Kính gửi các anh chị đầu tư!
Team buôn nước mắm Cập nhật các báo cáo từ ngày 23/11 – 27/11/2020
- CTG [MUA – 38,700đ/cp]: Định giá lại dựa trên triển vọng tốt hơn về tăng vốn và giải quyết nợ xấu– SSI – Cập nhật kết quả kinh doanh – 23/11/2020
- HSG [MUA – 18,350đ/cp]: Lợi nhuận có thể đi ngang trong năm 2021 do tỷ suất lợi nhuận trở về mức bình thường– SSI – Cập nhật KQKD – 24/11/2020
- MWG [MUA – 147,000đ/cp]: KQKD 10T2020: Hiệu quả hoạt động đúng kỳ vọng – SSI – 24/11/2020
- ACV [Khả quan – 88,200đ/cp]: Khi Long Thành đã ở ngay ngưỡng cửa – VND – 23/11/2020
- SAB [Khả quan – 227,000đ/cp]: KQKD quý 3 tích cực nhờ tỷ suất lợi nhuận tiếp tục tăng. Đà hồi phục đi theo đúng kỳ vọng – SSI – 25/11/2020
- TCM [BÁN – 29,200đ/cp]: Thành công đạt được trong năm 2020 khó có thể lặp lại trong năm 2021- SSI – Cập nhật công ty – 26/11/2020
- VJC: Cập nhật KQKD 9 tháng 2020 – SSI – Cập nhật công ty – 26/11/2020
- QNS [Khả quan – 36,000đ/cp]: Lợi nhuận chuẩn bị phục hồi; lợi suất dòng tiền tự do mạnh mẽ– VCSC – Cập nhật – 25/11/2020
- MWG [MUA – 183,400đ/cp]: Trở lại đà tăng trưởng nhanh chóng – VCSC – Cập nhật – 23/11/2020
- DCM [MUA – 14,400đ/cp]: Cổ phiếu có cổ tức hấp dẫn dù triển vọng giá dầu đầu vào gia tăng– VCSC – Cập nhật – 23/11/2020
- DHG [Phù hợp thị trường – 99,800đ/cp]: Tăng trưởng ổn định sau năm 2020 – VCSC – Cập nhật – 25/11/2020
- ACB [Khả quan – 32,400đ/cp]: Trợ lực đến từ thương vụ banca độc quyền – VND – 27/11/2020
- GAS [Trung lập– 87,900đ/cp]: Động lực trung hạn đến từ vận chuyển khí – VND – 26/11/2020
- HPG [Trung lập – 33,600đ/cp]: Nhiều tiềm năng, nhưng đối mặt nhiều biến động trong ngắn hạn – VDSC – Cập nhật KQKD – 27/11/2020
- PTB: Động lực tăng trưởng doanh nghiệp đến từ sự hỗ trợ của ngành – VDSC – Báo cáo nhanh – 27/11/2020
- ACB [MUA – 30,500đ/cp]: Công bố thỏa thuận bancassurance độc quyền – HSC – Báo cáo nhanh – 26/11/2020
- PNJ [Tăng tỷ trọng – 65,000đ/cp]: Lợi nhuận tháng 10 khả quan hơn dự báo – HSC – Báo cáo nhanh – 26/11/2020
Quý nhà đầu tư lưu ý:
Đây là báo cáo tổng hợp quan điểm từ phía các cty chứng khoán, KHÔNG PHẢI QUAN ĐIỂM CỦA TEAM.
1. CTG [MUA – 38,700đ/cp]: Định giá lại dựa trên triển vọng tốt hơn về tăng vốn và giải quyết nợ xấu– SSI – Cập nhật kết quả kinh doanh – 23/11/2020
- Thu nhập hoạt động hồi phục tốt nhưng nợ xấu và chi phí dự phòng cao hơn ước tính đã ảnh hưởng đến lợi nhuận: Tương tự như các ngân hàng quốc doanh khác, thu nhập hoạt động Q3/2020 của CTG cải thiện đáng kể chủ yếu do lãi suất huy động giảm, trong khi CASA , cho vay bán lẻ cải thiện, lãi kinh doanh ngoại hối và thu từ nợ xấu đã xóa đều cải thiện. Tuy nhiên, chi phí dự phòng tăng là một thách thức khi khiến LNTT Q3/2020 giảm -7% so với cùng kỳ. Lũy kế 9 tháng đầu năm 2020, LNTT tăng 22,6% so với cùng kỳ chủ yếu do CIR giảm -3,1%. Nợ xấu tăng 12,4% so với quý trước hay 66% so với đầu năm, đây là mức tăng cao nhất trong số các ngân hàng niêm yết.
- Nâng khuyến nghị lên MUA: Dựa trên ước tính NIM tăng và chi phí tín dụng giảm trong năm 2020 và 2021, SSI tăng 11,1% và 42,8% ước tính LNTT 2020 và 2021 lên 10,8 nghìn tỷ đồng (-8,1% so với cùng kỳ) và 15,5 nghìn tỷ đồng (+43,1% so với cùng kỳ). Dự báo của SSI chưa bao gồm thương vụ bancassurance tiềm năng đang tái đàm phán. SSI điều chỉnh PB mục tiêu từ 1,2x lên 1,6x, tương ứng giá mục tiêu 1 năm đối với CTG là 38.700 đồng/cp (tăng từ mức 27.200 đồng/cp). Giá mục tiêu tăng 16,6% so với giá tại ngày 20/11/2020, cùng với tỷ suất cổ tức 1,5%. Mức ROI này khiến SSI nâng khuyến nghị CTG từ Khả quan lên MUA.
Link tải full báo cáo:
https://drive.google.com/file/d/1I-ybvOOcW9tN1LiwP-3GwVIjsBl_OX7_/view
2. HSG [MUA – 18,350đ/cp]: Lợi nhuận có thể đi ngang trong năm 2021 do tỷ suất lợi nhuận trở về mức bình thường– SSI – Cập nhật KQKD – 24/11/2020
- Lợi nhuận ròng trong Q4/2020 tăng lên 450 tỷ đồng, tăng mạnh +436% so với cùng kỳ và +41% so với quý trước. Đây là mức lợi nhuận cao nhất kể từ Q1/2017, và gần với mức cao kỷ lục là 451 tỷ đồng trong Q4/2016. Kết quả này được thúc đẩy nhờ sản lượng xuất khẩu tăng mạnh, cùng với xu hướng tăng của HRC hỗ trợ tỷ suất lợi nhuận nhờ hàng tồn kho giá thấp.
- Lũy kế trong năm tài chính 2020, doanh thu của HSG đi ngang ở mức 27,5 nghìn tỷ đồng, trong khi lợi nhuận ròng tăng mạnh +219% so với cùng kỳ lên 1,2 nghìn tỷ đồng, vượt kế hoạch năm 188%.
- Trong năm tài chính 2021, SSI ước tính doanh thu có thể tăng 13% so với cùng kỳ, nhưng lợi nhuận ròng đi ngang ở mức 1.134 tỷ đồng do tỷ suất lợi nhuận gộp về mức thông thường.
- Do giá cổ phiếu HSG hiện đã tăng 58% kể từ báo cáo ngày 20/7/2020, SSI hạ khuyến nghị cổ phiếu HSG từ Khả quan xuống Phù hợp thị trường, do cổ phiếu HSG chỉ còn mức triển vọng tăng giá hạn chế là 3,7% với giá mục tiêu không đổi 18.350 đồng/cp.
Link tải full báo cáo:
3. MWG [MUA – 147,000đ/cp]: KQKD 10T2020: Hiệu quả hoạt động đúng kỳ vọng – SSI – 24/11/2020
- Mặc dù 170 cửa hàng bị ảnh hưởng bởi lượng mưa lớn ở miền Trung, công ty vẫn đạt kết quả tháng 10 tích cực. Doanh thu và lợi nhuận sau thuế riêng trong tháng 10 lần lượt đạt 8,7 nghìn tỷ đồng (+10% so với cùng kỳ) và 305 tỷ đồng (+8% so với cùng kỳ). Lũy kế 10T2020 doanh thu và lợi nhuận ròng của MWG lần lượt đạt 90,1 nghìn tỷ đồng (+6% so với cùng kỳ) và 3.283 tỷ đồng (+1% so với cùng kỳ), hoàn thành 82% và 95% kế hoạch năm của công ty.
- SSI duy trì ước tính doanh thu thuần cho cả năm 2020 và 2021 lần lượt đạt 112,4 nghìn tỷ đồng (+10% so với cùng kỳ) và 140,8 nghìn tỷ đồng (+25% so với cùng kỳ). SSI cũng ước tính lợi nhuận ròng cho năm 2020 và 2021 lần lượt đạt 3,9 nghìn tỷ đồng (+1% so với cùng kỳ) và 5,3 nghìn tỷ đồng (+36% so với cùng kỳ). Với mức giá 110.800 đồng/cổ phiếu, cổ phiếu MWG đang giao dịch với hệ số P/E năm 2021F là 9,7x, theo quan điểm của SSI là rất hấp dẫn. SSI duy trì khuyến nghị MUA, với giá mục tiêu không đổi dựa trên phương pháp SOTP là 147.000 đồng, triển vọng tăng giá là 33%.
Link tải full báo cáo:
4. ACV [Khả quan – 88,200đ/cp]: Khi Long Thành đã ở ngay ngưỡng cửa – VND – 23/11/2020
- ACV được Thủ tướng phê duyệt làm chủ đầu tư Sân bay Quốc tế Long Thành Giai đoạn 1 với tổng mức đầu tư 4,3 tỷ USD.
- Sân bay Long Thành (LTIA) là dự án tốn kém nhưng cần thiết, đảm bảo triển vọng tăng trưởng dài hạn sau năm 2025 cho ACV.
- Duy trì khuyến nghị Khả quan với giá mục tiêu cao hơn 88.200 đồng/cp khi VND bắt đầu phản ánh những tác động của LTIA vào mô hình dự báo.
Link tải full báo cáo:
5. SAB [Khả quan – 227,000đ/cp]: KQKD quý 3 tích cực nhờ tỷ suất lợi nhuận tiếp tục tăng. Đà hồi phục đi theo đúng kỳ vọng – SSI – 25/11/2020
- SSI nâng khuyến nghị cổ phiếu SAB từ Phù hợp thị trường lên Khả quan, do SSI nâng giá mục tiêu 1 năm lên 227.000 đồng/cp (từ 191.000 đồng/cp) khi áp dụng ước tính năm 2021 làm cơ sở định giá. Giá mục tiêu mới mang lại tổng lợi nhuận là 22% (bao gồm 1,8% tỷ suất cổ tức).
- Việc nâng khuyến nghị dựa trên kỳ vọng về lợi nhuận cải thiện, SSI tăng ước tính cho năm 2020 và 2021 lần lượt tăng +6,1% và +7,5%, lên 4,5 nghìn tỷ đồng (-16,1% so với cùng kỳ) và 5,4 nghìn tỷ đồng (+19,4% so với cùng kỳ).
- SAB đã quay lại đà phục hồi, với kết quả kinh doanh Q3 khá tốt khi doanh thu bia chỉ giảm -13,4% so với cùng kỳ (so với -45% so với cùng kỳ trong Q1/2020 và -21% so với cùng kỳ trong Q2/2020). Trong khi đó, lợi nhuận sau thuế trong Q3/2020 đã phục hồi trở lại mức trước khi có dịch Covid (Q2, Q3/2019).
Link tải full báo cáo:
6. TCM [BÁN – 29,200đ/cp]: Thành công đạt được trong năm 2020 khó có thể lặp lại trong năm 2021- SSI – Cập nhật công ty – 26/11/2020
- SSI hạ khuyến nghị cổ phiếu TCM xuống BÁN từ Phù hợp thị trường, với giá mục tiêu mới là 29.200 đồng/cp, thấp hơn 17,7% so với giá hiện tại.
- SSI điều chỉnh tăng dự báo lợi nhuận cho TCM trong năm 2020 và 2021 lần lượt là +30%/+21%, dựa trên dự báo tăng trưởng đơn hàng khẩu trang và đồ bảo hộ (PPE) và đơn hàng vải trong năm 2021, và duy trì hệ số P/E mục tiêu 7,0x cho cổ phiếu TCM.
- Mặc dù tin rằng việc lây nhiễm dịch Covid-19 đang diễn ra ở Mỹ có thể tiếp tục thúc đẩy doanh thu PPE, SSI cho rằng đà tăng trưởng lợi nhuận đạt được trong năm 2020 khó có thể được lặp lại trong năm 2021.
Link tải full báo cáo:
https://drive.google.com/file/d/18qGKQoo6hXGXzoCnxZQZ38Mbnlwdb-Pw/view
7. VJC: Cập nhật KQKD 9 tháng 2020 – SSI – Cập nhật công ty – 26/11/2020
Gần đây VJC đã tổ chức cuộc họp để cập nhật kết quả kinh doanh 9T2020 cho các các nhà đầu tư, dưới đây là một số điểm chính từ cuộc họp:
- Nhìn chung, công ty vẫn ghi nhận kết quả so với cùng kỳ thấp hơn nhiều ở tất cả các chỉ số – đây là tình trạng tương tự mà tất cả các hãng hàng không trên toàn thế giới đang phải đối mặt.
- SSI nhận thấy sự cải thiện mạnh ở thị trường trong nước khi khách du lịch vẫn bay nhiều. Lượng hành khách nội địa trong tháng 7 cao hơn 20%-30% so với cùng kỳ trong năm 2019. Tuy nhiên, tháng 8 đã giảm 77% so với tháng trước do dịch Covid-19 bùng phát lần thứ 2.
- Lũy kế 9T2020 VJC ghi nhận doanh thu hợp nhất đạt 13,8 nghìn tỷ đồng (-63% so với cùng kỳ), trong khi LNTT âm 2,6 nghìn tỷ đồng trong 9T2020 (so với mức dương 4,1 nghìn tỷ đồng trong năm trước), bao gồm một vài khoản thu nhập bất thường lên tới 1,8 nghìn tỷ đồng, bắt nguồn từ việc bán tài sản và nhận bồi thường từ Airbus do giao máy bay muộn. Nếu loại trừ khoản này, LNTT sẽ âm 4,4 nghìn tỷ đồng trong 9T2020.
- Ban lãnh đạo hy vọng sẽ nhận được khoản vay lãi suất thấp cùng loại dành cho Vietnam Airlines. Khoản vay này có thể đến từ NHNN, dành để hỗ trợ thanh khoản. Ngoài khoản vay, VJC không có kế hoạch tăng vốn trong quá trình hoạt động.
- Trong Q4/2020, VJC dự kiến sẽ có 4-5 máy bay được bàn giao qua các giao dịch mua và cho thuê lại (SLB) và do đó có thể ghi nhận khoảng 2 nghìn tỷ đồng doanh thu SLB. Về dài hạn, công ty đang có kế hoạch nhận khoảng 10 máy bay trong vòng 2-3 năm tới thông qua vay ngân hàng và SLB, với sự hỗ trợ tài chính từ ngân hàng trong nước cho 3 máy bay hiện tại.
Link tải full báo cáo:
https://drive.google.com/file/d/1qK6T2VdALxIaQAxVnWM7aBISbgWwLn2e/view
8. QNS [Khả quan – 36,000đ/cp]: Lợi nhuận chuẩn bị phục hồi; lợi suất dòng tiền tự do mạnh mẽ– VCSC – Cập nhật – 25/11/2020
- VCSC nâng khuyến nghị cho CTCP Đường Quảng Ngãi (QNS) từ PHÙ HỢP THỊ TRƯỜNG lên KHẢ QUAN do (1) định giá hấp dẫn với lợi suất FCF/EV (dòng tiền tự do/giá trị DN) dự phóng giai đoạn 2020-2023 đạt 14%-19% chủ yếu được dẫn dắt bởi mảng sữa đậu nành và (2) dự báo phục hồi lợi nhuận của chúng tôi từ mức cơ sở thấp 2020.
- VCSC nâng dự phóng giá mục tiêu thêm 17% khi cập nhật mô hình định giá sang cuối năm 2021 và ghi nhận mức giảm 1,2 điểm % trong dự báo chi phí vốn của VCSC còn 13,0%, phần nào được bù đắp bởi mức điều chỉnh giảm LNST sau lợi ích CĐTS 2021-2022 khi doanh số sữa đậu nành quý 3/2020 thấp hơn kỳ vọng của VCSC.
- VCSC dự phóng LNST sau lợi ích CĐTS sẽ giảm 24% trong năm 2020 khi dịch COVID-19 ảnh hưởng đến nhu cầu sữa đậu nành trong khi thời tiết không thuận lợi trong mùa vụ 2019/2020 ảnh hưởng đến năng suất mía đường và tương ứng là khả năng sinh lời mảng đường.
- Yếu tố hỗ trợ tiềm năng: các sự kiện doanh nghiệp có tác động tích cực đến mảng kinh doanh sữa đậu nành, vốn VCSC cho rằng có thể được định giá cao hơn bởi thị trường nếu đánh giá riêng lẻ mảng này; khả năng áp thuế chống bán phá giá đối với đường nhập khẩu từ Thái Lan sẽ làm giảm cạnh tranh giá.
Link tải full báo cáo:
https://drive.google.com/file/d/1iACkdXTi1Xe04YjM8-E01nC-GIWNFeNu/view
9. MWG [MUA – 183,400đ/cp]: Trở lại đà tăng trưởng nhanh chóng – VCSC – Cập nhật – 23/11/2020
- VCSC duy trì khuyến nghị MUA cho MWG khi cho rằng khả năng triển khai kinh doanh mạnh mẽ của MWG sẽ giúp tăng trưởng lợi nhuận tăng tốc sau năm 2020. MWG hiện có P/E dự phóng năm 2020 hấp dẫn đạt 13,2 lần, trong bối cảnh VCSC dự báo tốc độ tăng trưởng kép (CAGR) EPS đạt 33% trong giai đoạn 2020-2023.
- VCSC tăng giá mục tiêu thêm 16% khi (1) tăng dự báo tổng LNST sau lợi ích CĐTS giai đoạn 2021-2023 thêm 6% nhờ biên lợi nhuận gộp dự phóng cao hơn của chuỗi ĐTDĐ (TGDĐ) và điện máy (DMX), (2) dự báo chi phí vốn chủ sở hữu giảm 1,2 điểm phần trăm còn 13,0% và (3) cập nhật giá mục tiêu đến cuối năm 2021.
- TGDĐ (ĐTDĐ) và DMX (điện máy): VCSC dự báo LNST chung tăng 17% đạt 6,6 nghìn tỷ đồng trong năm 2021 nhờ tăng trưởng doanh số tại cửa hàng hiện hữu (SSSG) tích cực so với mức cơ sở thấp năm 2020 và triển khai mô hình DMX siêu mini mới.
- BHX: Chi phí từ HĐKD cao hơn kỳ vọng của VCSC, tuy nhiên, trong bối cảnh ban lãnh đạo có kế hoạch tích cực cho biên lợi nhuận gộp, đạt khoảng 30% vào cuối năm 2021 so với mức khoảng 25% hiện tại và hiệu suất hoạt động dự kiến cao hơn của các trung tâm phân phối (DC), VCSC dự báo khoản lỗ của BHX sẽ giảm 43% còn 984 tỷ đồng trong năm 2021.
- Yếu tố hỗ trợ: Biên lợi nhuận cao hơn tại TGDĐ/DMX thông qua thương thảo với các nhà cung cấp; doanh thu/cửa hàng cao hơn tại các cửa hàng BHX nhờ nâng cấp cửa hàng; thành công triển khai BHX Online và mở rộng sang thị trường nước ngoài.
- Rủi ro: tiến độ triển khai và sinh lời của BHX chậm hơn dự kiến; chi tiêu của người tiêu dùng cho ĐTDĐ và điện máy thấp hơn dự kiến.
Link tải full báo cáo:
https://drive.google.com/file/d/1WvYfRT4c0GXGEENonnxVsFiR7eLtzbyK/view
10. DCM [MUA – 14,400đ/cp]: Cổ phiếu có cổ tức hấp dẫn dù triển vọng giá dầu đầu vào gia tăng– VCSC – Cập nhật – 23/11/2020
- VCSC nâng khuyến nghị cho CTCP Phân bón Dầu khí Cà Mau (DCM) từ KHẢ QUAN lên MUA trong khi tăng giá mục tiêu thêm khoảng 8%, khi VCSC tăng dự báo lợi nhuận năm 2020/2021 thêm 26%/7%, cập nhật giá mục tiêu đến cuối năm 2021 và tỷ lệ WACC giảm 1 điểm phần trăm.
- VCSC tăng dự báo lợi nhuận năm 2020/2021 thêm 26%/7% khi 1) dự báo không có khoản lỗ từ nhà máy NPK trong quý 4/2020 khi giả định nhà máy này sẽ bắt đầu hoạt động từ năm 2021 và 2) DCM tiếp tục hưởng lợi từ nhu cầu xuất khẩu urê mạnh mẽ trong quý 4/2020 và 6 tháng đầu năm 2021. Trong khi đó, VCSC giữ nguyên dự báo lợi nhuận giai đoạn 2022- 2024.
- VCSC kỳ vọng nhà máy urê sẽ được khấu hao hoàn toàn trong năm 2024 và DCM có thể ghi nhận lợi nhuận ròng đạt 1,1 nghìn tỷ đồng (tăng khoảng 3 lần YoY). Do đó, VCSC kỳ vọng tốc độ tăng trưởng kép (CAGR) EPS đạt 16,3% trong giai đoạn 2020-2025.
- DCM hưởng lợi từ tăng trưởng nhu cầu urê ổn định tại Việt Nam, đạt 2% mỗi năm (theo AgroMonitor) và tiềm năng tăng trưởng xuất khẩu, sẽ hỗ trợ sản lượng bán urê của công ty đạt 880.000 tấn/năm (hiệu suất 110%). Đồng thời, DCM có tiềm năng dài hạn trong mảng phân bón NPK vốn tăng trưởng mạnh.
- VCSC cho rằng DCM có thể chia cổ tức tiền mặt ổn định ở mức 800 đồng/CP (lợi suất 6,6%) nhờ lượng tiền mặt tại quỹ đạt 111 triệu USD tính đến quý 3/2020 và không có kế hoạch vốn XDCB lớn nào trong ngắn hạn.
- DCM có định giá hấp dẫn tại EV/EBITDA dự phóng năm 2021 là 2,5 lần – chiết khấu khoảng 65% so với các công ty cùng ngành.
- Rủi ro: giá urê thấp hơn; hiệu suất hoạt động của nhà máy NPK thấp hơn dự kiến.
Link tải full báo cáo:
https://drive.google.com/file/d/1tkrbUjneIjkwPUp1JSBxpLTcpYWbRn7Y/view
11. DHG [Phù hợp thị trường – 99,800đ/cp]: Tăng trưởng ổn định sau năm 2020 – VCSC – Cập nhật – 25/11/2020
- VCSC duy trì khuyến nghị PHÙ HỢP THỊ TRƯỜNG cho CTCP Dược Hậu Giang (DHG). VCSC cho rằng P/E dự phóng năm 2020 hiện tại của DHG ở mức 18,3 lần là hợp lý trong bối cảnh triển vọng tăng trưởng lợi nhuận một chữ số, dựa theo ước tính của họ.
- VCSC tăng giá mục tiêu thêm 15% khi (1) tăng dự báo LNST sau lợi ích CĐTS giai đoạn 2021-2023 thêm 4% nhờ doanh thu từ sản phẩm tự sản xuất dự phóng cao hơn và tối ưu hóa chi phí từ HĐKD, (2) dự báo chi phí vốn chủ sở hữu của VCSC giảm 1,2 điểm phần trăm còn 13,0% và (3) cập nhật giá mục tiêu đến cuối năm 2021.
- Trong năm 2020, VCSC dự báo LNST sau lợi ích CĐTS tăng mạnh hơn 21% YoY, nhờ chốt được giá nguyên liệu thuận lợi hơn so với năm 2019, chi phí quảng cáo thấp hơn và tối ưu hóa chi phí từ HĐKD.
- VCSC dự báo tốc độ tăng trưởng kép (CAGR) doanh số bán sản phẩm tự sản xuất đạt 4% trong giai đoạn 2020-2023 do tỷ lệ tham gia hạn chế của DHG trong kênh bán bệnh viện vốn tăng trưởng nhanh chóng, khi khoảng 90% doanh số của công ty đến từ kênh bán nhà thuốc. VCSC cũng cho rằng các dây chuyền sản xuất mới được nâng cấp sẽ có mức đóng góp thấp trong trung hạn.
- Yếu tố hỗ trợ giá cổ phiếu: cổ đông hiện sở hữu 51% tiếp tục gia tăng tỷ lệ sở hữu, lợi ích từ hỗ trợ kinh doanh cao hơn dự kiến từ Taisho.
Link tải full báo cáo:
https://drive.google.com/file/d/1bAb-8c1HTj2F–A2kuoCXdNf9jL622z9/view
12. ACB [Khả quan – 32,400đ/cp]: Trợ lực đến từ thương vụ banca độc quyền – VND – 27/11/2020
- Ngày 18/11/2020, ACB đã ký hợp tác độc quyền bancassurance với khoản phí trả trước là 370 triệu USD với Sun Life Việt Nam, có hiệu lực từ 01/01/2021.
- VND nâng dự phóng EPS giai đoạn 2021-2022-2023 9,2%-8,2%-7,6% trên cơ sở tăng trưởng thu nhập ngoài lãi cao hơn nhờ thỏa thuận banca.
- Duy trì đánh giá Khả quan với giá mục tiêu cao hơn là 32.400 đồng.
Link tải full báo cáo:
https://drive.google.com/file/d/18ukd3tAKNAF4mcywahpaubLJ-8Kexg5m/view
13. GAS [Trung lập– 87,900đ/cp]: Động lực trung hạn đến từ vận chuyển khí – VND – 26/11/2020
- LN ròng 9T20 giảm 31,2% svck xuống 6.150 tỷ đồng, tuy vậy vẫn cao hơn kỳ vọng, đạt 82,8% dự phóng cả năm của VND.
- Duy trì đánh giá Trung lập với giá mục tiêu tăng lên 87.900 đồng/cp do chuyển mô hình định giá DCF sang năm 2021 và áp dụng P/E mục tiêu 2021-2023 cao hơn ở mức 15,3x.
Link tải full báo cáo:
https://drive.google.com/file/d/1FGPC-0GbrHjbsFsDaz42MSUxYmK2UaV5/view
14. HPG [Trung lập – 33,600đ/cp]: Nhiều tiềm năng, nhưng đối mặt nhiều biến động trong ngắn hạn – VDSC – Cập nhật KQKD – 27/11/2020
- HPG đang mở rộng thị phần trong cả thị trường thép xây dựng miền Nam và thị trường thép phẳng. VDSC cho rằng HPG là nhà sản xuất thép có khả năng cạnh tranh tốt nhất tại Việt Nam nhờ sở hữu chuỗi giá trị hoàn thiện, hệ thống logistic được xây dựng bài bản, và chi phí sản xuất tương đối thấp. HPG có thể tận dụng các lợi thế trên để giảm chi phí sản xuất và kiểm soát thời điểm đặt và giao hàng. Bên cạnh đó, trong khi Formosa gặp nhiều khó khăn trong tiêu thụ các sản phẩm thép cán nóng (HRC), HPG có thể sử dụng phần lớn sản lượng để sản xuất ống thép và tôn mạ nội bộ.
- VDSC sẽ cập nhật triển vọng năm 2021 của HPG trong báo cáo tiếp theo do giá quặng sắt và HRC vẫn biến động mạnh. Dịch bệnh có thể gây ra những khó khăn cho xuất khẩu và sự phục hồi chậm trong thu nhập, khiến nhu cầu cho ô tô và máy móc tương đối yếu.
- Mặc dù đánh giá cao tiềm năng tăng trưởng của HPG trong những năm tới, VDSC cho rằng các kết quả kinh doanh tích cực trong năm 2020 đã được phản ánh vào giá. VDSC đưa ra mức giá mục tiêu 33.600 đồng mỗi cổ phiếu HPG và khuyến nghị TRUNG LẬP cho cổ phiếu này trong NGẮN HẠN. VDSC sẽ ước tính giá mục tiêu cho năm 2021 khi những tác động ngắn hạn của giá hàng hóa đã trở nên rõ ràng hơn. Các nhà đầu tư mong muốn nắm giữ cổ phiếu cho đến khi HPG đạt được tối đa tiềm năng từ KHL Dung Quất có thể cân nhắc mức định giá FCFF tương đối hấp dẫn của VDSC.
Link tải full báo cáo:
https://drive.google.com/file/d/15OSuxdXYM6YGL3q6q51UxWLdM2hAcDay/view
15. PTB: Động lực tăng trưởng doanh nghiệp đến từ sự hỗ trợ của ngành – VDSC – Báo cáo nhanh – 27/11/2020
- PTB đã hoàn thành 76% doanh thu kế hoạch với 4.014 tỷ đồng, +3% YoY, mức tăng trưởng khá khiêm tốn do sự sụt giảm mảng ô tô và đá.
- Mảng gỗ trở thành mảng đóng góp chính trong 9T2020 do thị trường đồ gỗ Mỹ tăng đột biến trong quý 3/2020 và sẽ đóng vai trò chủ đạo trong trung hạn. Để chuẩn bị cho sự tăng trưởng giai đoạn tới, doanh nghiệp đã hoàn thành GĐ1 của nhà máy Phù Cát, dự định sẽ tối đa công suất GĐ2 vào 2Q2021.
- Mảng đá cạnh tranh trong nước cùng với việc nhu cầu thấp tại thị trường EU dẫn đến biên lợi nhuận gộp giảm so với các năm trước. Nhà máy đá thạch anh GĐ1 đi vào hoạt động vào năm 2020 sẽ góp phần làm giúp doanh nghiệp tăng trưởng năm 2021.
- Mảng ô tô được kỳ vọng sẽ phục hồi do nền kinh tế phục hồi sau Covid 19 cùng với xu hướng tăng trưởng của ngành. Bên cạnh đó, còn có một vài yếu tố sẽ hỗ trợ cho ngành ô tô trong trung hạn.
- Dự án bất động sản của PTB sẽ ghi nhận doanh thu trong quý 3/2021, đóng góp thêm vào kết quả hoạt động của công ty trong năm 2021.
Link tải full báo cáo:
https://drive.google.com/file/d/1vij6nluLSb31YUclS62AWtDDMrd4aKzY/view
16. ACB [MUA – 30,500đ/cp]: Công bố thỏa thuận bancassurance độc quyền – HSC – Báo cáo nhanh – 26/11/2020
- ACB đã chính thức công bố thỏa thuận bancassurance độc quyền hợp tác với Sun Life Việt Nam nhằm phân phối các sản phẩm bảo hiểm nhân thọ, hợp đồng có hiệu lực kể từ ngày 1/1/2021.
- Hợp đồng có thời hạn 15 năm và khoản thanh toán ban đầu xấp xỉ 370 triệu USD, tương đương 8,500 tỷ đồng.
- Lợi nhuận của ACB trong các năm tới có thể được hỗ trợ tích cực nhờ khoản phí trả trước lớn từ thương vụ này.
- HSC duy trì khuyến nghị Mua, tuy nhiên HSC đang xem xét lại dự báo.
Link tải full báo cáo:
https://drive.google.com/file/d/1rfTEtKdIQHVS4lz3iAGhiQSCn3pCH_7n/view
17. PNJ [Tăng tỷ trọng – 65,000đ/cp]: Lợi nhuận tháng 10 khả quan hơn dự báo – HSC – Báo cáo nhanh – 26/11/2020
- Lợi nhuận thuần háng 10 tăng mạnh 35% lên 175 tỷ đồng, trong khi đó doanh thu thuần tăng 6.5% lên 1,827 tỷ đồng.
- Kết quả tích cực là nhờ doanh thu bán lẻ tăng trưởng mạnh mẽ, tỷ suất lợi nhuận gộp tăng và tỷ lệ chi phí bán hàng và quản lý/ doanh thu giảm. Lợi nhuận thuần thực tế cao hơn 59% so với dự báo của HSC.
- Trong 10 tháng đầu năm 2020, lợi nhuận thuần giảm 12.7% xuống 817 tỷ đồng, trong khi đó doanh thu thuần tăng nhẹ 0.7% lên 13,495 tỷ đồng. Lợi nhuận thuần thực tế 10 tháng đầu năm 2020 cao hơn 8.6% so với dự báo của HSC.
Link tải full báo cáo:
https://drive.google.com/file/d/1IjBH0AdjGlHRnHkzUApBdEM4Vbn4BpqN/view
Quý nhà đầu tư lưu ý:
- Đây là báo cáo tổng hợp quan điểm từ phía các cty chứng khoán, KHÔNG PHẢI QUAN ĐIỂM CỦA TEAM.
———-Team LTBNM tổng hợp ————-