IDI ANV – “Con cá to vẫn nằm trong lưới”

Lượt xem: 1117 | Ngày đăng: 01/11/2023 | Báo cáo phân tích Blog

Sau báo cáo phân tích IDI và ANV trong tháng trước của chúng tôi, báo cáo Q3 của 2 doanh nghiệp này cho thấy những con số thấp hơn kì vọng của đại đa số các nhà đầu tư. Với quan điểm thị trường còn đang tồn tại quá nhiều rủi ro, báo cáo lần này của chúng tôi sẽ chỉ cập nhật một vài tiêu điểm chính trong báo cáo Q3/23 vừa qua của 2 công ty này. 

Link báo cáo cũ: https://langtubuonnuocmam.com/idi-anv-thuy-san-va-cau-chuyen-phia-truoc/ 

Đầu tiên phải kể đến việc cả doanh thu và lợi nhuận của 2 công ty này đều giảm mạnh. Cụ thể, IDI ghi nhận doanh thu đạt 1.749,3 tỷ đồng – giảm 10,9% yoy. Biên lãi gộp cũng vì thế giảm về mức 6,3% so với con số 11,2% cùng kỳ và 8,5% của quý trước. Chi phí tài chính tăng mạnh cũng gây sức ép lên lợi nhuận của doanh nghiệp dù chi phí bán hàng ghi nhận giảm. Vì vậy, lợi nhuận sau thuế của công ty chỉ ghi nhận 23,4 tỷ đồng – LNST công ty mẹ là 19,4 tỷ đồng và giảm mạnh 79,6% yoy. (Hình 1)

Còn ANV, doanh thu của công ty ghi nhận 1.098,8 tỷ đồng – giảm nhẹ 11,3% yoy. Biên lãi gộp tuy có tăng so với Q2/23 và ghi nhận con số 7,7% tuy nhiên vẫn là không đáng kể so với mức trugn bình trên 20% của giai đoạn trước đây. Các nhóm chi phí hoạt động và chi phí tài chính đều giảm mạnh so với cùng kỳ, nhưng mức giảm quá mạnh của lợi nhuận gộp đã khiến lợi nhuận sau thuế chỉ đạt 1.039 tỷ đồng – tương đương giảm 99,1% yoy. Điểm sáng duy nhất của ANV có lẽ là công ty đã nỗ lực thoát lỗ thành công sau khi ghi nhận con số lỗ lên đến 55 tỷ đồng của Q2/23. (Hình 2)

Mặc dù theo đại diện của VASEP, hiện kim ngạch xuất khẩu cá tra sang Trung Quốc và Hồng Kông đã có tín hiệu tích cực hơn, khiến doanh thu của các doanh nghiệp xuất khẩu cá sang thị trường lớn thứ 2 thế  giới này bao gồm ANV, IDI ghi nhận doanh thu khá tốt, nhưng giá bán chưa hồi phục trong bối cảnh kinh tế khó khăng khiến lợi nhuận của 2 công ty này đều giảm mạnh. Bên cạnh đó, giá thức ăn, con giống cũng như các chi phí đầu vào đều tăng cao khiến giá vốn hàng bán tăng mạnh trong khi mức tăng giá bán đầu ra chưa đi theo khiến các ông lớn trong ngành xuất khẩu cá tra đều đang điêu đứng. Đặc biệt là IDI, khi chưa nắm trong tay quy trình chế biến khép kín sẽ càng khiến biên lãi của doanh nghiệp này bấp bênh khi giá cá trồi sụt. (Hình 3)

Như vậy có thể thấy key chính cho các doanh nghiệp thủy sản trong giai đoạn tới phần đa sẽ phụ thuộc vào tốc độ hồi phục của giá bán cá. Chúng tôi cho rằng giá cá phải phục hồi trở lại quanh mốc quanh 30.000đ/kg trở lên thì các doanh nghiệp này mới ổn định trở lại.

Bên cạnh đó, chúng tôi cũng có một vài thông tin về tình hình xuất khẩu của IDI, ANV và VHC trong tháng 10 vừa qua.

Cụ thể, trị giá xuất khẩu của IDI qua các thị trường chính là Đài Loan, Trung Quốc đều ghi nhận tăng trưởng mạnh, trong đó thị trường Trung Quốc tăng trưởng gần 30%. Ấn Độ cũng là một thị trường mới góp mặt vào sự tăng trưởng cho doanh thu của IDI trông năm nay mặc dù con số chưa quá ấn tượng. Tính đến 24/10, IDI đã ghi nhận mức tăng trưởng 27.3% so với cùng kỳ. 

Tương tự, ANV ghi nhận mức tăng trưởng khá tốt cho các thị trường lớn của mình như Trung Quốc, Thái Lan, Brazil và Mỹ. Trong đó, chúng tôi ước tính thị trường Trung Quốc tăng trưởng khoảng 23% giá trị xuất khẩu. Việc thị trường đông dân nhất thế giới mở cửa giao thương trở lại đã giúp cho các doanh nghiệp xuất khẩu sang đây ghi nhận sự hồi phục rất tích cực. Tính đến hết 24/10, theo số liệu chúng tôi có được thì ANV đã ghi nhận mức tăng trưởng về giá trị xuất khẩu là 41%. 

Trái ngược với 2 doanh nghiệp này, ông lớn VHC lại ghi nhận những bước tụt khi thị trường Mỹ giảm mạnh giá trị xuất khẩu. Chúng tôi cho rằng thị trường Mỹ là miếng bánh khá khó nhằn trong tương lai khi các bộ luật liên quan chống bán phá giá liên tiếp được ban hành tại đây. Tính đến hết 24/10, VHC ghi nhận giảm -28% về giá trị xuất khẩu. Hiện VHC chưa công bố báo cáo tài chính vì lí do tiếp đoàn kiểm tra của Bộ thương mại Hoa Kỳ, nên chúng tôi chưa có nhiều dữ liệu để update. Tuy nhiên, không khó để đoán rằng báo cáo của VHC không quá sáng sủa so với cùng ngành, và nhất là doanh nghiệp này vẫn còn đang tự doanh đầu tư vào thị trường chứng khoán. Với biến động khó lường của thị trường trong giai đoạn vừa qua, chúng tôi cho rằng nếu VHC vẫn đang full danh mục như tại thời điểm cuối Q2/23 thì khả năng “về bờ” là càng xa.

*Vì lí do bảo mật, chúng tôi xin phép không update các thông tin cụ thể về con số xuất khẩu của IDI, ANV, VHC trong báo cáo này. Mong quý NĐT thông cảm.

Tổng kết lại, qua các con số về tình hình xuất khẩu trong tháng 10 của các doanh nghiệp cá tra, thì không khó để dự đoán được nếu tình hình vĩ mô không có quá nhiều sự thay đổi thì tháng 11, 12 sẽ có sự tương đồng. Vì thế, ANV và IDI sẽ được hưởng lợi khi tập trung mở rộng vào thị trường Trung Quốc khi thị trường này mở cửa trở lại. Còn VHC, với miếng bánh khó nhằn hơn là Mỹ với rất nhiều các bộ luật chống bán phá giá sẽ khó để tăng trưởng vượt con số năm 2022. Như vậy, ẩn số duy nhất để đầu tư vào các doanh nghiệp ngành cá sẽ đến từ sự hồi phục của giá cá bán. Chúng tôi hiện đang update con số giá cá tra hàng tuần, và chi tiết luận điểm đầu tư vào các doanh nghiệp này đều được tư vấn chi tiết trong room khách hàng. Còn về hiện tại, quan điểm của chúng tôi là vẫn còn sớm để giao dịch, nhất là khi tình hình thị trường chung còn có quá nhiều biến động khó lường.

– Link room telegram miễn phí: https://t.me/cknuocmam
– Đăng kí dịch vụ tư vấn: https://langtubuonnuocmam.com/dich-vu

———-Team LTBNM tổng hợp và phân tích  ————-

BÀI VIẾT LIÊN QUAN