TỔNG HỢP BÁO CÁO PHÂN TÍCH TỪ CÁC CÔNG TY CHỨNG KHOÁN TỪ 28/03 – 01/04/2022

Lượt xem: 1601 | Ngày đăng: 07/04/2022 | Báo cáo từ CTCK Blog

Kính gửi các anh chị đầu tư!

Team buôn nước mắm Cập nhật các báo cáo từ ngày 28/03 – 01/04/2022

  1. VSC [ Nắm giữ – 46,700đ/cp ]: ĐHCĐ: Cổ tức thấp, đầu tư tích cực – Báo cáo nhanh – HSC – 28/03/2022
  2. SGB [ Trung lập ] Tăng trưởng thương mại thúc đẩy lợi nhuận tương lai – Báo cáo công ty – VCSC – 28/03/2022
  3. Ngành hàng không [ Trung lập ] Định giá không hấp dẫn dù lộ trình phục hồi rõ ràng hơn – Báo cáo cập nhật – VCSC – 28/03/2022
  4. KDC [ Trung lập – 61.700đ/cp ]: Áp lực từ đà tăng giá của giá dầu ăn – Báo cáo cập nhật – VNDS – 28/03/2022
  5. VSC [ Trung lập – 46.500đ/cp ]: Cập nhật Đại hội cổ đông năm 2022 – Báo cáo cập nhật – SSI – 29/03/2022
  6. Ngành thủy sản [ Trung lập ]: Triển vọng xuất khẩu tích cực hơn – Báo cáo ngành – HSC – 29/03/2022
  7. MWG [ MUA – 174.000đ/cp] KQKD 2T2022 tăng trưởng thấp – SSI – 29/03/2022
  8. DXG [ MUA – 45,400đ/cp]: ĐHCĐ: Kế hoạch lợi nhuận vượt kỳ vọng – Báo cáo nhanh – HSC – 29/03/2022
  9. VNG [ Trung lập ]: Lợi nhuận dự báo phục hồi khi Việt Nam mở cửa trở lại – Báo cáo công ty – VCSC – 30/03/2022
  10. VIB [ Tích cực – 43.900đ/cp ]: Kế hoạch tích cực với mục tiêu tăng trưởng tín dụng hàng đầu – Báo cáo ĐHCĐ – VCSC – 30/03/2022
  11. TDM [ Trung lập – 40.800đ/cp ]: Mở rộng đầu tư ngành nước vào cấp nước Cần Thơ – Báo cáo cập nhật ĐHCĐ – SSI – 30/03/2022
  12. PDR [ Trung lập ]: Cập nhật Đại hội cổ đông – Báo cáo công ty – SSI – 30/03/2022
  13. Ngành bảo hiểm [ Trung lập ]: Triển vọng tích cực hơn – Báo cáo ngành – HSC – 30/03/2022
  14. Ngành bất động sản [ Trung lập ]: NGÀNH BẤT ĐỘNG SẢN CÔNG NGHIỆP NĂM 2022: CHÀO ĐÓN NGUỒN CUNG MỚI – Báo cáo ngành – MAS – 30/03/2022
  15. Ngành cảng biển [ Tích cực ]: triển vọng tích cực nhờ sản lượng hồi phục – Báo cáo ngành – HSC – 30/03/2022
  16. LTG [ Bán – 38,500đ/cp ] Kế hoạch thấp hơn 4,1% so với dự báo – Báo cáo nhanh – HSC – 30/03/2022
  17. DXG [ MUA – 52,600đ/cp ]: 2022 – Khởi động lại các dự án nội đô – KBSV– 30/03/2022
  18. DHA [ Nắm giữ – 66,200đ/cp ]: Hoạt động kinh doanh hồi phục sau giãn cách – KBSV – 30/03/2022
  19. CII [ BÁN – 30,200đ/cp ]: Rủi ro giảm giá CP vẫn hiện hữu – Báo cáo doanh nghiệp – HSC – 30/03/2022
  20. TPB [ Tích cực – 44.693đ/cp ]: Mục tiêu LNTT năm 2022 tăng trưởng mạnh mẽ 35,8% YoY – Báo cáo cập nhật – BVSC – 30/03/2022
  21. SZC [ Trung lập – 71.000đ/cp ]: Kế hoạch kinh doanh 5 năm thận trọng – Báo cáo ĐHCĐ –VCSC – 31/03/2022
  22. NVL [ MUA – 87,100đ/cp ]: Kế hoạch năm 2022 tham vọng – Báo cáo nhanh – HSC – 31/03/2022
  23. MBB [ MUA – 42,500đ/cp ]: Nâng dự báo, có thể có bất ngờ tích cực thời gian tới – Báo cáo doanh nghiệp – HSC – 31/03/2022
  24. DGC [ Trung lập – 224.000đ/cp ]: Gia tăng tiềm năng mở rộng và M&A – Báo cáo ĐHCĐ – HSC – 31/03/2022
  25. PVD [ Trung lập – 37.000 đ/cp ]: Hưởng lợi chính từ chu kỳ tăng mới của giá dầu – Báo cáo doanh nghiệp – SSI – 01/04/2022
  26. Ngành thép [ Trung lập ]: Cơ hội và rủi ro trước biến động thế giới – MAS – 01/04/2022
  27. Ngành bất động sản [ Trung lập ]: Bất động sản dân cư & thương mại 30 tháng 03, 2022 Tích cực Cơ hội lớn trong tương lai – Báo cáo cập nhật – MAS – 01/04/2022
  28. HTN [ Tích cực – 69.300 đ/cp ]: Giá trị hợp đồng chuyển tiếp dồi dào hỗ trợ tăng trưởng doanh thu và lợi nhuận 2022 – SSI – 01/04/2022
  29. FPT [ MUA – 136.900đ/cp ]: Ước tính lợi nhuận trước thuế tăng trưởng cao – SSI – 01/04/2022
  30. DGC [ Tích cực – 252.000đ/cp ]: Cập nhật Đại hội Cổ đông – SSI – 01/04/2022

Quý nhà đầu tư lưu ý:

Đây là báo cáo tổng hợp quan điểm từ phía các công ty chứng khoán, KHÔNG PHẢI QUAN ĐIỂM CỦA TEAM.

-Link room telegram miễn phí: https://t.me/cknuocmam

1.    VSC [ Nắm giữ – 46,700đ/cp ]: ĐHCĐ: Cổ tức thấp, đầu tư tích cực – Báo cáo nhanh – HSC – 28/03/2022

  • Cổ tức năm 2021 được thông qua là 500đ/cp (tương đương lợi suất cổ tức 1,1%) và cổ tức bằng cổ phiếu 10%. Cổ tức bằng tiền mặt được chi trả trong năm 2021 và cổ tức bằng cổ phiếu sẽ được chi trả vào năm 2022
  • Cổ tức tiền mặt cho năm 2021 thấp hơn so với dự báo của HSC là 2.000đ/cp và thấp hơn nhiều so với những năm gần đây. Trong giai đoạn 2016- 2020, VSC đã chi trả cổ tức bằng tiền mặt là 2.000-2.500đ/cp/năm (tương đương với lợi suất cổ tức là 3,1-3,9%). HSC cho rằng VSC hiện muốn giữ lại đáng kể lợi nhuận để đầu tư các dự án mới. Do 2 cảng của VSC hiện đang hoạt động gần hết công suất, Công ty sẽ cần mở rộng để duy trì tăng trưởng trong dài hạn
  • BLĐ cũng đưa ra kế hoạch chi trả cổ tức trong năm 2022 là 20%, nhưng chưa công bố thông tin về cơ cấu cổ tức tiền mặt/cổ phiếu

Link tải full báo cáo:

https://data.wichart.vn/public/baocaophantich/10669_VSC_HSC_2022-3-28.pdf

2.    SGB [ Trung lập ] Tăng trưởng thương mại thúc đẩy lợi nhuận tương lai – Báo cáo công ty – VCSC – 28/03/2022

  • VCSC kỳ vọng sản lượng hàng hóa thông qua các cảng của Việt Nam sẽ được hưởng lợi từ sự phục hồi trong thương mại. Theo IHS Markit, Chỉ số Nhà quản trị Mua hàng ngành Sản xuất (PMI) của Việt Nam đã cải thiện lên 54,3 điểm vào tháng 2/2022, hứa hẹn sự gia tăng ổn định của các đơn hàng xuất khẩu mới. Như đã đề cập trong Báo cáo cập nhật vĩ mô tháng 2/2022 của VCSC, sắt thép và phân bón là một trong những mặt hàng có tăng trưởng xuất khẩu mạnh mẽ. Là một trong những cụm cảng lớn nhất miền Nam với hàng hóa xử lý chính bao gồm sắt thép và phân bón, VCSC kỳ vọng SGP sẽ được hưởng lợi từ sự phục hồi thương mại, đặc biệt khi những gián đoạn liên quan đến dịch COVID-19 giảm dần
  • Tiềm năng xây dựng một cảng mới có thể làm giảm dòng tiền tự do trong tương lai và giảm lơi nhuận trong ngắn hạn. Liên quan đến việc di dời Cảng Nhà Rồng – Khánh Hội – công ty con của SGP – VIMC đã trình đề xuất về việc xây dựng một cảng mới nhằm xử lý lượng hàng hóa dư thừa mà Cảng Hiệp Phước và Tân Thuận không có khả năng đáp ứng xử lý hết. Mặc dù việc xây dựng một cảng mới có thể mang lại lợi ích cho SGP trong dài hạn nhờ tăng công suất xếp dỡ, xây dựng cảng mới sẽ tạo gánh nặng cho dòng tiền tự do của công ty trong quá trình xây dựng và có khả năng làm giảm lợi nhuận trong giai đoạn đầu hoạt động trừ khi hiệu suất hoạt động tăng nhanh. Tuy nhiên, do việc xây dựng mới chỉ là đề xuất của VIMC nên vẫn chưa chắc chắn về việc dự án có thể được thông qua hay thời điểm xây dựng

Link tải full báo cáo:

https://data.wichart.vn/public/baocaophantich/10670_SGP_VCSC_2022-3-28.pdf

3.    Ngành hàng không [ Trung lập ] Định giá không hấp dẫn dù lộ trình phục hồi rõ ràng hơn – Báo cáo cập nhật – VCSC – 28/03/2022

  • VCSC có quan điểm tích cực về sự phục hồi của ngành giai đoạn 2022-2026 do (1) các hạn chế đối hàng không trong nước vẫn ở mức thấp dù số ca nhiễm COVID-19 hàng ngày gia tăng cùng với (2) tốc độ nhanh hơn dự kiến của Chính phủ trong việc nâng tần suất các chuyến bay quốc tế và mở cửa hoàn toàn du lịch quốc tế vào giữa tháng 3/2022
  • Vận tải hàng không trong nước tiếp tục phục hồi theo mô hình hình chữ V sau khi các hạn chế lần đầu tiên được nới lỏng vào tháng 10/2021. Theo Cục Hàng không Việt Nam (CAAV), tổng số chuyến bay của các hãng hàng không Việt Nam chạm mức thấp kỷ lục với chỉ 1.311 chuyến vào tháng 9/2021. Tuy nhiên, số lượng chuyến bay nhanh chóng phục hồi – tổng số lượng chuyến bay trong tháng 2/2022 là 25.220 chuyến, chủ yếu bao gồm các chuyến bay trong nước. VCSC ước tính rằng số lượng các chuyến bay trong nước trong tháng 2/2022 đã gần bằng mức trước khi dịch COVID-19 khởi phát

Link tải full báo cáo:

https://data.wichart.vn/public/baocaophantich/10671_none_VCSC_2022-3-28.pdf

4.    KDC [ Trung lập – 61.700đ/cp ]: Áp lực từ đà tăng giá của giá dầu ăn – Báo cáo cập nhật – VNDS – 28/03/2022

  • Cuộc khủng hoảng địa chính trị gần đây đã đẩy giá dầu ăn lên mức cao kỷ lục do Ukraine là một trong những nước xuất khẩu dầu ăn lớn với 6% thị phần toàn cầu. VNDS ước tính giá dầu ăn trung bình của năm 2022 sẽ tăng hơn 30% svck. Mặc dù KDC đã tăng giá bán lẻ dầu ăn hơn 20% kể từ ngày T7/21, nhưng VNDS nhận thấy khả năng tăng giá bán lẻ cao hơn nữa của KDC là hạn chế do cạnh tranh thị trường với thị phần khoảng 39% Việt Nam. VNDS cho rằng KDC cần giành thêm thị phần để củng cố sức mạnh giá của mình.
  • Việc mở rộng mảng bánh kẹo của KDC chậm hơn dự kiến của VNDS. Cho đến nay, các sản phẩm bánh của Kido chỉ phân phối thông qua khoảng 25 cửa hàng Chuk Chuk và một số kênh thương mại điện tử. VNDS tin rằng việc sản xuất bánh của KIDO đã bị Covid-19 cản trở vào 2021. VNDS kỳ vọng KDC có thể nâng cao công suất trong vài quý tới với ước tính doanh thu từ mảng này tăng trưởng 89%/26% svck, chiếm 2,2%/2,4% tổng doanh thu và 4,1%/4,3% vào lợi nhuận gộp của KDC trong năm 2022/23
  • VNDS kỳ vọng lợi nhuận gộp của KDC sẽ thay đổi -1,6%/+0,2% so với báo cáo trước sau khi tăng doanh thu và giảm biên LN gộp. VNDS dự báo giảm/tăng chi phí BH&QLDN 0,6%/5,3% trong 2022/23 khi KDC có thể giảm chi phí sau khi hợp nhất với TAC vào 2022, sau đó tăng tốc mở rộng chuỗi Chuk Chuk và mảng bánh của KIDO trong năm 2023. Do đó, VNDS điều chỉnh lợi nhuận ròng của KDC trong năm 2022/23 giảm 0,9%/3,4% so với báo cáo trước còn 545 tỷ đồng (-7,6% svck) /157 tỷ đồng (+31,4% svck)
  • VNDS hạ khuyến nghị xuống TRUNG LẬP với giá mục tiêu 61.700 đồng do khó khăn từ giá dầu ăn tăng và mảng bánh mì/chuỗi Chuk Chuk của KIDO cần thêm thời gian để phát triển. Định giá của VNDS tính trung bình định giá DCF và định giá P/E. Tiềm năng tăng giá gồm 1) thành công trong liên doanh với Vinamilk hoặc mảng bánh KIDO hoặc chuỗi cửa hàng Chuk Chuk và 2) biên LN gộp tốt hơn mong đợi hoặc chi phí BH&QLDN thấp hơn ước tính. Rủi ro gồm 1) biên LN gộp thấp hơn dự kiến và 2) chi phí BH&QLDN cao hơn dự kiến.

Link tải full báo cáo:

https://data.wichart.vn/public/baocaophantich/10672_KDC_VNDS_2022-3-28.pdf

5.    VSC [ Trung lập – 46.500đ/cp ]: Cập nhật Đại hội cổ đông năm 2022 – Báo cáo cập nhật – SSI – 29/03/2022

  • Kế hoạch kinh doanh thận trọng cho năm 2022: Viconship đưa ra kế hoạch thận trọng cho năm 2022, tất cả các chỉ tiêu về sản lượng và tài chính chỉ cao hơn nhẹ so với số liệu thực tế của năm 2021. Cụ thể, VSC đặt kế hoạch doanh thu đạt 1,9 nghìn tỷ đồng (+0,4%) và LNTT đạt 500 tỷ đồng (+3,6%).
  • Chi trả cổ tức: ĐHCĐ đã chính thức thông qua phương án chi trả cổ tức cho năm 2021, theo hình thức cổ tức bằng tiền mặt với tỷ lệ 5% và cổ tức bằng cổ phiếu tỷ lệ 10%. Trong đó 5% cổ tức bằng tiền mặt đã được chi trả trong năm 2021, 10% cổ tức bằng cổ phiếu dự kiến sẽ được thực hiện trong thời gian tới. ĐHCĐ cũng đã thông qua mức cổ tức dự kiến cho năm 2022 là 20%

Link tải full báo cáo:

https://data.wichart.vn/public/baocaophantich/10675_VSC_SSI_2022-3-29.pdf

6.    Ngành thủy sản [ Trung lập ]: Triển vọng xuất khẩu tích cực hơn – Báo cáo ngành – HSC – 29/03/2022

  • Xuất khẩu thủy sản của Việt Nam đã hồi phục mạnh trong 2 tháng đầu năm 2022 với sự tăng trưởng mạnh ở các phẩm chủ lực. Giá trị xuất khẩu tôm tăng 46% so với cùng kỳ trong 2 tháng đầu năm 2022 đạt 550 triệu USD trong khi giá trị xuất khẩu cá tra còn tăng mạnh hơn, tăng 93% so với cùng kỳ đạt 384 triệu USD. Vào đầu năm, Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP) dự báo xuất khẩu tôm cả năm 2022 có thể đạt 4,3 tỷ USD, tăng trưởng 10% và xuất khẩu cá tra tăng trưởng 7% đạt 1,7 tỷ USD.
  • Các lệnh trừng phạt nhắm vào xuất khẩu thủy sản của Nga đang tạo ra cơ hội mới cho các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản của Việt Nam, trong đó HSC cho rằng cá tra sẽ hưởng lợi nhiều nhất.
  • Những quốc gia nhập khẩu thủy sản chính gồm Mỹ, Anh và EU cùng với nhiều quốc gia khác sẽ phải tìm nguồn sản phẩm thay thế từ các quốc gia xuất khẩu khác sau khi có lệnh cấm nhập khẩu sản phẩm thủy sản từ Nga. HSC cho rằng cá tra sẽ hưởng lợi nhiều nhất từ diễn biến này. Cá tra có kết cấu và hương vị tượng tự các loại cá thịt trắng khác như cá tuyết, cá thờn bơn, cá tuyết chấm đen và cá minh thái; vì vậy có thể thay thế những loại cá này.

Link tải full báo cáo:

https://data.wichart.vn/public/baocaophantich/10673_none_HSC_2022-3-29.pdf

7.  MWG [ MUA – 174.000đ/cp] KQKD 2T2022 tăng trưởng thấp – SSI – 29/03/2022

  • Trong 2T2022, MWG đạt 25.383 tỷ đồng doanh thu thuần (+17% so với cùng kỳ) và 1.077 tỷ đồng (+8% so với cùng kỳ), hoàn thành lần lượt 18% và 17% kế hoạch cả năm. SSI lưu ý rằng Tết Nguyên đán 2022 đến sớm hơn, do đó, doanh thu mùa cao điểm chủ yếu được ghi nhận vào Q4/2021 chứ không phải Q1/2022. SSI cho rằng lợi nhuận ròng 2T2022 tăng trưởng yếu do doanh thu/tháng của BHX chưa phục hồi và chi phí khuyến mãi online nhiều. Việc chú trọng nhiều hơn vào kênh online phù hợp với ước tính của SSI, do đó SSI duy trì ước tính lợi nhuận ròng năm 2022 là 6.875 tỷ đồng (+40% so với cùng kỳ) và lặp lại khuyến nghị MUA với giá mục tiêu là 174.000 đồng/cổ phiếu.
  • Doanh thu mảng ICT (TGDĐ & ĐMX) đạt 21,3 nghìn tỷ đồng (+20% so với cùng kỳ) • Tính đến tháng 2/2022, MWG có 976 cửa hàng TGDĐ (+6 cửa hàng so với đầu năm) và 2.038 cửa hàng ĐMX (+46 cửa hàng so với đầu năm, trong đó 39 cửa hàng mới là ĐMX Supermini) và 22 cửa hàng Topzone (+12 cửa hàng so với đầu năm). • Ngoài phụ trách TGDĐ và ĐMX, ông Đoàn Văn Hiểu Em hiện còn phụ trách chuỗi nhà thuốc (An Khang) và chuỗi AVA mới (thời trang, thể thao, chăm sóc trẻ em, xe đạp và trang sức). Tính đến tháng 2/2022, MWG có 14 cửa hàng AVA độc lập (+14 cửa hàng so với đầu năm), 205 cửa hàng An Khang (+27 cửa hàng so với đầu năm). Hoạt động của chuỗi AVAKids rất đáng khích lệ trong giai đoạn thử nghiệm, vì vậy MWG quyết định mở thêm 30-50 cửa hàng AVAKids để khai thác nhu cầu khách hàng cao của chuỗi này. • Doanh thu online tăng 160% so với cùng kỳ đạt 4 nghìn tỷ đồng. Khi số ca nhiễm mới tăng nhanh trong thời gian gần đây, người tiêu dùng ngày càng lựa chọn phương thức mua hàng online để tránh đám đông. Để duy trì tính cạnh tranh so với các đối thủ thương mại điện tử (e-commerce), MWG đưa ra các chương trình khuyến mãi hấp dẫn. Bên cạnh đó, do thu nhập hộ gia đình vẫn ở mức thấp, nên việc giảm giá sâu để thu hút nhiều khách hàng là điều cần thiết thay vì chỉ tập trung vào khả năng sinh lời ngắn hạn. Doanh thu online hiện chiếm 19% tổng doanh thu ICT (so với mức 14% trong năm 2021).

Link tải full báo cáo:

https://data.wichart.vn/public/baocaophantich/10676_MWG_SSI_2022-3-29.pdf

8.      DXG [ MUA – 45,400đ/cp]: ĐHCĐ: Kế hoạch lợi nhuận vượt kỳ vọng – Báo cáo nhanh – HSC – 29/03/2022

  • BLĐ trình kế hoạch doanh thu đạt 11 nghìn tỷ đồng (tăng trưởng 9%) và lợi nhuận thuần đạt 1,4 nghìn tỷ đồng (tăng trưởng 21%).
  • HSC cho rằng doanh thu và lợi nhuận năm 2022 của DXG sẽ được thúc đẩy nhờ việc bàn giao nhà/đất nền tại dự án Gem Sky World (92ha, Đồng Nai), Opal Skyline (1ha, Bình Dương) và ST Moritz (0,24ha, Thủ Đức – TP.HCM). Doanh thu môi giới nhiều khả năng sẽ được hợp nhất từ DXS (hiện DXG sở hữu 60,3%; Không xếp hạng).
  • Kế hoạch doanh thu của DXG cao hơn 26,1% so với dự báo hiện tại của HSC, trong khi kế hoạch lợi nhuận thuần năm 2022 đạt 1,4 nghìn tỷ đồng (tăng trưởng 21%), cao hơn 17,3% so với dự báo của HSC.
  • HSC cho rằng DXG dự định sẽ đẩy nhanh tiến độ bàn giao tại một số dự án. Điều này là hợp lý do DXG hiện tập trung vào việc giă tăng dòng tiền để tài trợ cho việc mua thêm quỹ đất mới và phát triển các dự án khác. HSC đang tìm thêm thông tin chi tiết về giả định đằng sau kế hoạch của Công ty.

Link tải full báo cáo:

https://data.wichart.vn/public/baocaophantich/10674_DXG_HSC_2022-3-29.pdf

9.    VNG [ Trung lập ]: Lợi nhuận dự báo phục hồi khi Việt Nam mở cửa trở lại – Báo cáo công ty – VCSC – 30/03/2022

  • Năm 2021 vẫn là một năm khó khăn của VNG. Hậu quả của đợt dịch COVID-19 lần thứ tư tại Việt Nam, các khách sạn và khu nghỉ dưỡng của VNG đã được chuyển thành cơ sở cách ly. Doanh thu thuần giảm từ 460 tỷ đồng năm 2020 xuống 183 tỷ đồng năm 2021 (-60% YoY) và LNST sau lợi ích CĐTS giảm chỉ còn 2 tỷ đồng (-90,4% YoY). VNG cũng phải loại bỏ các khoản chi tiêu không cần thiết và tiến hành tái cơ cấu tài chính.
  • Du lịch trong nước sẽ dẫn dắt sự phục hồi của ngành; du lịch quốc tế dự kiến sẽ phục hồi. Do hạn chế đi lại đối với du lịch trong nước nhìn chung ít hơn đáng kể, VCSC tin rằng du lịch trong nước ở Việt Nam sẽ trở lại mức trước COVID-19 sớm hơn nhiều so với du lịch quốc tế trong nước. Với tỷ lệ tiêm chủng cao của Việt Nam và số ca nhiễm nhập viện và tử vong tương đối thấp liên quan đến biến thể Omicron, VCSC giữ quan điểm khả quan rằng Việt Nam sẽ mở cửa hoàn toàn cho khách du lịch quốc tế vào giữa tháng 3/2022 theo kế hoạch
  • Nhờ triển vọng ngành cải thiện, VCSC kỳ vọng lợi nhuận của VNG sẽ phục hồi bắt đầu từ quý 2/2022. VNG dự định sẽ hướng đến phân khúc khách sạn cao cấp bằng việc mở thêm các khách sạn 5 sao trong vòng 5 năm tới. Bên cạnh đó, ban lãnh đạo cũng dự kiến sẽ mở rộng mạng lưới khách sạn tại Hà Nội, Đà Nẵng, Bà Rịa – Vũng Tàu vá các địa điểm nằm trong chiến lược dài hạn của công ty. VNG cũng sẽ tập trung phát triển các khu vui chơi giải trí của công ty tại Đà Lạt, Dốc Lết và Phú Quốc, hướng tới mục tiêu trở thành một trong những nhà phát triển các điểm đến du lịch lớn nhất Việt Nam

Link tải full báo cáo:

https://data.wichart.vn/public/baocaophantich/10717_VNG_VCSC_2022-3-30.pdf

10.     VIB [ Tích cực – 43.900đ/cp ]: Kế hoạch tích cực với mục tiêu tăng trưởng tín dụng hàng đầu – Báo cáo ĐHCĐ – VCSC – 30/03/2022

  • Mục tiêu tăng trưởng tín dụng năm 2022 là 30%, cao hơn dự báo của VCSC. Tăng trưởng tín dụng dự báo năm 2022 hiện tại của VCSC là 22% YoY so với kế hoạch của ban lãnh đạo là tăng trưởng tín dụng 30% YoY (xem thêm chi tiết trong Báo cáo cập nhật VIB – Thu nhập tăng trưởng mạnh mẽ nhưng chịu áp lực để giảm tỷ lệ nợ xấu của VCSC, ngày 01/03/2022). Một câu hỏi đã được đặt ra tại ĐHCĐ về khả năng thực hiện được kế hoạch này trong bối cảnh Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) đặt mục tiêu tăng trưởng tín dụng toàn hệ thống đến năm 2022 là 14%. Ban lãnh đạo kỳ vọng VIB có thể đạt được mục tiêu đề ra do tình hình tài chính vững mạnh và xu hướng tăng trưởng lành mạnh của ngân hàng trong những năm gần đây. Trước câu hỏi của cổ đông, ban lãnh đạo cũng chia sẻ rằng hoạt động cho vay mua nhà là trọng tâm của ngân hàng. Với việc nâng cao cả quy trình thẩm định tín dụng và định giá tài sản đảm bảo, VIB kỳ vọng rủi ro tín dụng của mảng này sẽ được giảm thiểu tối đa.
  • Cổ đông đã thông qua phương án phát hành 35% cổ phiếu thưởng và 10,9 triệu cổ phiếu ESOP cho ngân hàng. Thời gian diễn ra 2 sự kiện này chưa được công bố và ĐHCĐ đã thông qua phương án ủy quyền cho HĐQT quyết định 2 phương án. 35% cổ phiếu thưởng (tăng 5.436 tỷ đồng vốn điều lệ) sẽ được lấy nguồn từ (1) 232 tỷ đồng dự trữ vốn chủ sở hữu và (2) 5.204 tỷ đồng lợi nhuận giữ lại. Theo kế hoạch, vốn điều lệ của ngân hàng sẽ tăng từ 15,5 nghìn tỷ đồng lên 21,1 nghìn tỷ đồng sau phát hành cổ phiếu thưởng và phát hành ESOP.
  • Tập trung vào chuyển đổi kỹ thuật số để thu hút khách hàng và cho vay bán lẻ. Ban lãnh đạo cho rằng lượng CASA của mảng bán lẻ tăng 63% YoY, góp phần cho mức tăng tổng lượng CASA của VIB năm 2021 lên 54% YoY. Ban lãnh đạo dự kiến phiên bản mới của ứng dụng ngân hàng trên điện thoại – MyVIB 2.0 – sẽ ra mắt trong năm nay với các tính năng cải tiến mới sẽ thu hút khách hàng mới và nâng cao trải nghiệm người dùng. VIB có tỷ trọng cho vay bán lẻ cao chiếm 87% tổng dư nợ cho vay và khoảng 3,8 triệu khách hàng bán lẻ tính đến 2021. HĐQT chia sẻ, ngân hàng đặt mục tiêu có 10 triệu khách hàng vào năm 2026.

Link tải full báo cáo:

https://data.wichart.vn/public/baocaophantich/10718_VIB_VCSC_2022-3-30.pdf

11.     TDM [ Trung lập – 40.800đ/cp ]: Mở rộng đầu tư ngành nước vào cấp nước Cần Thơ – Báo cáo cập nhật ĐHCĐ – SSI – 30/03/2022

  • Năm 2021 lợi nhuận tăng trưởng mạnh đạt 90% YoY nhờ vào cổ tức từ BWE. Sản lượng nước sản xuất đạt mức 64,1 triệu m3 (+3% YoY). Trong đó, nhà máy nước Dĩ An vận hành với công suất bình quân 143.700 m3/ngày đêm. Nhà máy nước Bàu Bàng hoạt động công suất bình quân đạt 30.000 m3/ngày đêm. Sản lượng nước tiêu thụ đạt 63,4 triệu m3 (+3% YoY). Doanh thu sản xuất nước đạt 417 tỷ đồng (+8% YoY). Trong đó, giá nước trung bình tăng 5% YoY. Tổng lợi nhuận sau thuế đạt 328,6 tỷ đồng (+90% YoY) chủ yếu ghi nhận cổ tức năm 2020 và 2021 của BWE với giá trị đạt 173,2 tỷ đồng.
  • Xây dựng cơ bản trong năm 2022 chủ yếu cho tuyến nước thô Bàu Bàng. Đầu tư xây dựng tuyến ống nước thô D1600 tại nhà máy Dĩ An. Đồng thời, đầu tư tuyến ống nước thô từ trạm nước thô về nhà máy Bàu Bàng với tổng giá trị đầu tư 265 tỷ đồng, cơ cấu vốn vay từ Jica hoặc Quỹ đầu tư tỉnh Bình Dương chiếm 70% tổng giá trị đầu tư
  • Mở rộng M&A các doanh nghiệp ngành nước. BWE dự kiến mua CTCP Cấp nước Cần Thơ 2 với tỷ lệ sở hữu đạt 20-50%. Trong năm 2022 dự kiến chi phí mua CTCP cấp nước Cần Thơ là 143 tỷ đồng và Cấp nước Cần Thơ 2 là 70 tỷ đồng. Bên cạnh đó, tiếp tục nâng sở hữu tại CTCP cấp nước Gia Tân (TDM sở hữu 20,16%) với chi phí dự kiến 48,55 tỷ đồng và CTCP nước Đồng Nai (TDM sở hữu 12,05%) với chi phí dự kiến 36,18 tỷ đồng.

Link tải full báo cáo:

https://data.wichart.vn/public/baocaophantich/10720_TDM_SSI_2022-3-30.pdf

12.     PDR [ Trung lập  ]: Cập nhật Đại hội cổ đông – Báo cáo công ty – SSI – 30/03/2022

  • Tại ĐHCĐ năm 2022, ban lãnh đạo PDR đã công bố kế hoạch 5 năm tới, cụ thể công ty sẽ tiếp tục thực hiện kế hoạch mở rộng quỹ đất. Hầu hết các dự án đầu tư mới sẽ tập trung tại các khu vực thành phố loại 2 như Đà Nẵng, Bình Dương, Vũng Tàu, Đồng Nai, Khánh Hòa, Phú Yên và Quảng Ngãi. Quỹ đất được mở rộng trong cả lĩnh vực bất động sản nhà ở và khu công nghiệp, tập trung tại các khu vực đắc địa để hưởng lợi từ việc phát triển cơ sở hạ tầng ở khu vực phái Nam. Đối với mảng bất động sản nhà ở, PDR sẽ tiếp tục tập trung vào phân khúc trung và cao cấp với dự án tiêu biểu như Astral City, tỉnh Bình Dương. Ngoài ra, công ty sẽ tiếp tục phát triển nhiều dự án kết hợp với nghỉ dưỡng, tập trung vào các khu vực tiềm năng du lịch như Đà Nẵng, Quảng Ngãi, Phú Yên và Bà Rịa Vũng Tàu.
  • Đối với mảng bất động sản khu công nghiệp, PDR hiện đang nghiên cứu phát triển 5 dự án khu công nghiệp bao gồm : Khu công nghiệp Dung Quất tỉnh Quảng Ngãi, Khu công nghiệp Đà Nẵng, Khu công nghiệp tỉnh Bình Dương, Khu công nghiệp Cao Lãnh tỉnh Đồng Tháp, và Khu công nghiệp Hàm Ninh Tỉnh Kiên Giang.
  • Tại ĐHCĐ năm 2022, PDR đặt kế hoạch 10,7 nghìn tỷ đồng doanh thu, gấp 3 lần so với năm 2021, đồng thời lợi nhuận trước và sau thuế lần lượt đạt 3,6 nghìn tỷ đồng và 2,9 nghìn tỷ đồng (+56% so với cùng kỳ)
  • Về kế hoạch doanh thu, PDR dự kiến phần lớn doanh thu đến vẫn đến từ bán buôn và bàn giao dự án, nhưng không bao gồm doanh thu chuyển nhượng của dự án The EverRich 2 và phần còn lại của dự án The EverRich 3. Doanh thu và lợi nhuận năm 2022 chủ yếu đến từ các dự án trọng điểm như Astral City, Nhơn Hội và Serenity Phước Hải

Link tải full báo cáo:

https://data.wichart.vn/public/baocaophantich/10719_PDR_SSI_2022-3-30.pdf

13.   Ngành bảo hiểm [ Trung lập ]: Triển vọng tích cực hơn – Báo cáo ngành – HSC – 30/03/2022

  • BH nhân thọ: Tiếp nối đà tăng trưởng cao nhờ vào bancassurance. Bất chấp những khó khăn gây ra do dịch Covid-19, thị trường BH nhân thọ vẫn đạt mức tăng trưởng phí BH cao, trong đó doanh thu phí BH tăng trưởng 21,7% và phí BH ký mới tăng trưởng 18,6%; sát dự báo của HSC.
  • Bancassurance tiếp tục đạt mức tăng trưởng ấn tượng và là động lực tăng trưởng chính. Trong 9 tháng đầu năm 2021, tăng trưởng doanh thu phí BH đạt 48,3% so với cùng kỳ và phí BH ký mới đạt trên 100% so với cùng kỳ. HSC ước tính kênh bancassurance chiếm 22% tổng doanh thu phí BH nhân thọ năm 2021, một mức tăng trưởng ấn tượng so với con số chỉ 6% trong năm 2016. BH phi nhân thọ: Phí BH tăng trưởng kém nhưng chi bồi thường BH giảm đã hỗ trợ lợi nhuận. Tăng trưởng phí BH phi nhân thọ trong giai đoạn 2020-2021 ở mức thấp (lần lượt tăng trưởng 6,2% và 1,7%) vì tác động của dịch Covid19. Trong khi đó, chi bồi thường BH giảm 0,2% trong năm 2020 và giảm 8,8% trong năm 2021, theo đó tỷ lệ bồi thường giảm, giúp nâng cao hiệu quả hoạt động.
  • Dự báo phí BH tăng trưởng mạnh hơn. Thị trường BH nhân thọ Việt Nam dự báo tiếp tục tăng trưởng mạnh, nhờ tỷ lệ thâm nhập và mật độ còn thấp (so với khu vực), cũng như ý thức về rủi ro của người dân đang tăng lên – một hiệu ứng từ dịch Covid-19. HSC kỳ vọng phí BH nhân thọ ký mới sẽ tăng trưởng 22% trong năm 2022 và 20% trong năm 2023- 2024. Ở thị trường BH phi nhân thọ, HSC dự báo phí BH tăng trưởng vừa phải ở mức 8-10% trong giai đoạn 2022-2024 vì nền kinh tế của Việt Nam dần khôi phục hoàn toàn trạng thái bình thường.

Link tải full báo cáo:

https://data.wichart.vn/public/baocaophantich/10710_none_HSC_2022-3-30.pdf

14.     Ngành bất động sản [ Trung lập ]: NGÀNH BẤT ĐỘNG SẢN CÔNG NGHIỆP NĂM 2022: CHÀO ĐÓN NGUỒN CUNG MỚI – Báo cáo ngành  – MAS – 30/03/2022

  • Bất chấp COVID-19, đầu tư vào khu kinh tế, khu công nghiệp vẫn ổn định • Vụ Quản lý các khu kinh tế thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết đến hết năm 2021, cả nước có 564 khu công nghiệp có trong quy hoạch với tổng diện tích 211.700ha; 398 khu công nghiệp đã được thành lập với tổng diện tích 123.500 ha, trong đó, 292 khu công nghiệp đã đi vào hoạt động và 108 khu công nghiệp đang xây dựng cơ bản. • Tỷ lệ lấp đầy các khu công nghiệp đạt khoảng 52,5%, riêng các khu công nghiệp đi vào hoạt động, tỷ lệ lấp đầy đạt khoảng 71% tương đương với năm 2020.
  • Giá thuê tiếp tục tăng trong năm 2021, một số khu vực tăng nóng • Theo JLL, giá đất trong Q4/2021 đạt 114 USD/m2/chu kỳ thuê tại các KCN miền Nam, tăng 7,1% CK. Giá đất tại các KCN miền Bắc là 108 USD/m2/chu kỳ thuê, tăng 6,1% CK. • Tuy nhiên, đáng lưu ý có một số tỉnh như Hưng Yên và Bà Rịa -Vũng Tàu có giá thuê tăng mạnh so với cùng kỳ năm ngoái. Cụ thể, giá chào thuê đất khu công nghiệp (KCN) tại Bà Rịa – Vũng Tàu trong năm 2021 là 94 USD/m2 (khoảng 2,1 triệu đồng), tăng 45% so với cùng kỳ năm ngoái.
  • Nhà xưởng xây sẵn đang tăng trưởng nhanh: Loại hình nhà xưởng xây sẵn (NXXS) là phân khúc đang có tốc độ tăng trưởng rất ấn tượng trong thời gian qua. Với mức tăng trưởng nguồn cung bình quân đạt trên 25% giai đoạn 2018 – 2020. Năm 2021, chịu ảnh hưởng của dịch bệnh nên nguồn cung chỉ tăng trưởng 14.9%.

Link tải full báo cáo:

https://data.wichart.vn/public/baocaophantich/10722_none_MAS_2022-3-30.pdf

15.     Ngành cảng biển [ Tích cực ]: triển vọng tích cực nhờ sản lượng hồi phục – Báo cáo ngành – HSC – 30/03/2022

  • Ngành cảng biển của Việt Nam đã chịu tác động tiêu cực trong Q3/2021 vì giãn cách xã hội chống dịch được thực hiện tại các tỉnh phía Nam. Các biện pháp giãn cách xã hội đã được gỡ bỏ hoàn toàn vào tháng 10/2021 và vấn đề gián đoạn nguồn cung đã được xử lý, theo đó lượng hàng đã hồi phục mạnh.
  • Do hoạt động kém trong Q3/2021, lượng hàng tiếp nhận xử lý trong cả năm 2021 tại toàn bộ các cảng container của Việt Nam đạt 24,8 triệu TEU, chỉ tăng trưởng 8,4% so với tốc độ tăng trưởng CAGR 13,9% trong giai đoạn 2015-2020. Tuy nhiên, nhờ hồi phục tốt sau giãn cách, HSC dự báo lượng hàng năm 2022 sẽ tăng trưởng 12% đạt 26,9 triệu TEU.
  • TCác cảng tại khu vực miền Nam sẽ đạt mức tăng trưởng sản lượng cao nhất từ mức nền thấp trong năm ngoái, trong khi lượng hàng qua các cảng tại khu vực miền Trung và miền Bắc sẽ tăng trưởng kém hơn vì ít chịu ảnh hưởng của dịch Covid-19 hơn trong năm ngoái so với khu vực miền Nam.

Link tải full báo cáo:

https://data.wichart.vn/public/baocaophantich/10711_none_HSC_2022-3-30.pdf

16.     LTG [ Bán – 38,500đ/cp ] Kế hoạch thấp hơn 4,1% so với dự báo – Báo cáo nhanh – HSC – 30/03/2022

  • Công ty đặt kế hoạch lợi nhuận thuần năm 2022 là 400 tỷ đồng, giảm 4%. Tuy nhiên, Công ty không công bố kế hoạch doanh thu. Kế hoạch LNST của LTG thấp hơn 4,1% so với dự báo của HSC.
  • HSC dự báo lợi nhuận thuần và doanh thu thuần năm 2022 lần lượt là 416 tỷ đồng (giảm 1,3%) và 11.271 tỷ đồng (tăng trưởng 10,2%). Doanh thu tăng trưởng chủ yếu nhờ tỷ trọng mảng thực phẩm được dự báo sẽ tăng lên 44,6% tổng doanh thu, tuy nhiên, lợi nhuận gộp mảng này sẽ chỉ đóng góp 8% tổng lợi nhuận gộp
  • LTG hiện đang giao dịch trên sàn UPCoM. Công ty đang trình ĐHCĐ phê duyệt kế hoạch hoãn chuyển niêm yết sang sàn HSX sang năm 2025 do một số khó khăn trong hoạt động
  • Kế hoạch chuyển niêm yết đã bị trì hoãn 2 lần trong 3 năm qua. Kế hoạch này lần đầu được phê duyệt vào năm 2018 và lần gần nhất được kéo dài sang năm 2022

Link tải full báo cáo:

https://data.wichart.vn/public/baocaophantich/10712_LTG_HSC_2022-3-30.pdf

17.  DXG [ MUA  – 52,600đ/cp ]: 2022 – Khởi động lại các dự án nội đô – KBSV– 30/03/2022

  • Kết quả kinh doanh năm 2021 của DXG có nhiều khởi sắc nhờ bàn giao dự án Gem Skyworld và Opal Boulevard. Doanh thu năm 2021 đạt 10,089 tỷ VND (+249%yoy), lợi nhuận sau thuế của cổ đông công ty mẹ đạt 1,157 tỷ VND, so với mức âm 496 tỷ của năm 2020.
  • Lợi nhuận quay tiếp tục đà tăng trưởng trong năm 2022-2023. Doanh thu năm 2022 và 2023 của DXG ước tính đạt lần lượt 9,556 tỷ VND (-5%YoY) và 11,209 tỷ VND (+17YoY), tương ứng với LNST của cổ đông công ty mẹ đạt 1,382 tỷ VND (+19%YoY) và 1,724 tỷ VND (+25%YoY).
  • Trong năm 2022, Về kế hoạch bán hàng trong năm 2022, Đất Xanh sẽ tiếp tục bán hàng tại dự án Gem Sky World và mở bán tại 3 dự án mới bao gồm Opal Cityview, DXG Parkview và Gem Riverside. Tổng giá trị hợp đồng bán của các dự án trong năm 2022 tăng trưởng mạnh ước đạt 18,160 tỷ VND, cao gấp 3 lần năm 2021
  • Tổng quỹ đất hiện tại của DXG đạt khoảng 4,200ha sau khi công ty liên tục thâu tóm các quỹ đất tiềm năng, trong đó có 30-40% là đất sạch sẵn sàng mở triển khai
  • Dựa trên triển vọng kinh doanh và định giá, KBSV tiếp tục đưa ra khuyến nghị MUA đối với cổ phiếu DXG với giá mục tiêu là 52,600/cp, cao hơn 17% so với giá đóng cửa ngày 28/03/2022.

Link tải full báo cáo:

https://data.wichart.vn/public/baocaophantich/10723_DXG_KBSV_2022-3-30.pdf

18.          DHA [ Nắm giữ – 66,200đ/cp ]: Hoạt động kinh doanh hồi phục sau giãn cách – KBSV – 30/03/2022

  • DHA ghi nhận kết quả kinh doanh quý 4 năm 2021 với lợi nhuận đạt 33.65 tỷ đồng (+9.2% YoY) và doanh thu thuần 103.32 tỷ đồng (-1.1% YoY), tương ứng tăng lần lượt 96.3% và 53.0% so với Q3/2021 nhờ hoạt động kinh doanh dần hồi phục sau khi chịu ảnh hưởng từ các biện pháp giãn cách trên nhiều tỉnh thành cả nước và ghi nhận lãi từ bán chứng khoán.
  • Lũy kế năm 2021, doanh nghiệp ghi nhận lợi nhuận 90.25 tỷ đồng (-8.2% YoY), doanh thu 337.2 tỷ đồng (-11.7% YoY) với sản lượng đạt 2.1 triệu m3 (-5.9% YoY). Trong đó, doanh thu từ mỏ Thạch Phú 2 đạt 169.7 tỷ đồng (-14.5% YoY), mỏ Tân Cang 3 đạt 111.6 tỷ đồng (-9.9% YoY) và mỏ Núi Gió 56.1, giảm 6.7% so với cùng kỳ.
  • Tổng trữ lượng cấp phép còn lại tại 3 mỏ là 18.86 triệu m3 đá nguyên khối. Trong đó, mỏ đá Tân Cang 3 có trữ lượng còn lại 10.1 triệu m3 và mỏ Thạch Phú có trữ lượng còn lại 4.65 triệu m3.
  • Năm 2022, KBSV dự báo lợi nhuận đạt 89.1 tỷ đồng, thấp hơn 1.2% YoY và doanh thu đạt 361.7 tỷ đồng (+7.2 YoY) trên cơ sở sản lượng đạt 2.23 triệu m3. KBSV điều chính giá mục tiêu lên 66,200VND/cp với giả định doanh nghiệp không gia tăng thêm trữ lượng khai thác và hoạt động với trữ lượng khai thác còn lại hiện tại, tiềm năng tăng giá 14.8% so với giá đóng cửa ngày 29/3/2022.

Link tải full báo cáo:

https://data.wichart.vn/public/baocaophantich/10724_DHA_KBSV_2022-3-30.pdf

19.      CII [ BÁN – 30,200đ/cp ]: Rủi ro giảm giá CP vẫn hiện hữu – Báo cáo doanh nghiệp – HSC – 30/03/2022

  • HSC cập nhật dự báo sau khi phân tích KQKD năm 2021 của CII và một vài cập nhật do Công ty công bố gần đây. Cụ thể, HSC tập trung vào dự án cao tốc BOT Trung Lương – Mỹ Thuận (TL-MT) đã đi vào vận hành thử nghiệm trong tháng 1/2022, động thái thoái vốn của CII tại CTCP Đầu tư BĐS 577 (NBB; Không xếp hạng), kế hoạch thoái vốn của CII tại CTCP Hạ tầng Nước Sài Gòn (SII; Không xếp hạng) và kết quả đấu giá các lô đất khu vực Thủ Thiêm ở vị trí liền kề với lô đất của CII.
  • Việc CII giảm tỷ lệ sở hữu đối với NBB từ 93,7% xuống 49% dự kiến sẽ mang lại khoản thu nhập bất thường 744 tỷ đồng trong năm 2022, tuy nhiên điều này cũng làm giảm lợi nhuận chi trả cho cổ đông trong tương lai
  • Tuy nhiên, HSC hiện cho rằng doanh thu từ dự án TL-MT sẽ thấp hơn dự báo trước đây do dự án có thể sẽ vận hành ổn định từ sau Q2/2022. Theo đó, tác động ròng đổi với dự báo của HSC là HSC nâng 33,9% dự báo lợi nhuận thuần trong năm 2022. HSC hạ 80,7% dự báo lợi nhuận thuần trong năm 2023 do loại bỏ khoản thu nhập giả định 800 tỷ đồng liên quan đến việc chuyển nhượng lô đất Thủ Thiêm (lô 3-13 và lô 3-16). Khả năng CII được phê duyệt quyền sử dụng cho những lô đất này vẫn chưa chắc chắn
  • HSC cũng lần đầu đưa ra dự báo cho năm 2024, với lợi nhuận thuần tăng trưởng 130,2% chủ yếu nhờ mảng BOT thúc đẩy và chi phí lãi vay giảm.

Link tải full báo cáo:

https://data.wichart.vn/public/baocaophantich/10713_CII_HSC_2022-3-30.pdf

20.     TPB [ Tích cực – 44.693đ/cp ]: Mục tiêu LNTT năm 2022 tăng trưởng mạnh mẽ 35,8% YoY – Báo cáo cập nhật – BVSC – 30/03/2022

  • TPB đặt kế hoạch LNTT năm 2022 tăng mạnh 35,8% YoY từ nền cao năm 2021 là 6,0 nghìn tỷ (+37,6% YoY) lên 8,2 nghìn tỷ, tương đối phù hợp với dự báo hiện tại của BVSC là 8,5 nghìn tỷ (+41,2% YoY).
  • Cho cả năm 2022, TPB đặt kế hoạch dư nợ tín dụng (bao gồm: cho vay khách hàng và trái phiếu doanh nghiệp) tăng 18% YoY lên 188.800 tỷ, đồng thời đặt mục tiêu huy động (bao gồm: cả cấp vốn cấp 1 và cấp 2) để tăng 12% YoY lên 292.579 tỷ; trong đó: • Tiền gửi khách hàng và giấy tờ có giá tăng 15% YoY đạt 201.212 tỷ. • Vay liên ngân hàng tăng nhẹ 5% YoY lên 91,4 nghìn tỷ
  • BVSC lưu ý rằng TPB là một trong số ít ngân hàng có tăng trưởng huy động ở mức 2 chữ số trong năm 2021 trong phạm vi nghiên cứu của BVSC, BVSC nhận thấy TPB ít phải đối mặt với áp lực huy động hơn để tăng trưởng tín dụng cao trong năm 2022. Theo kế hoạch tín dụng và huy động, BVSC hiểu rằng TPB đang hướng tới việc tối ưu hóa hệ số LDR hiện đang ở mức thấp (58,2% so với giới hạn 85%) để hỗ trợ NIM năm 2022
  • Triển vọng NIM cũng tích cực hơn nhờ mục tiêu của Ngân hàng: (1) tăng CASA hơn nữa; và (2) kiểm soát chặt chẽ chất lượng các khoản vay.

Link tải full báo cáo:

https://data.wichart.vn/public/baocaophantich/10730_TPB_BVSC_2022-3-31.pdf

21.     SZC [ Trung lập – 71.000đ/cp ]: Kế hoạch kinh doanh 5 năm thận trọng – Báo cáo ĐHCĐ –VCSC – 31/03/2022

  • VCSC đã tham dự đại hội cổ đông đồng thường niên (ĐHCĐ) của CTCP Sonadezi Châu Đức (SZC) tại tỉnh Đồng Nai vào ngày 29/03/2022.
  • Cổ đông đã thông qua kế hoạch năm 2022 của SZC về tổng thu nhập (bao gồm doanh thu, thu nhập tài chính và thu nhập khác) là 775 tỷ đồng (+6% YoY) và LNST sau lợi ích CĐTS là 184 tỷ đồng (-43% YoY), tương ứng lần lượt 86% và 47% dự báo cả năm của VCSC. VCSCi lưu ý rằng SZC thường đặt kế hoạch lợi nhuận thận trọng do công ty đã vượt kế hoạch LNST sau lợi ích CĐTS từ 123% -184% trong giai đoạn 2018-2021
  • Theo ban lãnh đạo, dự án khu dân cư Hữu Phước yêu cầu phải xây thô trước khi giao cho người mua so với kỳ vọng hiện tại của VCSC là SZC sẽ có thể bàn giao đất nền mà không cần xây dựng thô. Do đó, VCSC cho rằng có khả năng điều chỉnh giảm dự báo lợi nhuận của VCSC đối với dự án Hữu Phước (chiếm khoảng 25% dự báo LNST sau lợi ích CĐTS năm 2022 của VCSC là 392 tỷ đồng), dù cần thêm đánh giá chi tiết

Link tải full báo cáo:

https://data.wichart.vn/public/baocaophantich/10728_SZC_VCSC_2022-3-31.pdf

22.     NVL [ MUA – 87,100đ/cp ]: Kế hoạch năm 2022 tham vọng – Báo cáo nhanh – HSC – 31/03/2022

  • NVL công bố tài liệu ĐHCĐ năm 2022 ngày 29/3/2022. Các đề xuất chính bao gồm kế hoạch kinh doanh năm 2022, kế hoạch phát hành cổ phiếu thường với tỷ lệ 1:0,25 và ESOP tối đa 1,5% số lượng cổ phiếu đang lưu hành.
  • NVL đặt kế hoạch doanh thu thuần và lợi nhuận thuần năm 2022 lần lượt đạt 36 nghìn tỷ đồng (tăng trưởng 141,4%) và 6,5 nghìn tỷ đồng (tăng trưởng 87,8%), cao hơn lần lượt 30,9% và 26% so với dự báo của HSC
  • Lợi nhuận được thúc đẩy nhờ bàn giao một số đại dự án bao gồm NovaWorld Hồ Tràm, NovaWorld Phan Thiết, Aqua City và một vài dự án căn hộ tại TP.HCM
  • Kế hoạch của BLĐ vẫn cần được cổ đông phê duyệt tại ĐHCĐ tổ chức ngày 19/4/2022.

Link tải full báo cáo:

https://data.wichart.vn/public/baocaophantich/10726_NVL_HSC_2022-3-31.pdf

23.     MBB [ MUA – 42,500đ/cp ]: Nâng dự báo, có thể có bất ngờ tích cực thời gian tới – Báo cáo doanh nghiệp – HSC – 31/03/2022

  • MBB đã công bố KQKD năm 2021 khả quan với lợi nhuận thuần đạt 12,697 tỷ đồng, tăng trưởng 53,7% và cao hơn 9% so với dự báo của HSC. KQKD khả quan hơn kỳ vọng nhờ tăng trưởng tín dụng & thu nhập từ thu hồi nợ xấu cao hơn và chi phí HĐ thấp hơn so với dự báo. Chất lượng tài sản cũng cải thiện mạnh hơn kỳ vọng của HSC với tỷ lệ nợ xấu là 0,9% và hệ số LLR là 268%.
  • Các số liệu công bố gần đây đã cho thấy sự cải thiện có tính bền vững. Theo đó, HSC lần lượt nâng 23% và 25,5% dự báo lợi nhuận thuần cho năm 2022 và 2023 nhờ nâng giả định tăng trưởng tín dụng & thu nhập ngoài lãi, đồng thời giảm giả định chi phí trích lập dự phòng (nhờ chất lượng tài sản được cải thiện).
  • Tóm lại theo dự báo mới của HSC – cao hơn nhiều so với bình quân dự báo trên thị trường (bao gồm cả dự báo lần đầu của HSC cho năm 2024 với lợi nhuận thuần tăng trưởng 19,8%) – lợi nhuận thuần giai đoạn 3 năm sẽ tăng trưởng với tốc độ CAGR 24,9%
  • Giá cổ phiếu MBB đã có diễn biến tích cực trong 3 tháng qua, tăng 14% (trong khi giá cổ phiếu ngân hàng bình quân đi ngang) nhờ KQKD Q4/2021 của MBB khả quan và tin đồn về khả năng tham gia tái cơ cấu Ngân hàng Đại Dương. Hiện MBB có P/B trượt dự phóng 1 năm là 1,49 lần; cao hơn 1,4 độ lệch chuẩn so với bình quân P/B trượt dự phóng 1 năm trong quá khứ (từ khi niêm yết) và đang chiết khấu 4,5% so với bình quân nhóm NHTM tư nhân
  • HSC nâng 20% giá mục tiêu dựa trên phương pháp thu nhập thặng dư cho MBB lên 42.500đ (tiềm năng tăng giá 34,9%) sau khi nâng dự báo. Tại giá mục tiêu, P/B dự phóng năm 2022 là 2,1 lần; cao hơn 9,3% so với bình quân nhóm NHTM tư nhân – và HSC cho rằng mức thặng dư định giá này là hợp lý dựa trên các yếu tố căn bản và triển vọng tích cực của MBB. Lưu ý là HSC chưa đưa việc tham gia tái cơ cấu Ngân hàng Đại Dương vào dự báo ở kịch bản cở sở vì thông tin này chưa được xác nhận chính thức. Tuy nhiên, HSC coi đây là động lực quan trọng có thể đem đến tiềm năng vượt dự báo đáng kể.

Link tải full báo cáo:

https://data.wichart.vn/public/baocaophantich/10727_MBB_HSC_2022-3-31.pdf

24.     DGC [ Trung lập – 224.000đ/cp ]: Gia tăng tiềm năng mở rộng và M&A – Báo cáo ĐHCĐ – HSC – 31/03/2022

  • Ước tính LNST quý 1/2022 của Ban lãnh đạo phù hợp với kỳ vọng của HSC: 1.500 tỷ đồng (+414% YoY, +7% theo quý – QoQ và 29% so với dự báo năm 2022 của HSC).
  • Dự báo lợi nhuận năm 2022: Kế hoạch doanh thu và LNST của DGC cho thấy mức tăng trưởng theo năm là 27% và 39% và lần lượt chiếm 86% và 69% dự báo của HSC. Tuy nhiên, HSC cho rằng DGC đặt kế hoạch kinh doanh thận trọng như thường lệ
  • DGC đang đàm phán để mua lại một số đối thủ trong nước trong mảng photpho vàng (P4) cũng sở hữu các mỏ quặng lớn và nhà máy tuyển quặng
  • Ban lãnh đạo dự kiến việc xây dựng dự án xút-clo-vinyl (CAV) Nghi Sơn sẽ bắt đầu vào quý 3 năm 2022
  • DGC đã tiết lộ một số chi tiết liên quan đến kế hoạch mảng sản xuất nhôm. Tổng vốn đầu tư của DGC cho dự án bauxite-alumin-nhôm 3 giai đoạn của DGC có thể đạt 36 nghìn tỷ đồng (1,6 tỷ USD).

Link tải full báo cáo:

https://data.wichart.vn/public/baocaophantich/10729_DGC_VCSC_2022-3-31.pdf

25.     PVD [ Trung lập – 37.000 đ/cp ]: Hưởng lợi chính từ chu kỳ tăng mới của giá dầu – Báo cáo doanh nghiệp – SSI – 01/04/2022

  • Khi ngành khoan & dầu khí phát triển để phản ánh thực tế thị trường mới, SSI kỳ vọng rằng PVD sẽ là một trong những công ty được hưởng lợi chính từ sự phát triển này khi các dự án dầu khí tái khởi động và khởi công các dự án mới. Do đó, SSI điều chỉnh các giả định về giá thuê ngày và hiệu suất hoạt động của các giàn PVD trong giai đoạn 2022-2024 và các ước tính của SSI.
  • Cụ thể, SSI ước tính doanh thu của PVD tăng lần lượt 60% và 28% so với cùng kỳ trong năm 2022 và 2023 nhờ khối lượng công việc và giá thuê/ngày cao hơn. SSI cũng ước tính biên lợi nhuận gộp sẽ trở lại mức năm 2019 trong năm 2022, vì giá thuê ngày bắt đầu cao hơn điểm hòa vốn (khoảng 53.000 USD/ngày). LNST năm 2022 ước tính tăng 637% so với cùng kỳ từ mức thấp trong năm 2021 và tăng 152% so với cùng kỳ trong năm 2023

Link tải full báo cáo:

https://data.wichart.vn/public/baocaophantich/10733_PVD_SSI_2022-4-1.pdf

26.     Ngành thép [ Trung lập ]: Cơ hội và rủi ro trước biến động thế giới  – MAS – 01/04/2022

  • Trong năm 2021 là một năm hết sức rực rỡ của ngành thép khi lần lượt các công ty trong ngành đều đạt lợi nhuận lịch sử. Tổng sản lượng của ngành thép trong năm 2021 đạt 30.8 triệu tấn (+32.5% CK), trong đó sản lượng xuất khẩu toàn ngành đạt 6 triệu tấn (+52.5% CK). Giá trị xuất khẩu đạt 12 tỷ USD, cao nhất trong lịch sử.
  • Các thị trường Bắc Mỹ hay châu Âu mở cửa lại nền kinh tế từ 3Q21 đã thúc đẩy nhu cầu thép và HRC. Giá HRC tại thị trường Bắc Mỹ đã tăng 100% và tạo đỉnh ở mức USD 1,920/tấn vào tháng 8/2021
  • Nhờ sự tăng giá nhanh chóng của HRC trong năm 2021, các công ty ngành thép đều gia tăng biên lợi nhuận gộp từ 3 – 6% trong năm 2021 nhờ chênh lệch giá nguyên liệu đầu vào. Qua đó, cổ phiếu ngành thép đã diễn biến hết sức tích cực và tạo đỉnh lịch sử. Các cổ phiếu như HPG, NKG hay HSG đã tăng 100%, 366% và 163% trước khi điều chỉnh do áp lực giảm giá của HRC trong tháng 11 và 12/2021
  • Cho năm 2022, MAS vẫn tiếp tục đánh giá Tích Cực cho cả ngành thép dựa trên các luận điểm: (i) giá HRC kỳ vọng duy trì ở mức cao khi Trung Quốc và Úc tiếp tục căng thẳng thương mại, gây sức ép lên nguồn cung quặng sắt, (ii) Dự phóng sản lượng sản xuất toàn cầu phục hồi từ năm 2021, (iii) Sản lượng ngành thép nội địa phục hồi theo ngành bất động sản (BDS), (iv) Lãi suất giảm, tỷ lệ nợ vay/vốn chủ sở hữu (VCSH) giảm (v) Thị trường xuất khẩu mở rộng khi nguồn cung thép toàn cầu giảm do tác động cuộc chiến tranh Nga – Ukraine.

Link tải full báo cáo:

https://data.wichart.vn/public/baocaophantich/10741_none_MAS_2022-4-1.pdf

27.     Ngành bất động sản [ Trung lập ]: Bất động sản dân cư & thương mại 30 tháng 03, 2022 Tích cực Cơ hội lớn trong tương lai  – Báo cáo cập nhật – MAS – 01/04/2022

  • Thiệt hại nặng nề nhất là mảng bất động sản cho thuê với nguồn cung gần như không thay đổi, nhiều dự án phải lùi ngày hoàn công sang 2022 do giãn cách xã hội. Trong khi đó, tỷ lệ trống tăng mạnh trong 2 quý cuối năm, gần 4% trong miền Nam và hơn 12% ở miền Bắc. Tuy vậy, giá thuê không biến động lớn.
  • Phân khúc nhà ở chung cư có một năm ảm đạm trong năm 2021 khi mà nguồn cung tiếp tục giảm mạnh, đặc biệt tại TP HCM. Do nhu cầu về nhà ở vẫn còn rất lớn nên giá nhà tiếp tục đà tăng của những năm trước bất chấp ảnh hưởng kinh tế của dịch Covid, trong đó giá chào bán sơ cấp tại TP HCM và Hà Nội tăng lần lượt 7% và 13% so với cùng kỳ
  • Một hiện tượng đáng chú ý trong năm qua là phân khúc nhà phố và biệt thự có sự tăng giá đáng kể, khoảng 11% tại TP HCM và khoảng 16% tại Hà Nội. Nguồn cung trong năm qua tuy đạt mức khan hiếm kỷ lục tại TP HCM nhưng lại khởi sắc hơn tại thị trường Hà Nội (tuy nhiên vẫn chưa bằng mức của năm 2019). Điều này có thể giải thích do Hà Nội ít chịu giãn cách hơn và có cơ sở hạ tầng tốt hơn TP HCM

Link tải full báo cáo:

https://data.wichart.vn/public/baocaophantich/10740_none_MAS_2022-4-1.pdf

28.     HTN [ Tích cực – 69.300 đ/cp ]: Giá trị hợp đồng chuyển tiếp dồi dào hỗ trợ tăng trưởng doanh thu và lợi nhuận 2022 – SSI – 01/04/2022

  • Luận điểm đầu tư: Tổng giá trị hợp đồng lũy kế cuối năm 2021 khá dồi dào & sự kỳ vọng về đơn hàng mới trong 2022 là các yếu tố hỗ trợ cho giá cổ phiếu HTN. Năm 2021, giá trị hợp đồng lũy kế cuối năm đạt 29,8 nghìn tỷ đồng (+36% YoY) và đây có thể là động lực tăng trưởng mạnh mẽ cho doanh thu, LNST và tăng trưởng EPS sau phát hành riêng lẻ năm 2022. Ước tính EPS 2022 và 2023 của SSI đã bao gồm sự pha loãng từ đợt phát hành riêng lẻ 25 triệu cổ phiếu dự kiến thực hiện từ nửa cuối năm 2022. Với giá mục tiêu 1 năm là 69.300 đồng/cp, SSI khuyến nghị KHẢ QUAN đối với cổ phiếu HTN dựa trên các yếu tố tích cực như giá trị HĐ lũy kế cuối năm 2021 khá dồi dào có thể thúc đẩy doanh thu (+60%YoY), LNST (+44,3%YoY) và tăng trưởng EPS sau phát hành riêng lẻ (+26,6%YoY) trong năm 2022HSC cũng lần đầu đưa ra dự báo cho năm 2024, với lợi nhuận thuần tăng trưởng 130,2% chủ yếu nhờ mảng BOT thúc đẩy và chi phí lãi vay giảm.

Link tải full báo cáo:

https://data.wichart.vn/public/baocaophantich/10735_HTN_SSI_2022-4-1.pdf

29.     FPT [ MUA – 136.900đ/cp ]: Ước tính lợi nhuận trước thuế tăng trưởng cao  – SSI – 01/04/2022

  • Luận điểm đầu tư: SSI lặp lại khuyến nghị MUA đối với cổ phiếu FPT và nâng giá mục tiêu 1 năm lên 136.900 đồng/cp (giá mục tiêu trước đây là 112.500 đồng/cp) – tiềm năng tăng giá 28% cùng với tỷ suất cổ tức 2%. Mức giá mục tiêu cao hơn phản ánh tiềm năng tăng trưởng mạnh mẽ của mảng công nghệ. Ước tính LNTT năm 2022 của mảng công nghệ tăng 30% so với cùng kỳ nhờ mảng CNTT nước ngoài (+29,9%) và trong nước (+32,1%). Hơn nữa, ban lãnh đạo cũng tự tin rằng mức tăng trưởng 30% của mảng CNTT trong nước cũng có thể duy trì trong 3 năm tới, tương tự với mảng giáo dục. Ngoài ra FPT cũng có thể là một lựa chọn đầu tư để tránh sự biến động của giá cả hàng hóa; song tăng trường LNTT ước tính năm 2022 vẫn duy trì được mức cao 2 con số.

Link tải full báo cáo:

https://data.wichart.vn/public/baocaophantich/10736_FPT_SSI_2022-4-1.pdf

30.     DGC [ Tích cực – 252.000đ/cp ]: Cập nhật Đại hội Cổ đông  – SSI – 01/04/2022

  • Luận điểm đầu tư: Kể từ khi SSI đưa ra khuyến nghị MUA đối với cổ phiếu DGC ngày 7/3/2022, giá cổ phiếu đã tăng 29% – vượt qua mức giá mục tiêu. Do đó, SSI hạ khuyến nghị cổ phiếu xuống KHẢ QUAN, tiềm năng tăng giá là 11% với giá mục tiêu mới là 252.000 đồng (dựa trên P/E mục tiêu không đổi là 11x, so với giá mục tiêu trước đó là 214.000 đồng). DGC đã tổ chức ĐHCĐ ngày 29/3/2022, tại cuộc họp công ty công bố kế hoạch lợi nhuận ròng thận trọng là 3,5 nghìn tỷ đồng (+39% so với cùng kỳ) do doanh thu axit trích ly và axit photphoric giảm. Do trữ lượng quặng apatit ở Việt Nam ngày càng khan hiếm, ban lãnh đạo đặt ra mục tiêu sản lượng tiêu thụ thận trọng. Tuy nhiên, SSI tin rằng DGC có thể tăng sản lượng khai thác quặng từ mỏ của chính mình để bù đắp cho việc giảm lượng quặng mua bên ngoài. Với giá bán bình quân Q1/2022 của phốt pho vàng cao hơn dự kiến, SSI tăng 24% ước tính lợi nhuận ròng năm 2022 đạt 4,6 nghìn tỷ đồng (+83% so với cùng kỳ).

Link tải full báo cáo:

https://data.wichart.vn/public/baocaophantich/10736_FPT_SSI_2022-4-1.pdf

Quý nhà đầu tư lưu ý:

Đây là báo cáo tổng hợp quan điểm từ phía các công ty chứng khoán, KHÔNG PHẢI QUAN ĐIỂM CỦA TEAM.

———-Team LTBNM tổng hợp ————-

BÀI VIẾT LIÊN QUAN