bởi dự báo LNST sau lợi ích CĐTS 2022 của VCSC giảm 24% do VCSC cắt giảm dự báo lượng khách quốc tế xuống khoảng 36% xuống còn 14 triệu hành khách trong năm do mức độ sẵn sàng đi du lịch thấp hơn dự kiến do các biến thể COVID-19 mới.
  • Trong khi đó, VCSC duy trì dự báo tổng LNST sau lợi ích CĐTS giai đoạn 2023-2025 cho ACV khi VCSC duy trì quan điểm rằng hành khách quốc tế sẽ phục hồi dần và đạt mức trước dịch COVID-19 vào năm 2025.

Link tải full báo cáo:

https://data.wichart.vn/public/baocaophantich/10553_ACV_VCSC_2022-3-21.pdf

7.  VTP [ Tích cực – 25,349đ/cp] Hồi phục tích cực sau giãn cách – Báo cáo phân tích – VCBS – 22/03/2022

  • Doanh thu chuyển phát nối lại mức tăng trưởng tích cực sau giãn cách: Doanh thu lĩnh vực dịch vụ chuyển phát và logistics có thể khôi phục mức tăng trưởng trên 20% từ năm 2022 nhờ: (1) Hoạt động đi lại và vận tải hàng hóa được nối lại; (2) Giai đoạn giãn cách kéo dài đã thay đổi mạnh mẽ thói quen mua hàng và đặt tiền đề cho giai đoạn phát triển mạnh của thương mại điện tử (TMĐT).
  • Lợi thế cạnh tranh từ mạng lưới: Sau khi hoàn thành tiếp nhận và tái cơ cấu toàn bộ hệ thống cửa hàng Viettel Telecom, VTP sẽ trở thành doanh nghiệp sở hữu quy mô và mật độ mạng lưới đứng đầu cả nước, qua đó giúp hưởng lợi mạnh mẽ trước những xu hướng mới trong ngành.
  • Kỳ vọng khôi phục biên lợi nhuận: Từ 2022, VCBS cho rằng áp lực sụt giảm đến biên lợi nhuận gộp mảng dịch vụ chuyển phát và logistics là không còn nhiều và doanh nghiệp có thể dần khôi phục mức biên lợi nhuận gộp trên về mức trên 10% trong 2-3 năm tới.

Link tải full báo cáo:

https://data.wichart.vn/public/baocaophantich/10560_VTP_VCBS_2022-3-22.pdf

8.      VIC [ MUA – 112,000đ/cp]: Xe điện cạnh tranh thị phần mới trong năm 2022 – Báo cáo cập nhật – VCSC – 22/03/2022

  • VCSC giảm giá mục tiêu cho Tập đoàn Vingroup (VIC) thêm 12% còn 112.000 đồng/CP nhưng nâng khuyến nghị từ KHẢ QUAN lên MUA vì giá cổ phiếu của công ty đã điều chỉnh 27% trong 3 tháng qua. Giá mục tiêu thấp hơn của VCSC chủ yếu do mức điều chỉnh giảm dự báo doanh số xe động cơ xăng dầu (ICE) trong năm 2022 và áp dụng mức EV/Sales mục tiêu thấp hơn là 7,0 lần (thay vì 10,0 lần như trước đây) cho dự báo doanh thu từ mảng xe điện (EV) trong năm 2022 của VCSC.
  • VCSC vẫn giữ quan điểm lạc quan về việc Vingroup có hưởng lợi mạnh mẽ từ tầng lớp thu nhập trung bình cao vốn đang gia tăng tại Việt Nam – đặc biệt thông qua các công ty bất động sản như Vinhomes (VHM), Vincom Retail (VRE) và Vinpearl. VCSC cũng đánh giá cao tiềm năng của VinFast trong việc trở thành thương hiệu xe điện hàng đầu trong nước cũng như nhà sản xuất xe điện toàn cầu trong dài hạn.
  • VCSC dự báo lợi nhuận từ HĐKD đạt 17,8 nghìn tỷ đồng trong năm 2022 – thấp hơn 25% so với dự báo trước đây – nhờ lợi nhuận từ mảng bán bất động sản tăng mạnh và lợi nhuận từ mảng cho thuê bán lẻ phục hồi, bị ảnh hưởng bởi khoản lỗ dự phóng của VCSC đối với mảng công nghiệp và khách sạn nghỉ dưỡng. VCSC dự báo LNST sau lợi ích CĐTS đạt 1,1 nghìn tỷ đồng trong năm 2022 so với mức lỗ ròng vào năm 2021.
  • Phương pháp định giá tổng của từng phần sử dụng thị giá hiện tại của VIC, VHM và VRE cho thấy các tài sản còn lại của VIC là VinFast, Vinpearl, Vinmec và VinSchool có trị giá khoảng 1,0 tỷ USD, VCSC cho rằng con số này thấp hơn đáng kể so với định giá của VCSC cho những tài sản này là khoảng 2,1 tỷ USD. VCSC cho rằng tiềm năng tăng trưởng của VHM và VRE giúp giá cổ phiếu VIC hiện tại ngày càng hấp dẫn.

Link tải full báo cáo:

https://data.wichart.vn/public/baocaophantich/10575_VIC_VCSC_2022-3-22.pdf

9.    VEA [ MUA – 54,000đ/cp ]: Doanh số bán xe và lợi nhuận dự báo phục hồi – Báo cáo cập nhật – VCSC – 22/03/2022

  • VCSC duy trì khuyến nghị MUA và giữ nguyên giá mục tiêu khi VCSC đánh giá cao VEA mang lại cơ hội đầu tư vào thị trường xe máy (2W) quy mô lớn và tăng trưởng dài hạn của tiêu thụ ô tô (4W) của Việt Nam, cùng với lợi suất cổ tức cao.
  • VCSC nâng dự báo LNST tổng hợp 2022-2024 lên 1% chủ yếu do chi phí dự phòng cho hàng tồn kho xe tải của VEA giảm.
  • VCSC kỳ vọng doanh số bán xe du lịch (PC) và xe 2W sẽ phục hồi sau các gián đoạn nghiêm trọng do dịch COVID-19 trong giai đoạn 2020-2021 và đạt tốc độ tăng trưởng kép (CAGR) tương ứng là 20% và 9% trong giai đoạn 2021-2024.
  • Giá mục tiêu của VCSC tương ứng P/E 2022 của VEA là 10,3 lần – nhìn chung là phù hợp với mức P/E trượt trung bình 5 năm của các công ty cùng ngành là 11 lần. Lợi suất cổ tức năm 2021 của VEA (sẽ trả vào năm 2022) hấp dẫn ở mức 10%.
  • Rủi ro đối với quan điểm tích cực của VCSC: Nhu cầu xe 2W và 4W suy yếu kéo dài; cạnh tranh gay gắt trên thị trường 4W; những thay đổi đối với chính sách cổ tức của VEA hoặc các công ty liên kết sẽ dẫn đến lợi suất cổ tức thấp hơn dự kiến.

Link tải full báo cáo:

https://data.wichart.vn/public/baocaophantich/10567_VEA_VCSC_2022-3-22.pdf

10.     PNJ [ MUA – 129,100đ/cp ]: KQKD Q4/2021 phục hồi mạnh mẽ, triển vọng sáng sau tác động từ dịch bệnh – Báo cáo cập nhật – KBSV – 22/03/2022

  • Luỹ kế năm 2021, doanh thu thuần đạt 19,593 tỷ đồng (+11.9% YoY) – hoàn thành 93.3% kế hoạch đặt ra trong năm. LNST đạt 1,030 tỷ đồng (-3.7% YoY) – tương đương mức hoàn thành 83.8% kế hoạch lợi nhuận. Luỹ kế 2T2022, doanh thu thuần đạt 7,066 tỷ đồng (+41.1% YoY) và LNST đạt 522 tỷ đồng – tương đương tăng trưởng 36.7% YoY.
  • KBSV cho rằng, kết quả kinh doanh của PNJ trong năm 2022 sẽ tiếp tục phục hồi mạnh, đặc biệt là mảng trang sức bán lẻ khi kết quả kinh doanh phụ thuộc lớn vào việc các cửa hàng được mở cửa. Ngoài ra, theo quan điểm của KBSV tệp khách hàng của PNJ nhìn chung ít bị ảnh hưởng và hồi phục tốt hơn so với mặt bằng dân số bình quân.
  • KBSV kỳ vọng rằng, số lượng cửa hàng mở mới của PNJ Gold trong năm 2022 sẽ nằm trong khoảng từ 20-40 cửa hàng tuỳ thuộc vào tình hình dịch bệnh diễn biến trong năm. Nhờ đó, kỳ vọng doanh thu mảng trang sức bán lẻ tăng trưởng từ 30-35% YoY từ mức nền thấp.
  • Năm 2022, KBSV dự phóng kết quả hoạt động kinh doanh của PNJ với doanh thu thuần đạt 24,111 tỷ đồng (+23% YoY) và lợi nhuận sau thuế đạt 1,435 tỷ đồng (+38.9% YoY). Cho năm 2023, mức doanh thu thuần đạt 27,772 tỷ đồng (+15.1% YoY) và LNST ở mức 1,898 tỷ đồng (+32% YoY). KBSV khuyến nghị MUA đối với cổ phiếu PNJ, giá mục tiêu 129,100 VNĐ/cp, cao hơn 22% so với giá đóng cửa ngày 21/03/2022.

Link tải full báo cáo:

https://data.wichart.vn/public/baocaophantich/10579_PNJ_KBSV_2022-3-22.pdf

11.     PTB [ Phù hợp thị trường – 98,300đ/cp ]: Định giá hợp lý dù lợi nhuận cốt lõi tăng trưởng mạnh – VCSC – 22/03/2022

  • VCSC giữ nguyên khuyến nghị PHÙ HỢP THỊ TRƯỜNG cho CTCP Phú Tài (PTB) khi VCSC cho rằng PTB hiện có định giá hợp lý với P/E năm 2022 là 10,4 lần (dựa theo dự báo của VCSC) so với mức trung bình 3 năm của các công ty cùng ngành là 11,5 lần. VCSC cho rằng mức chiết khấu định giá so với các công ty cùng ngành là hợp lý do cơ cấu đa ngành của PTB.
  • VCSC duy trì quan điểm tích cực đối với năng lực của PTB trong việc tận dụng ngành xuất khẩu gỗ nội thất đang tăng trưởng của Việt Nam cũng như hoạt động xây dựng gia tăng thông qua mảng kinh doanh đá tự nhiên hàng đầu của công ty.
  • VCSC tăng nhẹ giá mục tiêu thêm 2% và dự báo tổng LNST sau lợi ích CĐTS giai đoạn 2022-2024 thêm 3%, chủ yếu đến từ dự báo thấp hơn của VCSC đối với tỷ lệ đòn bẩy tài chính và chi phí SG&A.
  • VCSC dự báo tốc độ tăng trưởng kép (CAGR) LNST sau lợi ích CĐTS cốt lõi (không bao gồm mảng BĐS) thêm 20% trong giai đoạn 2021-2024 nhờ mảng đá tự nhiên phục hồi, đóng góp cao hơn từ mảng đá thạch anh và mảng xuất khẩu gỗ tiếp tục tăng trưởng.

Link tải full báo cáo:

https://data.wichart.vn/public/baocaophantich/10571_PTB_VCSC_2022-3-22.pdf

12.     NVL [ Phù hợp thị trường – 75,000đ/cp ]: Kỳ vọng lượng bàn giao lớn từ các dự án Aqua City, NovaWorld trong năm 2022– Báo cáo cập nhật – VCSC – 22/03/2022

  • VCSC tăng giá mục tiêu cho CTCP Tập đoàn Đầu tư Địa ốc No Va (NVL) thêm 7% lên 75.000 đồng/CP chủ yếu do (1) định giá cao hơn cho NovaWorld Phan Thiết và Hồ Tràm do doanh số bán hàng trong năm 2021 của 2 dự án này cao hơn kỳ vọng trước đây của VCSC và (2 ) định giá cao hơn cho Dự án C tương ứng với đà tăng giá của thị trường. VCSC nâng khuyến nghị cho NVL từ KÉM KHẢ QUAN lên PHÙ HỢP THỊ TRƯỜNG vì giá cổ phiếu NVL đã điều chỉnh 12% trong 3 tháng qua.
  • VCSC nâng dự báo LNST sau lợi ích CĐTS năm 2022 thêm 19% lên 5,6 nghìn tỷ đồng (+73% YoY), chủ yếu nhờ (1) biên lợi nhuận cao hơn dự kiến nhờ bàn giao các căn hộ đã bán tại Aqua City và NovaWorld vào năm 2021 và (2) khoản thu nhập tài chính dự phóng của VCSC từ lãi từ định giá lại tài sản khi hợp nhất các khoản đầu tư (quỹ đất/công ty con) hoặc thoái vốn trong bối cảnh công ty đang có kế hoạch tích cực cho các hoạt động M&A hoặc/và đầu tư.
  • VCSC nâng dự báo giá trị hợp đồng bán hàng năm 2022 thêm 11% lên 76,4 nghìn tỷ đồng (- 10% so với mức cơ sở cao của năm 2021) vì VCSC kỳ vọng NVL sẽ tiếp tục ghi nhận doanh số bán hàng cao tại các dự án Aqua City và NovaWorld.

Link tải full báo cáo:

https://data.wichart.vn/public/baocaophantich/10574_NVL_VCSC_2022-3-22.pdf

13.   MSN [ Tích cực – 187,700đ/cp ] Xây dựng hệ sinh thái tiêu dùng – công nghệ – Báo cáo cập nhật – BVSC – 22/03/2022

  • Nhìn lại 2021: Lợi nhuận tăng gấp 7 lần nhờ tăng trưởng cốt lõi và lãi đột biến từ thoái vốn. MSN công bố KQKD năm 2021 với doanh thu thuần 88,6 ngàn tỷ đồng (+14,8% yoy) và lợi nhuận sau thuế thuộc cổ đông công ty mẹ 8,6 ngàn tỷ đồng (+593,9% yoy), với nhiều điểm rất khả quan về hoạt động của các mảng liên quan đến tiêu dùng như Masan Consumer Holdings và WinCommerce; ngoài ra còn có khoản lợi nhuận đột biến từ việc bán MNS Feed cho De Heus.
  • Chú ý đến khoản lợi nhuận đột biến trong ngắn hạn. Thay đổi sở hữu gần đây của The Sherpa tại Phúc Long sẽ khiến công ty này được chuyển từ công ty liên kết sang công ty con, qua đó phát sinh khoản lãi đánh giá lại khoảng 1,3 ngàn tỷ (56 triệu USD) trong Q1 2022 theo ước tính của BVSC.
  • BVSC ước tính giá trị hợp lý của MSN là 187.700 đồng/cp dựa trên phương pháp SOTP, qua đó duy trì khuyến nghị OUTPERFORM.

Link tải full báo cáo:

https://data.wichart.vn/public/baocaophantich/10577_MSN_BVSC_2022-3-22.pdf

14.     KBC [ Phù hợp thị trường – 60,600đ/cp ]: Rủi ro pha loãng từ đợt phát hành cổ phiếu sắp tới – Báo cáo cập nhật – VCSC – 22/03/2022

  • VCSC điều chỉnh khuyến nghị cho Tổng CT Phát triển đô thị Kinh Bắc (KBC) từ KHẢ QUAN còn PHÙ HỢP THỊ TRƯỜNG và giảm giá mục tiêu 11% còn 60.600 đồng/CP.
  • Giá mục tiêu thấp hơn của VCSC chủ yếu do (1) VCSC mới đưa vào dự báo tác động pha loãng tiềm năng từ đợt phát hành riêng lẻ 150 triệu cổ phiếu với giá giả định là 50.000 đồng/CP và (2) VCSC kéo dài giả định thời gian triển khai các đợt bán buôn tại khu đô thị (KĐT) Tràng Cát.
  • Tương ứng với giả định kéo dài của VCSC đối với KĐT Tràng Cát, VCSC giảm dự báo LNST sau lợi ích CĐTS năm 2022 thêm 39%; tuy nhiên, VCSC hầu như vẫn giữ nguyên dự báo tổng LNST sau lợi ích CĐTS giai đoạn 2023-2025.
  • Hiện tại, VCSC dự báo doanh số bán buôn tại KĐT Tràng Cát sẽ đạt 30 ha với mức giá ước tính là 18 triệu đồng/m2 trong năm 2022 so với dự báo trước đây của VCSC là 50 ha với mức giá ước tính 20 triệu đồng/m2.

Link tải full báo cáo:

https://data.wichart.vn/public/baocaophantich/10576_KBC_VCSC_2022-3-22.pdf

15.     DIG [ Bán ]: Tiến độ phát triển phù hợp với dự báo của VCSC; định giá kém hấp dẫn – Báo cáo cập nhật – VCSC – 22/03/2022

  • VCSC duy trì khuyến nghị BÁN đối với Tổng CTCP Đầu tư Phát triển Xây dựng (DIG) do VCSC cho rằng đà tăng mạnh của giá cổ phiếu không phản ánh đúng giá trị cơ bản. VCSC duy trì giá mục tiêu ở mức 42.000 đồng/cổ phiếu do VCSC đưa vào định giá dự án Khu công nghiệp Đức Hòa Resco 3 mà DIG mua lại vào cuối năm 2021, chịu ảnh hưởng một phần bởi số dư nợ ròng cao hơn tính đến cuối năm 2021.
  • VCSC giữ nguyên dự báo LNST sau lợi ích CĐTS năm 2022 ở mức 1,1 nghìn tỷ đồng (+10% YoY), chủ yếu đến từ lượng bàn giao tại các dự án Nam Vĩnh Yên và Vị Thanh trong khi VCSC kỳ vọng lợi nhuận từ thoái vốn trong năm 2022 sẽ thấp hơn đáng kể. VCSC không đề cập đến kế hoạch thoái 49% cổ phần tại Khách sạn Pullman Vũng Tàu của ban lãnh đạo vì hoạt động kinh doanh này chững lại do tình trạng gián đoạn do dịch COVID-19.
  • Tâm lý thị trường đối với cổ phiếu DIG vẫn mạnh mẽ kể từ khi công ty hoàn thành kế hoạch phát hành riêng lẻ vào tháng 10/2021 (Chủ tịch HĐQT DIG, gia đình ông và CTCP Thiên Tân là các nhà đầu tư chính, nâng tổng tỷ lệ sở hữu chính thức từ 39% lên 47% tính đến tháng 10/2021. VCSC tin rằng giá cổ phiếu của DIG tăng do kỳ vọng ngày càng cao vào việc phát triển cơ sở hạ tầng ở các tỉnh Đồng Nai và Bà Rịa – Vũng Tàu, nơi có quỹ đất lớn của DIG.

Link tải full báo cáo:

https://data.wichart.vn/public/baocaophantich/10568_DIG_VCSC_2022-3-22.pdf

16.     DHC [ Tích cực – 90,300đ/cp ] Biên lợi nhuận được cải thiện khi các gián đoạn do dịch COVID-19 giảm dần – Báo cáo cập nhật – VCSC – 22/03/2022

  • VCSC duy trì khuyến nghị KHẢ QUAN dành cho CTCP Đông Hải Bến Tre (DHC) khi VCSC duy trì quan điểm tích cực về khả năng của DHC trong việc tận dụng tăng trưởng dài hạn trong tiêu thụ giấy bao bì của Việt Nam nhờ khả năng cạnh tranh về chi phí, mở rộng công suất và khả năng thực hiện đã được chứng minh.
  • VCSC điều chỉnh giảm giá mục tiêu 11% và giảm 9% tổng LNST ước tính 2022-2024 do chi phí đầu vào cao hơn dự kiến như giấy carton cũ (OCC) và vận tải cũng như DHC trì hoãn kế hoạch sản xuất giấy kraftliner – loại cao cấp hơn các sản phẩm giấy hiện có – cho đến khi nhà máy Giao Long 3 mới đi vào hoạt động. Trước đó, DHC đã lên kế hoạch bổ sung dây chuyền sản xuất kraftliner cho nhà máy Giao Long 2 hiện tại; tuy nhiên, làm điều này sẽ đòi hỏi một khoản thời gian ngừng hoạt động đối với nhà máy này – điều mà ban lãnh đạo công ty muốn tránh vào thời điểm này.
  • VCSC dự báo tốc độ tăng trưởng kép (CAGR) EPS 11% cho giai đoạn 2021-2024 nhờ nhu cầu giấy mạnh hơn và nguồn cung OCC có tiềm năng phục hồi sau các gián đoạn do COVID19 – cả 2 đều báo hiệu tốt cho biên lợi nhuận của DHC.
  • Giá mục tiêu của VCSC tương ứng P/E 2022 của DHC là 11,8 lần – nhìn chung là phù hợp với P/E trung bình trượt 10 năm của các công ty cùng ngành là 11 lần.

Link tải full báo cáo:

https://data.wichart.vn/public/baocaophantich/10570_DHC_VCSC_2022-3-22.pdf

17.  CTR [ MUA  – 102,200đ/cp ]: Kế hoạch của ban lãnh đạo vượt dự báo của VCSC – Báo cáo cập nhật – VCSC – 22/03/2022

  • VCSC đã tham dự cuộc họp gặp gỡ NĐT theo hình thức trực tuyến của CTR diễn ra ngày 18/02/2022. Ban lãnh đạo công ty đã thảo luận về triển vọng giai đoạn 2022-2023 của công ty cùng với các chủ đề khác xung quanh hoạt động kinh doanh của công ty. Những ghi nhận chính của VCSC từ cuộc họp củng cố quan điểm lạc quan của VCSC về triển vọng kinh doanh của CTR. Ngoài ra, triển vọng của ban lãnh đạo đối với công ty cao hơn kỳ vọng của VCSC – đặc biệt là liên quan đến mảng kinh doanh cho thuê hạ tầng viễn thông đang phát triển nhanh, vốn là trọng tâm trong luận điểm đầu tư của VCSC cho CTR. Do đó, VCSC nhận thấy khả năng điều chỉnh tăng đối với các dự báo hiện tại của VCSC, dù cần thêm đánh giá chi tiết.

Link tải full báo cáo:

https://data.wichart.vn/public/baocaophantich/10569_CTR_VCSC_2022-3-22.pdf

18.          CLX [ Trung lập ]: Công ty vốn hóa nhỏ nhiều tài sản đang chờ mở khoá giá trị – Báo cáo cập nhật – VCSC – 22/03/2022

  • Khởi nguồn là một công ty thương mại thuộc sở hữu của UBND TP. HCM, CTCP Xuất nhập khẩu và Đầu tư Chợ Lớn (CLX) hiện chuyên kinh doanh khu công nghiệp (KCN), văn phòng và kho bãi. CLX cũng sở hữu khoảng 41% cổ phần tại một trong những thương hiệu tương ớt hàng đầu Việt Nam – Cholimex Food (CMF) – vốn đóng góp 48% vào LNST sau lợi ích CĐTS của CLX năm 2020.
  • Theo quan điểm của VCSC, CMF có thể duy trì mức tăng trưởng lợi nhuận 2 chữ số trong tương lai nhờ thương hiệu mạnh, tăng trưởng ngành vững chắc và mở rộng danh mục sản phẩm.
  • Trong khi đó, việc Chính phủ hoàn tất quá trình quyết toán cổ phần hóa của CLX (CLX được cổ phần hóa vào năm 2015) – có khả năng diễn ra vào năm 2021-2022, theo ban lãnh đạo – có thể là một chất xúc tác quan trọng khi sẽ gỡ bỏ các rào cản đối với việc thương mại hoá quỹ đất của CLX. VCSC lưu ý rằng diễn biến đánh giá lại của Chính phủ về giá trị đất còn lại tại CLX sau khi cổ phần hóa là yếu tố cản trở CLX phát triển các dự án BĐS ở thời điểm hiện tại.
  • CLX hiện đang giao dịch với P/E 2021G là 16 lần, thấp hơn so với P/E trượt trung bình của các nhà phát triển KCN trong nước (17,9 lần) và các công ty F&B (thực phẩm & đồ uống) trong nước (19,4 lần).

Link tải full báo cáo:

https://data.wichart.vn/public/baocaophantich/10573_CLX_VCSC_2022-3-22.pdf

19.      Ngành thực phẩm và đồ uống [ Trung lập ]: 2022 – Phân hóa giữa Covid và chiến tranh – Báo cáo cập nhật – MAS – 23/03/2022

  • Năm 2021 có thể được coi là năm ảm đạm nhất của ngành bán lẻ, tiêu dùng Việt Nam trong thập kỷ trởlại đây dưới tác động của Covid-19. Trong bối cảnh này, tổng lợi nhuận hoạt động 2021 của doanh nghiệp F&B niêm yết giảm 2.3% so CK đi kèm với sự phân hóa rõ rệt giữa các nhóm doanh nghiệp. Xuất khẩu thủy sản và xuất khẩu lương thực là hai nhóm doanh nghiệp có lợi nhuận nổi bật năm 2021 nhờsựphục hồi của thịtrường quốc tế. Ngược lại, sản xuất đồ uống và chăn nuôi là hai nhóm có lợi nhuận cốt lõi suy giảm mạnh nhất.
  • Chính phủ Việt Nam đã chính thức mở cửa lại du lịch quốc tế từ 15/3/2022 và không còn hạn chế nào cho tất cả các loại hình kinh doanh nhờ tỷ lệ tiêm chủng đạt mức trên 70% dân số. Nhờ kết quả này, tiêu thụ thực phẩm, đồ uống nội địa được kỳ vọng sẽphục hồi trở lại mức trước Covid trong năm 2022.
  • Tuy nhiên đà phục hồi của thị trường thực phẩm, đồ uống sẽ bị cản trở bởi hệ quả chiến tranh Nga – Ukraina dẫn đến giá cả leo thang, tỷ lệ lạm phát cao ảnh hưởng đến túi tiền của người dân.
  • MAS tin rằng kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp F&B niêm yết sẽ tiếp tục phân hóa trong năm 2022. Trong đó, xuất khẩu thủy sản và xuất khẩu lương thực vẫn là hai nhóm có triển vọng tăng trưởng lợi nhuận tốt nhất. Nhóm có triển vọng tiếp theo là đồ uống (gồm có cồn và không cồn).

Link tải full báo cáo:

https://data.wichart.vn/public/baocaophantich/10583_none_MAS_2022-3-23.pdf

20.      FMC [ Tích cực – 67,400đ/cp ] Cập nhật công ty – Cập nhật công ty – SSI – 22/03/2022

  • Trong 2T2022, FMC ghi nhận 40,2 triệu USD doanh thu (+63% so với cùng kỳ) với sản lượng sản xuất tăng 40% nhờ nhà máy Tâm An mới đi vào hoạt động từ tháng 1/2022 (+5000 tấn mỗi năm). Theo FMC, giá bán bình quân của tôm trong 2T2022 cải thiện lên 12,1 USD/kg so với mức trung bình năm 2021 là 11,2 USD/kg, điều này báo hiệu nhu cầu tăng mạnh kể từ đầu năm. SSI ước tính doanh thu thuần và lợi nhuận sau thuế năm 2022 lần lượt đạt 6,4 nghìn tỷ đồng (+22,6% so với cùng kỳ) và 396,6 tỷ đồng (+38,2% so với cùng kỳ) nhờ sản lượng tiêu thụ tôm tăng 20% so với cùng kỳ. FMC cũng sẽ tập trung nhiều hơn vào thị trường xuất khẩu chính là Nhật Bản trong năm, trong khi nhu cầu từ Mỹ vẫn tăng mạnh – đặc biệt với hợp đồng mới với Costco. FMC là công ty xuất khẩu tôm lớn thứ 4 của Việt Nam (chiếm 4,3% tổng lượng tôm xuất khẩu của Việt Nam), FMC cũng đã bắt đầu xây dựng 2 nhà máy chế biến mới với tổng công suất thiết kế là 20.000 tấn/năm (nhà máy Tâm An: +5.000 tấn/năm và nhà máy Sao Ta: +15.000 tấn/năm). Các nhà máy mới dự kiến sẽ bắt đầu đi vào hoạt động trong Q1/22 và Q3/22, nâng tổng công suất chế biến của FMC lên 45.000 tấn/năm vào cuối năm (+100% công suất).

Link tải full báo cáo:

https://data.wichart.vn/public/baocaophantich/10581_FMC_SSI_2022-3-23.pdf

21.     VRE [ MUA – 40,100đ/cp ]: Sức bật của thời kỳ mới – Báo cáo cập nhật – MAS – 24/03/2022

  • Chính sách giãn cách xã hội ảnh hưởng nghiêm trọng đến tình hình kinh doanh 2021
  • Trong Q4/2021, VRE đã đạt được 1,367 tỷ đồng doanh thu (giảm 58% CK nhưng đã có hồi phục mạnh tăng 74% so với Q3/2021), và 122 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế (giảm 88% CK nhưng tăng 5 lần so với Q3/2021).
  • Tính cả năm 2021, VRE thu về 5,891 tỷ đồng doanh thu, và 1,315 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế (giảm lần lượt 30% và 45% so với năm 2020). Kết quả trên chịu tác động không nhỏ từ gói hỗ trợ 2,115 tỷ đồng cho khách thuê trong suốt năm 2021, và MAS kỳ vọng sang năm 2022 gói hỗ trợ này sẽ giảm đi đáng kể chỉ còn 300 – 400 tỷ đồng.
  • MAS đánh giá VRE hiện nay đang trên đà phục hồi, với rủi ro của Covid qua đi, MAS cho rằng sẽ khó có khả năng phong tỏa trên diện rộng lần nữa, thay vào đó rủi ro cố hữu của VRE vẫn là sự trỗi dậy của các sàn thương mại điện tử mà hiện nay đang được đầu tư rất lớn tại Việt Nam.

Link tải full báo cáo:

https://data.wichart.vn/public/baocaophantich/10618_VRE_MAS_2022-3-24.pdf

22.     PTB [ MUA  – 140,200đ/cp ]: Tăng tốc trở lại  – Báo cáo ngắn – MAS – 24/03/2022

  • Năm 2021, doanh thu và lãi ròng thuộc cổ đông công ty mẹ đạt 6.495 tỷ và 512 tỷ đồng, tăng 15,9% và 42,8% cùng kỳ nhờ: 1) mảng kinh doanh chế biến gỗ đạt 3.437 tỷ đồng, tăng 15% cùng kỳ nhờ xuất khẩu khá tích cực; 2) mảng đá xây dựng, ốp lát chỉ tăng nhẹ 0,7% cùng kỳ, đạt 1.446 tỷ đồng doanh thu; 3) khó khăn dịch Covid đã khiến mảng bán và dịch vụ xe ô tô Toyota chỉ đạt 1,011 tỷ đồng, giảm 3,8% cùng kỳ; 4) mảng bất động sản đóng góp mới 521 tỷ đồng từ dự án Phú Tài Residence.
  • Dự án Phú Tài Residence với quy mô dự án ở mức 622 căn hộ và 12 căn hộ thương mại đã đóng góp doanh thu từ quý 4/2021, và kỳ vọng đóng góp doanh thu và lợi nhuận phần còn lại trong năm 2022.
  • Năm 2022, doanh thu và lãi ròng của cổ đông công ty mẹ dự báo đạt 7.655 tỷ và 649 tỷ đồng, lần lượt tăng 17,9% và 26,7% YoY: 1) doanh thu mảng gỗ kỳ vọng tăng trưởng 22% cùng kỳ, đạt 4.193 tỷ đồng nhờ sự tích cực mảng kinh doanh online và xuất khẩu; 2) mảng bất động sản đạt 733 tỷ đồng doanh thu, tăng 43%; 3) mảng đá và ô tô kỳ vọng doanh thu thu tăng 8% và 6%YoY.
  • EPS forward năm 2021 ước đạt 13.349 đ/cp, tương ứng P/E forward 2021 ở mức 8,7 lần. MAS đánh giá tích cực dành cho PTB nhờ các yếu tố: 1) đóng góp tiếp tục từ mảng bất động sản; 2) sự phục hồi của mảng ô tô và đá, đi kèm sự phục hồi kinh tế; 3) mảng gỗ kỳ vọng sẽ duy trì nhịp tăng trưởng mạnh, dẫn dắt tăng trưởng PTB trong những năm tới.

Link tải full báo cáo:

https://data.wichart.vn/public/baocaophantich/10616_PTB_MAS_2022-3-24.pdf

23.     PHR [ Tích cực – 88,000đ/cp ] Tăng trưởng mạnh mẽ trong năm 2022 – Báo cáo cập nhật – VNDS – 24/03/2022

  • Doanh thu 2021 tăng 19,3% svck đạt 1.950 tỷ đồng, chủ yếu nhờ vào doanh thu mảng cao su, gỗ (tăng 25,6% svck lên 1.693 tỷ đồng). Biên LN gộp 2021 tăng 2,7 điểm % svck nhờ mức tăng đột biến 24,4% svck của giá bán cao su. Mặc dù vậy, không có khoản thu nhập một lần nào được ghi nhận trong năm 2021 trong khi năm 2020 PHR đã ghi nhận 860 tỷ đồng tiền đền bù đất, từ đó LN ròng 2021 giảm 55,9% xuống 477 tỷ đồng, hoàn thành 118,5% dự phòng của VCSC.
  • Giá cao su toàn cầu đã tăng 39% kể từ Q2/21 theo đà tăng của giá dầu và do thiếu hụt nguồn cung cao su. VCSC kì vọng tình trạng thiếu hụt nguồn cung cao su tiếp tục duy trì trong năm 2022 do tác động thời tiết mưa nhiều tại các nước trồng cao su tại Đông Nam Á. Do đó, VCSC dự báo giá bán bình quân cao su của PHR sẽ đạt 43,6 triệu đồng/tấn (+6% svck) trong năm 2022, giúp cho doanh thu mảng cao su tăng 5% svck đạt 1.529 tỷ đồng. VCSC ước tính PHR sẽ ghi nhận khoản thu nhập một lần 898 tỷ đồng từ đền bù đất cho dự án VSIP III, chiếm tới ~84% lãi trước thuế năm 2022. Mặc dù vậy, LN ròng năm 2023 được dự báo giảm 29% svck do không ghi nhận khoản thu nhập một lần.
  • PHR mục tiêu tiếp tục chuyển đổi 5.600ha quỹ đất thành KCN. VNDSnhận thấy bốn KCN tiềm năng, với 2.600ha, có thể được đưa vào hoạt động trong ba năm tới. KCN Tân Lập đã hoàn thành xây dựng cơ bản và mục tiêu đưa vào hoạt động năm 2023. VNDS kì vọng KCN này sẽ đóng góp 450 tỷ đồng, chiếm tới 87,5% doanh thu KCN năm 2023 của PHR. KCN Tân Bình mở rộng vẫn đang trong quá trình chờ phê duyệt vào quy hoạch tổng thể của tỉnh Bình Dương. VNDS kì vọng KCN Tân Bình sẽ được vận hành đầu năm 2024.

Link tải full báo cáo:

https://data.wichart.vn/public/baocaophantich/10619_PHR_VNDS_2022-3-24.pdf

24.     Ngành phân bón [ Trung lập] Giá ure có thể đạt đỉnh trong tháng 3 – Báo cáo cập nhật – SSI – 24/03/2022

  • SSI cho rằng, việc nối lại giao thương giữa Nga và các nước Châu Âu sẽ mất nhiều thời gian sau khi xung đột giữa Nga-Ukraine hạ nhiệt. Do đó, giá ure có thể đạt đỉnh trong tháng 3 và tạo ra cơ hội đầu tư trong ngắn hạn. Tuy nhiên cần lưu ý rằng giá ure có thể giảm mạnh từ tháng 6 trở đi khi Trung Quốc dần nới lỏng chính sách xuất khẩu và vấn đề thiếu than dần được khắc phục. SSI nâng ước tính lợi nhuận cho DCM lên 2.684 tỷ đồng (+40% YoY) và DPM lên 3.976 tỷ đồng (+25% YoY) năm 2022. Giá mục tiêu cho cổ phiếu DCM là 51.800 đồng/cp, tương đương tổng mức sinh lời là 22,2% (trong đó 5,6% tỷ suất cổ tức). Giá mục tiêu cho DPM là 71.200 đồng/cp, tương đương tổng mức sinh lời là 13,1% (trong đó 5,3% tỷ suất cổ tức). Rủi ro: chính phủ có thể can thiệp vào công tác điều hành giá phân bón trong bối cảnh giá gạo thấp và tiêu thụ nông sản đang gặp khó khăn khi Trung Quốc hạn chế nhập khẩu

Link tải full báo cáo:

https://data.wichart.vn/public/baocaophantich/10613_none_SSI_2022-3-24.pdf

25.     Ngành cảng biển [ Tích cực ]: Tăng trưởng vững chắc – Báo cáo cập nhật – MAS – 24/03/2022

  • Trong năm 2021, các doanh nghiệp chủ chốt ngành Cảng biển có doanh thu cải thiện. Trong đó SGP, STG, GMD, CDN ghi nhận doanh thu tăng mạnh. Bên cạnh đó, lợi nhuận hoạt động và lợi nhuận sau thuế hầu hết doanh nghiệp cũng ghi nhận tăng trưởng so với năm trước.
  • Giá trị XNK tăng mạnh, sản lượng thông quan chậm lại: Trong năm 2021, kim ngạch XNK tăng mạnh 22.9% CK, đạt hơn 670 tỷ USD. Tổng KL thông quan cảng biển đạt hơn 706 triệu tấn (+2.5% CK). Sản lượng container thông quan đạt gần 24 triệu TEU (+8.4% CK). Mặc dù giá trị XNK tăng mạnh (so với mức 5.4% năm 2020), tăng trưởng sản lượng thông quan lại có tín hiệu chậm lại cả về khối lượng (so với mức 3.7% năm 2020) và sản lượng container (so với mức 12.8% năm 2020).
  • Thu hút FDI tiếp tục tăng trưởng: Trong năm 2021, số dự án FDI CN chế biến, chế tạo còn hiệu lực đạt 15,592 dự án (+3.0% CK) với tổng vốn đầu tư đăng ký đạt 242 tỷ USD (+6.8% CK). Mặc dù tốc độ tăng trưởng số lượng dự án chậm lại (so với mức trung bình 7.2% trong 5 năm gần nhất), tốc độ tăng trưởng về vốn đầu tư có sự cải thiện so với mức 5.8% năm 2020. Quy mô vốn/dự án cũng tăng lên mức trung bình 15.5 triệu USD/DA (so với mức 14.9 triệu USD/DA năm 2020).

Link tải full báo cáo:

https://data.wichart.vn/public/baocaophantich/10617_none_MAS_2022-3-24.pdf

26.     Ngành ngân hàng [ Trung lập ] Nhóm ngân hàng TMCP tăng trưởng ổn định trong Q1/2022 – Báo cáo cập nhật – SSI – 25/03/2022

  • SSI kỳ vọng mức tăng trưởng lợi nhuận Q1/2022 bình quân của các ngân hàng thuộc phạm vi nghiên cứu sẽ đạt từ một con số đến hai chữ số thấp. Tuy nhiên, mức tăng trưởng tương đối thấp so với cùng kỳ này phần lớn là do hai ngân hàng CTG (chưa tính đến banca) và VCB có lợi nhuận giảm từ nền so sánh cao trong cùng kỳ năm 2021. Theo quan điểm của SSI, nhìn chung các ngân hàng còn lại vẫn có thể đạt kết quả kinh doanh khả quan với tăng trưởng lợi nhuận trước thuế tương đối tốt.
  • Đối với cả năm 2022, dựa vào kế hoạch sơ bộ của các ngân hàng, SSI nhận thấy tăng trưởng LNTT có thể đạt khoảng 24% -25% so với cùng kỳ. Cổ tức bằng cổ phiếu dự kiến dao động trong khoảng 15% -35%. SSI cho rằng việc công bố kết quả kinh doanh Q1 cùng những thông tin về kế hoạch ĐHCĐ có thể sẽ là những yếu tố hỗ trợ cho diễn biến giá cổ phiếu của ngành ngân hàng trong ngắn hạn. SSI duy trì quan điểm tích cực về ngành ngân hàng trong năm 2022.

Link tải full báo cáo:

https://data.wichart.vn/public/baocaophantich/10626_none_SSI_2022-3-25.pdf

27.  MSR [ MUA  – 38,000đ/cp ]: 2022 – Lợi nhuận sẽ bùng nổ – Báo cáo ngắn – MAS – 25/03/2022

  • MSR là nhà sản xuất Vonfram lớn nhất thế giới ngoài Trung Quốc. Vonfram là kim loại có độ nóng chảy cao nhất và cứng nhất trong tất cả kim loại, nó giúp cho các loại hợp kim của sắt gia tăng độ cứng và chịu nhiệt độ cao nhờ vậy được ứng dụng rộng rãi trong công nghiệp, đặc biệt là công nghiệp ô tô (Khung ô tô và các bộ phận chuyển động) và quân sự hiện đại (Các loại đạn yêu cầu khả năng xuyên phá cao (tên lửa chống ngầm, đạn chống tăng … ). Bên cạnh Vonfram, MSR còn là nhà sản xuất Fluorspar Acid Grade và quặng đồng lớn.
  • Sự phục hồi của kinh tế thế giới hậu COVID-19 và chiến tranh Nga – Ukraina đã đẩy giá Vonfram tăng lên mức 350 USD/mtu, +11% so với cuối 2021 và +24% so với mức trung bình 2021. MAS tin rằng nhu cầu chuyển đổi công nghệ ô tô từ xăng sang điện trong thời gian tới và nguy cơ chiến tranh sẽ tiếp tục đẩy giá Vonfram lên cao, thậm chí vượt đỉnh lịch sử 450 USD/mtu đã được xác lập vào năm 2011 khi thế giới phục hồi sau khủng hoảng kinh tế 2008.
  • Giá vonfram tăng mạnh giúp doanh thu 2022 của MSR dự phong tăng trưởng mạnh, có thể đạt tới 17.989 tỷ đồng (+32,6% so CK) và biên lợi nhuận gộp cải thiện 6,0 điểm phần trăm so với 2021 lên mức 22,7%. Nhờ vậy, LNST 2022 dự phóng nhảy vọt 429,8% so CK lên mức 1.383 tỷ đồng.

Link tải full báo cáo:

https://data.wichart.vn/public/baocaophantich/10629_MSR_MAS_2022-3-25.pdf

28.          MBB [ Tích cực – 40,800đ/cp ]: Tiến tới ngân hàng số – Báo cáo cập nhật – VNDS – 25/03/2022

  • Trong năm 2021, thu nhập lãi (NII) tăng trưởng 29% svck nhờ tín dụng tăng trưởng 26% svck và NIM đạt 5,03%. Thu nhập ngoài lãi (non-ii) tăng mạnh 51,5% svck nhờ thu nhập từ nợ xấu đã xử lý tăng 68,1% svck và thu nhập từ hoạt động bảo hiểm tăng 23,7% svck.
  • Trong cuộc họp ngày 15/3/2022, ngân hàng chia sẻ mong muốn trở thành một trong những ngân hàng số hàng đầu dựa trên không gian sáng tạo số Innovation Lab và các nền tảng ứng dụng App MB và Biz MB. Bên cạnh đó, ngân hàng sẽ đẩy mạnh cho vay bán lẻ, tập trung vào cho vay cá nhân và nhưng doanh nghiệp siêu nhỏ (micro-SME) với mục tiêu tỷ lệ tăng trưởng kép hàng năm đạt 17% trong giai đoạn 2022-2026.
  • Trong năm 2022-2023, VNDS dự báo NII tăng 19,9%/18,8% svck nhờ cho vay tăng trưởng 20,0%/17,5% svck và NIM đạt 5,03%/5,11%. VNDS tin việc MBB tập trung cho vay bán lẻ và cải thiện ứng dụng giúp tăng trưởng tín dụng và CASA. Non-II tăng 16,4%/14,1% svck nhờ đẩy mạnh bán chéo, tăng tốc sản phẩm số và sự đóng góp của các công ty con. Chi phí dự phòng giảm 5,0%/1,7% so với năm 2021 nhờ nền tảng chất lượng tài sản tốt. Kết quả, lợi nhuận tăng trưởng 28,5%/21,5% svck năm 2022-2023.
  • Giá mục tiêu mới dựa trên sự kết hợp của phương pháp thu nhập thăng dự (chi phí vốn: 15,1%; tăng trưởng dài hạn: 3%) và P/BV 2,0 lần năm 2022 với tỷ trọng tương đương. Tiềm năng tăng giá là thu nhập từ phí cao hơn VNDS dự kiến. Rủi ro giảm giá bao gồm lạm phát cao hơn dự kiến dẫn đến tăng trưởng tín dụng thấp hơn và nợ xấu cao hơn dự kiến.

Link tải full báo cáo:

https://data.wichart.vn/public/baocaophantich/10627_MBB_VNDS_2022-3-25.pdf

29.      DBD [ MUA – 73,000đ/cp ]: Cơ hội đầu tư hiếm trong ngành dược, với bước tiến mới từ nhà máy GMP-EU – Báo cáo cập nhật – SSI – 25/03/2022

  • SSI lần đầu đưa ra khuyến nghị MUA đối với cổ phiếu DBD với giá mục tiêu là 73.000 đồng/cổ phiếu, tiềm năng tăng giá 29% so với giá đóng cửa ngày 24/03/2022. SSI cho rằng DBD là cơ hội đầu tư hấp dẫn vì: (1) nằm trong số ít công ty có khả năng sản xuất các sản phẩm có độ phức tạp cao như thuốc điều trị ung thư và dung dịch lọc máu, (2) tích cực trong hoạt động R&D các sản phẩm mới với công suất nhà máy còn khá dư thừa, (3) chuẩn bị sở hữu một nhà máy thuốc ung thư đạt chứng nhận GMP-EU trong năm 2022, (4) là mục tiêu tiềm năng cho các thương vụ M&A lớn trong ngành dược.
  • SSI ước tính doanh thu và lợi nhuận ròng năm 2022 của DBD lần lượt đạt 1,78 nghìn tỷ đồng (+9% so với cùng kỳ) và 223 tỷ đồng (+21% so với cùng kỳ. SSI cũng ước tính CAGR doanh thu và lợi nhuận ròng của DBD lần lượt ở mức 9% và 13% trong giai đoạn 2023 – 2028, nhờ việc mở rộng doanh số của kênh nhà thuốc, đầu tư thêm dây chuyền mới và tác động tích cực từ việc sở hữu nhà máy GMP-EU đến hoạt động đấu thầu thuốc trong bệnh viện.

Link tải full báo cáo:

https://data.wichart.vn/public/baocaophantich/10625_DBD_SSI_2022-3-25.pdf

Quý nhà đầu tư lưu ý:

Đây là báo cáo tổng hợp quan điểm từ phía các cty chứng khoán, KHÔNG PHẢI QUAN ĐIỂM CỦA TEAM.

———-Team LTBNM tổng hợp ————-

BÀI VIẾT LIÊN QUAN