TỔNG HỢP BÁO CÁO PHÂN TÍCH TỪ CÁC CÔNG TY CHỨNG KHOÁN TỪ 10/04 – 14/04/2023

Lượt xem: 1168 | Ngày đăng: 19/04/2023 | Báo cáo từ CTCK Blog

Kính gửi các anh chị đầu tư!

Team buôn nước mắm Cập nhật các báo cáo từ ngày 10/04 – 14/04/2023

  1. SAV [ MUA – 18.000đ/cp ]: Tiếp tục đa dạng hoá thị trường trong bối cảnh ngành khó khăn – FPTS.
  2. MIG [ Tích cực –19.500đ/cp ]: Một lựa chọn tốt trong môi trường lãi suất cao – VNDS.
  3. PLX [ Trung lập – 40.500đ/cp ] Hoàn tất thoái vốn khỏi PGB – SSI
  4. FPT [ MUA – 95,400đ/cp] Cập nhật Đại hội Cổ đông năm 2023 – SSI
  5. VCS [ Trung lập ]: Cập nhật Đại hội Cổ đông thường niên 2023 – KBSV..
  6. VCB [ MUA – 107,000đ/cp ]: Tăng trưởng bền vững – VDSC..
  7. TNG [ Trung lập ]: Tâm lý phục hồi nhờ KQKD tháng 3 – KIS.
  8. VSC [ Tích cực – 29.200đ/cp]: Hiệu quả hoạt động giảm sút khi bối cảnh XNK không thuận lợi – VDSC..
  9. STB [ MUA – 33.200đ/cp] Tăng trưởng mạnh mẽ sau khi tái cơ cấu – MBS.
  10. PVT [ Tích cực – 23,200đ/cp]: Cập nhật Đại hội Cổ đông năm 2023 – SSI
  11. PVT [ Trung lập ]: Tóm tắt ĐHCĐ: Kế hoạch mở rộng đầy tham vọng – KIS.
  12. MWG [ Trung lập – 44,400đ/cp ]: Những thách thức trong ngắn hạn tạo ra mức định giá hấp dẫn – SSI
  13. GAS [ Nắm giữ – 105.100đ/cp ]: Hầm trú ẩn an toàn giữa thị trường biến động – PSI
  14. BMP [ MUA – 80.895đ/cp ]: Cổ phiếu phòng thủ trong bối cảnh nhiều biến động – BVSC..
  15. Ngành dệt may [ Trung lập ] Tín hiệu hồi phục không rõ ràng – KIS
  16. Ngành ngân hàng [ Trung lập ]: KHKD 2023: bất ngờ hiện hữu – VNDS.
  17. Ngành chứng khoán [ Trung lập ]: Cập nhật 1Q23: Thị phần VPS mở rộng – KIS.
  18. Ngành điện [ Trung lập ]: Huy động nhiệt điện tích cực – VNDS 
  19. Báo cáo vĩ mô: Cập nhật diễn biến dòng vốn đầu tư toàn cầu tháng 3/2023 – SSI
  20. Báo cáo vĩ mô: Kinh tế Việt Nam – MBS.
  21. Báo cáo vĩ mô: Báo cáo vĩ mô quý 1/2023– VCBS.
  22. Báo cáo vĩ mô: Tiếp tục nới lỏng chính sách tiền tệ – KBSV..

 

Quý nhà đầu tư lưu ý:

Đây là báo cáo tổng hợp quan điểm từ phía các công ty chứng khoán, KHÔNG PHẢI QUAN ĐIỂM CỦA TEAM.

1.    SAV [ MUA – 18.000đ/cp ]: Tiếp tục đa dạng hoá thị trường trong bối cảnh ngành khó khăn – FPTS

  • FPTS dự phóng doanh thu của PVD đạt 5.592 tỷ đồng (+2,95% yoy) và PVD sẽ ghi nhận lợi nhuận ròng trở lại, đạt 416 tỷ đồng so với mức lỗ 154,9 tỷ trong năm 2022 với luận điểm sau: (1) Mảng dịch vụ khoan tăng trưởng khi hoạt động khoan trong khu vực Đông Nam Á khởi sắc trở lại. (2) Mảng kỹ thuật giếng khoan và cung ứng vật tư tăng trưởng nhẹ trong năm 2023.
  • Đối với gia công đơn hàng đồ gỗ xuất khẩu, doanh thu dự phóng đạt 913 tỷ đồng (-2,3% yoy). SAV chủ trương tiếp tục gia tăng tỷ trọng hai thị trường thuộc châu Á trong năm 2023 trong bối cảnh thị trường Mỹ và EU kỳ vọng chỉ phục hồi về nhu cầu đồ gỗ từ tháng 7/2023. Tuy vậy, ảnh hưởng của lạm phát ít nhiều vẫn tác động tới doanh nghiệp. Số container gỗ nội thất xuất khẩu năm 2023 của SAV dự phóng đạt 1.536 (-3,0% yoy & 64,0% CSTK). SAV chủ trương làm các đơn hàng trọn bộ đồ gỗ nội thất khách sạn và các đơn hàng đồ gỗ bán lẻ tại Mỹ (chủ yếu Amazon) và EU. Đối với thị trường châu Á, hai khách hàng chính tiếp tục là Eland và Casamia. Với kỳ vọng nhận nhiều hơn các đơn hàng gia công trọn bộ đồ gỗ nội thất phòng khách sạn, FPTS dự phóng giá trị trung bình 1 container xuất khẩu năm 2023 tăng 0,8% yoy; tương đương 0,6 tỷ đồng/container (chi tiết).
  • Đối với bán nội địa đồ gỗ thương hiệu MOHO, doanh thu dự phóng đạt 43,5 tỷ đồng (+35,9% yoy). FPTS kỳ vọng kênh online sẵn có cùng việc mở rộng thêm các cửa hàng trải nghiệm nhằm tăng nhận diện thương hiệu sẽ giúp SAV có tăng trưởng 35,9% về doanh thu MOHO trong năm 2023 (chi tiết).

Link tải full báo cáo:

https://storage01.hn.ss.bfcplatform.vn/baocaophantich/1681124834702_SAV_FPTS_2023-04-10.pdf

 

2.    MIG [ Tích cực –19.500đ/cp ]: Một lựa chọn tốt trong môi trường lãi suất cao – VNDS

  • MIG, một doanh nghiệp bảo hiểm (BH) phi nhân thọ (PNT) vốn hóa trung bình có tốc độ tăng trưởng cao, là một lựa chọn đầu tư tốt kết hợp được cả tính tăng trưởng lẫn phòng thủ trong môi trường lãi suất cao.
  • VNDS kì vọng MIG sẽ đạt tăng trưởng kép EPS khoảng 21% trong giai đoạn 2022-25 nhờ lợi suất đầu tư được cải thiện và tăng trưởng doanh thu tiếp tục ở mức cao.
  • Định giá hấp dẫn, khuyến nghị Khả quan với giá mục tiêu 19.500đ/cp.

Link tải full báo cáo:

https://storage01.hn.ss.bfcplatform.vn/baocaophantich/1681124186602_MIG_VNDS_2023-04-10.pdf

 

3.    PLX [ Trung lập – 40.500đ/cp ] Hoàn tất thoái vốn khỏi PGB – SSI

  • Lợi nhuận của PLX trong Q2/2023 sẽ được hỗ trợ bởi khoản lợi nhuận bất thường từ việc thoái vốn. Tuy nhiên, SSI cho rằng sự kiện này đã được thị trường kỳ vọng và đã được phản ánh phần lớn vào giá cổ phiếu. Do đó, SSI duy trì khuyến nghị TRUNG LẬP đối với cổ phiếu PLX với giá mục tiêu 1 năm là 40.500 đồng/cổ phiếu, với giả định LNTT năm 2023 sẽ tăng 108% svck đạt 4,7 nghìn tỷ đồng, trong đó LNTT cốt lõi không tính đến khoản lợi nhuận tài chính bất thường sẽ tăng 77% svck.
  • Thông qua phiên đấu giá ngày 7/4/2023, PLX đã hoàn tất thoái 40% cổ phần (tương đương 120 triệu cổ phiếu) tại PGB. Trong số 16 nhà đầu tư đăng ký đấu giá, có 3 nhà đầu tư tổ chức và 1 nhà đầu tư cá nhân đã đấu giá thành công. Giá trúng bình quân là 21.400 đồng/cp, cao hơn một chút so với mức giá khởi điểm là 21.300 đồng/cp.
  • Như SSI đã đề cập trong báo cáo trước đây, SSI ước tính PLX sẽ thu được 2,6 nghìn tỷ đồng, tương đương 14% số dư tiền và tương đương tiền hiện tại của PLX, và thu nhập tài chính trước thuế đạt 730 tỷ đồng. Con số này tương đương 18% và 2% LNTT và giá trị sổ sách năm 2023 của PLX trước thoái vốn.
  • PGB đóng góp 161 tỷ đồng vào lợi nhuận ròng của PLX, hay khoảng 11% LNST của PLX trong năm 2022. Sau khi thoái vốn, PLX sẽ không còn khoản đóng góp lợi nhuận từ PGB. Tuy nhiên, khoản thiếu hụt này có thể được bù đắp bằng mức tăng của thu nhập lãi tiền gửi từ việc thoái vốn.

Link tải full báo cáo:

https://storage01.hn.ss.bfcplatform.vn/baocaophantich/1681211808221_PLX_SSI_2023-04-11.pdf

 

4.    FPT [ MUA – 95,400đ/cp] Cập nhật Đại hội Cổ đông năm 2023 – SSI

  • Công ty đặt kế hoạch tăng trưởng LNTT đạt 18,2% svck, trong đó mảng CNTT tăng 23,8% svck, viễn thông tăng 14,6% svck và mảng giáo dục & đầu tư tăng 12% svck. Đối với triển vọng 2023, Gartner tại ngày 6/4/2023 đã bất ngờ tăng ước tính chi tiêu cho dịch vụ CNTT toàn cầu thêm 4% so với dự báo ngày 18/1/2023, tương ứng mức tăng trưởng cho năm 2023 được nâng lên 9,1% svck so với ước tính trước đó là 5,5% svck. Tuy nhiên, SSI thận trọng giữ nguyên dự báo tăng trưởng LNTT cho mảng CNTT nước ngoài của FPT ở mức 22% svck. Đối với nhu cầu CNTT trong nước vào năm 2023, ban lãnh đạo kỳ vọng sẽ có nhiều đơn đặt hàng hơn từ khu vực tư nhân cũng như từ ngành ngân hàng từ Q2/2023.
  • Ban lãnh đạo kỳ vọng tăng trưởng LNTT sơ bộ Q1/2023 đạt trên 18% svck. Nhìn chung, tăng trưởng LNTT trong hai tháng đầu năm 2023 là 19% svck, được dẫn dắt nhờ các mảng CNTT nước ngoài, dịch vụ viễn thông và giáo dục/đầu tư. Doanh thu chuyển đổi số trong Q1/2023 có thể tăng 30% svck – khá tốt so với mức 8% svck trong 2 tháng đầu năm 2023. Cùng với sự phục hồi của đồng JPY trong tháng 3/2023, SSI ước tính tăng trưởng LNTT trong Q1/2023 có thể đạt trên 19% svck.
  • Xuất khẩu thép xây dựng năm dự báo giảm 23% y/y xuống mức 774.470 tấn. Thị trường xuất khẩu chính của HPG là ASEAN và Trung Quốc. Việc các quốc gia ASEAN giảm nhập khẩu từ Việt Nam không phải vì sản lượng tiêu thụ thép tại các quốc gia này suy yếu và sản lượng nhập khẩu thấp mà chủ yếu do thép từ Trung Quốc xuất khẩu mạnh vào thị trường ASEAN. Tuy giảm so với cùng kỳ nhưng BVSC kỳ vọng Trung Quốc giảm bớt tình trạng dư cung trong 2H2023 và giảm lượng thép giá rẻ đẩy ra thị trường xuất khẩu.
  • Bất chấp những thách thức của nền kinh tế, FPT đưa ra kế hoạch chi tiêu đầu tư trong năm 2023 đáng ngạc nhiên ở mức 5,8 nghìn tỷ đồng so với kế hoạch năm 2022 là 4 nghìn tỷ đồng và giá trị giải ngân thực tế năm 2022 là 3,2 nghìn tỷ đồng. Vốn đầu tư trong năm 2023 ước tính dành khoảng 40% cho mảng viễn thông (chủ yếu cho cáp internet và đầu tư vào nội dung của dịch vụ truyền hình trả tiền), 31% cho mảng công nghệ và phần còn lại dành cho việc mở rộng khuôn viên giáo dục.
  • SSI duy trì ước tính tăng trưởng lợi nhuận năm 2023 là 18% svck; và giá mục tiêu 1 năm là 95.400 đồng/cp; và lặp lại khuyến nghị MUA đối với cổ phiếu FPT. Với tổng mức sinh lời là 21% bao gồm cả tỷ suất cổ tức.

Link tải full báo cáo:

https://storage01.hn.ss.bfcplatform.vn/baocaophantich/1681211881798_FPT_SSI_2023-04-11.pdf

 

5.    VCS [ Trung lập ]: Cập nhật Đại hội Cổ đông thường niên 2023 – KBSV

  • KQKD 1Q2023 giảm mạnh từ vùng đỉnh lợi nhuận cùng kỳ 2022: Doanh thu 1Q2023 giảm 38% so với cùng kỳ, với LNST trong kỳ đạt 190 tỉ (-49% YoY). Tuy doanh thu suy giảm mạnh, Ban lãnh đạo chia sẻ rằng Vicostone vẫn duy trì được biên lợi nhuận ở mức cao so với những đối thủ cạnh tranh hàng đầu như Caesarstone. Doanh thu từ các thị trường lớn như Mỹ, Canada, Châu Âu chiếm lần lượt 65%, 25% và 10%, thêm vào đó công ty đã từ bỏ thị trường Úc từ 2020 (mặc dù đã xây dựng hệ thống bán hàng) do gặp phải sự phản đối của các hiệp hội tại đây liên quan tới các vấn đề về bụi silic. Trong đó, Ban lãnh đạo cũng chia sẻ thêm rằng doanh thu bán đá thị trường Việt Nam năm 2022 đạt 12 triệu USD, còn lại là doanh thu bán nguyên vật liệu.
  • VCS xây dựng kịch bản kinh doanh thận trong trong môi trường kinh tế khó khăn Trong kịch bản Tích cực, Ban lãnh đạo VCS kỳ vọng doanh thu 2023 tăng 4% so với cùng kỳ, trong đó lợi nhuận giảm nhẹ 3.8%. Trong kịch bản Cơ sở, VCS cho rằng doanh thu và lợi nhuận năm 2023 có thể giảm lần lượt 17% và 23% so với năm 2022 dưới các tác động vĩ mô tiêu cực trên thị trường quốc tế.

Link tải full báo cáo:

https://storage01.hn.ss.bfcplatform.vn/baocaophantich/1681299524633_VCS_KBSV_2023-04-12.pdf

6.    VCB [ MUA – 107,000đ/cp ]: Tăng trưởng bền vững – VDSC

  • Mặc dù thị trường bất động sản và trái phiếu doanh nghiệp đang dần được tháo gỡ một số điểm nghẽn nhằm giảm căng thẳng cho hệ thống ngân hàng, nhưng VDSC vẫn cho rằng vĩ mô vẫn còn nhiều rủi ro tiềm ẩn trong năm 2023. Trong những cơn gió ngược đó, VDSC kỳ vọng VCB có thể vượt qua cơn bão trong bối cảnh tương đối bất ổn này và duy trì tăng trưởng lợi nhuận bền vững. Trong trung hạn, Thông tư 26 có xu hướng mang lại lợi ích cho các NH quốc doanh về mặt huy động, đây cũng là chất xúc tác ngắn hạn. Ngoài ra, đợt phát hành riêng lẻ được thực hiện vào năm 2024, trong đó CAR dự kiến tăng khoảng 200 đến 250 điểm cơ bản, sẽ là bệ phóng giúp VCB duy trì tăng trưởng thu nhập trong tương lai.
  • VDSC duy trì quan điểm tích cực về dư địa dự phòng của VCB và lợi thế huy động. Trong bối cảnh bất ổn gia tăng, VDSC cho rằng VCB sẽ là ngân hàng cuối cùng bị tổn thương nhờ bộ đệm dự phòng hàng đầu và bảng cân đối lành mạnh. Cùng với đà tăng của thu nhập lãi thuần và ngoài lãi, VCB sẽ tăng trưởng bền vững trong trung hạn. Do đó, VDSC điều chỉnh giá mục tiêu lên 107.000 đồng/cổ phiếu, tương ứng PBR năm 2023 là 3 lần. Điều này tương đương với khuyến nghị MUA với mức tăng 22% so với giá đóng cửa ngày 12/04/2023.

Link tải full báo cáo:

https://storage01.hn.ss.bfcplatform.vn/baocaophantich/1681299793479_VCB_VDSC_2023-04-12.pdf

7.    TNG [ Trung lập ]: Tâm lý phục hồi nhờ KQKD tháng 3  – KIS

  • TNG đã công bố KQKD 1Q23 vào ngày 09/04. Cụ thể, doanh thu tháng 3 đạt đỉnh 561 tỷ đồng (+35.8% n/n, +50% t/t). Doanh thu khả quan trong tháng 3 khi chiếm 42% cơ cấu doanh thu 1Q23. trong khi tháng 1 và tháng 2 chỉ lần lượt đạt 397 tỷ đồng (-10% t/t, -22.9% n/n) do nghỉ Tết và 375 tỷ đồng (-6% t/t, +13% n/n). – Tuy nhiên, tháng 3 tích cực không thể cứu vãn 1Q23. Cụ thể, doanh thu 1Q23 đạt 1,333 tỷ đồng (+6% n/n nhưng -12% q/q). Đây là quý tăng trưởng âm thứ 2 liên tiếp sau mức đỉnh của quý 3Q22. Tăng trưởng doanh thu 1Q23 chậm hơn so với 1Q22, đạt 38.3%. Công ty đã hoàn thành 18% doanh thu kế hoạch năm 2023 trong 1Q23.
  • KIS cho rằng tăng trưởng doanh thu 1Q23 chủ yếu đến từ thị trường Mỹ. Giá trị xuất khẩu trong 1Q23 sang thị trường Hoa Kỳ đạt 637.6 tỷ đồng (+30.7% q/q, +16% n/n), cho thấy tín hiệu phục hồi của nhu cầu hàng may mặc. Thị trường xuất khẩu Pháp đóng góp 235.7 tỷ đồng, -43.7% n/n,29.1% q/q. Mỹ tiếp tục là thị trường xuất khẩu lớn nhất của TNG, chiếm 47.8% tổng doanh thu. Tiếp đến là Pháp và Canada với tỷ lệ lần lượt là 17.7% và 11%.

Link tải full báo cáo:

https://storage01.hn.ss.bfcplatform.vn/baocaophantich/1681300170795_TNG_KIS_2023-04-12.pdf

 

8.    VSC [ Tích cực  – 29.200đ/cp]: Hiệu quả hoạt động giảm sút khi bối cảnh XNK không thuận lợi – VDSC

  • Trong bối cảnh hoạt động thương mại thế giới đang tương đối ảm đạm, cùng với những dự án đầu tư mới chưa mang lại hiệu quả khiến VSC phải đối mặt với những thử thách rất lớn để có thể tăng trưởng. Năm 2023, VSC tiếp tục đầu tư mở rộng quy mô cảng biển để đón chờ giai đoạn hồi phục của XNK. Dù vậy, sự cạnh tranh tại Hải Phòng có thể trở nên căng thẳng hơn do có thêm hai cảng nước sâu tại Lạch Huyện vào năm 2025 có thể khiến tốc độ lấp đầy công suất chậm hơn kỳ vọng.
  • Kết hợp FCFF (50%) và P/B (50%), giá mục tiêu của VDSC cho VSC là 29.200 đồng/cổ phiếu. Cùng với cổ tức tiền mặt dự kiến là 1.000 đồng, tỷ suất sinh lời kỳ vọng trong 12 tháng là 7% dựa trên giá đóng cửa ngày 12/04/2023. VDSC đưa ra khuyến nghị TÍCH LŨY cổ phiếu VSC.

Link tải full báo cáo:

https://storage01.hn.ss.bfcplatform.vn/baocaophantich/1681393518223_VSC_VDSC_2023-04-13.pdf

 

9.    STB [ MUA – 33.200đ/cp] Tăng trưởng mạnh mẽ sau khi tái cơ cấu – MBS

  • NIM kỳ vọng gia tăng đi cùng với tăng trưởng tín dụng cao. MBS cho rằng với việc lãi suất tiếp tục được neo cao trong năm 2023, khoảng chênh lệch giữa lãi suất cho vay và lãi suất huy động của STB vẫn sẽ được duy trì trong năm 2023, giúp NIM tiếp tục gia tăng. Điều này đến từ việc danh mục cho vay của STB tiếp tục chiến lược tập trung vào cho vay bán lẻ cùng với khả năng tăng trưởng tín dụng được duy trì. MBS cũng kỳ vọng STB có thể đạt được mức TTTD 13-14% trong năm 2022, với giả định rằng NHNN vẫn duy trì chính sách thắt chặt tiền tệ. Trong trường hợp NHNN tiếp tục có những nới lỏng trong nửa cuối năm 2023 như đã từng thực hiện trong năm 2022, tăng trưởng tín dụng của STB có thể sẽ cao hơn vì, theo quan điểm của MBS, STB sẽ là một trong những ngân hàng được ưu tiên cấp room tín dụng
  • Chi phí trích lập dự phòng giảm đáng kể nhờ xử lý xong khoản trái phiếu VAMC. MBS kỳ vọng trong năm 2023, STB sẽ hoàn thành việc xử lý khoản trái phiếu này và có thể trích tối đa thêm khoảng 4.8 nghìn tỷ đồng cho dự phòng trái phiếu VAMC. Kể từ sau năm 2023, STB có thể tiết kiệm hàng năm trung bình khoảng 1 nghìn tỷ đồng cho chi phí trích lập
  • Chất lượng tài sản được duy trì lành mạnh. Nợ xấu tại thời điểm 31/12/2022 đạt 0.98%, tăng nhẹ so với mức 0.9% tại cuối Q3/2022. Đây cũng là quý thứ 2 liên tiếp tỷ lệ NPL dưới mức 1%. Tuy nhiên, tỷ lệ nợ nhóm 2 lại tăng mạnh lên mức 1.25% (0.38% tại cuối Q3/2022 và Q4/2021). Tỷ lệ bao nợ xấu (LLR) của STB tiếp tục được gia tăng khi đạt mức 131.0% tại cuối năm 2022. Mặc dù đây là mức thấp nhất trong 4 quý của năm 2022 nhưng vẫn cao hơn so với cùng kỳ 2021.
  • Hiệu quả hoạt động được cải thiện đáng kể. Tỷ lệ CIR hợp nhất của STB trong năm 2022 đạt 41.8%, mức thấp nhất kể từ năm 2012 và vẫn đang trong xu hướng tiếp tục được cải thiện. Việc đầu tư mạnh mẽ vào hệ thống banking core giúp STB tiết kiệm được một khoản chi phí lớn từ lực lượng lao động nhưng vẫn đảm bảo được các khoản thu phí của ngân hàng.

Link tải full báo cáo:

https://storage01.hn.ss.bfcplatform.vn/baocaophantich/1681390814236_STB_MBS_2023-04-13.pdf

 

10.  PVT [ Tích cực – 23,200đ/cp]: Cập nhật Đại hội Cổ đông năm 2023 – SSI

  • Đầu tiên, về vấn đề chi phí vốn đầu tư, công ty đặt kế hoạch rất cao là 165 triệu USD (vốn đầu tư năm 2021 và 2022 lần lượt là 82 triệu USD và 75 triệu USD). SSI cho rằng số tiền đầu tư thực tế trong năm 2023 có thể sẽ còn thấp hơn số tiền đầu tư cho năm 2021/2022. Điều này là do giá tàu đã tăng 50-100% so với mức trước đó do giá tàu chở dầu cao hơn, khiến việc đầu tư vào các tàu có giá cao này rất rủi ro và không hiệu quả. Thông thường, PVT ưu tiên đầu tư vào các tàu giá thấp để đảm bảo lợi thế về chi phí (cả về chi phí hoạt động và chi phí đầu tư) so với các đối thủ cạnh tranh quốc tế.
  • Thứ hai, do tỷ lệ sở hữu nhà nước ở PVT, ban lãnh đạo lựa chọn quan điểm rất thận trọng trong thị trường tàu chở dầu đang trong chu kỳ tăng, bằng cách tăng chi phí dự phòng và chi phí khấu hao (thông qua việc giảm thời gian khấu hao tàisản), để đảm bảo đủ nguồn lực trong kịch bản ngành đang trong xu hướng giảm. Điều này thông thường sẽ làm dòng lợi nhuận của PVT ổn định trong suốt chu kỳ của ngành vận tải biển, vốn là một trong những ngành có nhiều biến động nhất.
  • SSI duy trì quan điểm và ước tính đối với PVT như trong báo cáo gần đây. Cụ thể, SSI ước tính doanh thu năm 2023 đạt 10 nghìn tỷ đồng (+10% svck) và LNTT đạt 1,4 nghìn tỷ đồng (-2,5% svck). SSI duy trì khuyế nghị KHẢ QUAN, với giá mục tiêu 1 năm là 23.200 đồng/cổ phiếu. Trong ngắn hạn, kết quả kinh doanh Q1/2023 có thể là yếu tố hỗ trợ cho cổ phiếu, nếu kết quả thực tế tích cực hơn so với số liệu sơ bộ.

Link tải full báo cáo:

https://storage01.hn.ss.bfcplatform.vn/baocaophantich/1681390024325_PVT_SSI_2023-04-13.pdf

 

11.  PVT [ Trung lập ]: Tóm tắt ĐHCĐ: Kế hoạch mở rộng đầy tham vọng  – KIS

  • PVT đặt kế hoạch kinh doanh thận trọng cho năm 2023F với doanh thu 6.8 nghìn tỷ đồng (-24.4% n/n) và LNST 538 tỷ đồng (-53.5% n/n), tuy nhiên, ban lãnh đạo tự tin sẽ vượt kế hoạch.
  • PVT đã công bố kế hoạch 2021-2025 với tổng doanh thu là 41 nghìn tỷ đồng, LNST là 4 nghìn tỷ đồng và tổng Capex (chi phí đầu tư tài sản cố định) là 270 triệu USD.
  • Theo công ty, giá cước tàu chở dầu đã hạ nhiệt nhưng vẫn ở mức cao, PVT sẽ mạnh tay mở rộng công suất để đạt mức tăng trưởng cao.
  • Capex cho năm 2023F ước tính là 4.1 nghìn tỷ đồng, phần lớn là chi phí mua mới 6 tàu, Capex được tài trợ bằng 35% vốn chủ sở hữu và 65% vốn vay.
  • ĐHCĐ đã chấp thuận chia cổ tức bằng cổ phiếu tỷ lệ 100:10 và chia cổ tức bằng tiền mặt 300 đồng/cổ phiếu từ lợi nhuận chưa phân phối cho năm 2022.
  • Công ty cũng đã chia sẽ KQKD sơ bộ 1Q23 với LNTT đạt 278 tỷ đồng (+16% n/n).
  • Theo ban lãnh đạo, PVT đã giảm thời gian khấu hao cho các tàu để tăng chi phí khấu hao nhằm dự phòng cho kịch bản thị trường xấu hơn trong tương lai. Ban lãnh đạo PVT kỳ vọng giá trị sổ sách sẽ tăng đáng kể nếu PVT áp dụng tiêu chuẩn kế toán IFRS từ 2025F.
  • Đối với mảng LNG, ban lãnh đạo có góc nhìn thận trọng do chi phí đầu tư hiện tại quá cao, không ưu tiên đầu tư tàu LNG trong ngắn hạn. – Hiện tại, mảng quốc tế đóng góp trên 75% khối lượng vận chuyển, và PVT sẽ tiếp tục tập trung mở rộng thị trường quốc tế.

Link tải full báo cáo:

https://storage01.hn.ss.bfcplatform.vn/baocaophantich/1681391661427_PVT_KIS_2023-04-13.pdf

 

12.  MWG [ Trung lập – 44,400đ/cp ]: Những thách thức trong ngắn hạn tạo ra mức định giá hấp dẫn – SSI

  • MWG gần đây đã tổ chức ĐHCĐ thường niên, tại cuộc họp công ty đặt kế hoạch doanh thu và LNST năm 2023 lần lượt là 135 nghìn tỷ đồng (+1% svck) và 4,2 nghìn tỷ đồng (+2% svck). Kế hoạch này là mức cận dưới trong kế hoạch sơ bộ nêu tại cuộc họp với chuyên viên phân tích trong tháng 2/2023 (doanh thu thuần và lợi nhuận ròng lần lượt đạt khoảng 135-150 nghìn tỷ đồng (+1%-12% svck) và khoảng 4,2-4,7 nghìn tỷ đồng (+2-15% svck)). ĐHCĐ đã thông qua mức cổ tức 5% bằng tiền mặt cho năm tài chính 2022 và kế hoạch mua lại cổ phiếu quỹ tùy thuộc vào dòng tiền của công ty và giá thị trường. Tại ĐHCĐ, ông Phạm Văn Trọng – được bổ nhiệm làm Quyền Giám đốc Điều hành BHX. Ông Phạm Văn Trọng đã làm việc tại MWG được 18 năm, phụ trách mảng CNTT và vận hành của công ty. MWG vẫn đang tìm nhà đầu tư chiến lược phù hợp để tăng vốn cho mảng bách hóa.
  • Do các chỉ số kinh tế vĩ mô kém hơn kỳ vọng trong quý 1/2023 và doanh thu của mảng điện thoại và điện máy ở mức thấp trong 2 tháng đầu năm 2023, SSI điều chỉnh giảm 11% ước tính lợi nhuận ròng năm 2023 xuống 4 nghìn tỷ đồng (-3% svck), với kỳ vọng lợi nhuận sẽ phục hồi từ quý 4/2023. SSI đưa ra ước tính lợi nhuận ròng cho năm 2024 là 5 nghìn tỷ đồng (+26% svck). Hiện tại, SSI áp dụng chỉ số tài chính trung bình của năm 2023-2024 và các hệ số P/E P/S không thay đổi, và đưa ra giá mục tiêu mới là 44.400 đồng/cp (từ 44.600 đồng). Với tiềm năng tăng giá là 9% so với giá cổ phiếu hiện tại, SSI duy trì khuyến nghị TRUNG LẬP. MWG hiện được giao dịch ở mức P/E 2023- 2024 dự phóng lần lượt là 15x và 12x, thấp hơn mức P/E lịch sử 3 năm là 16,3x. Tuy nhiên, giá cổ phiếu có thể chưa phản ánh hết mức giảm lợi nhuận trong nửa đầu năm 2023 và tốc độ phục hồi kinh tế. Mảng P/E mục tiêu (x) PS.

Link tải full báo cáo:

https://storage01.hn.ss.bfcplatform.vn/baocaophantich/1681390141442_MWG_SSI_2023-04-13.pdf

 

13.  GAS [ Nắm giữ – 105.100đ/cp ]: Hầm trú ẩn an toàn giữa thị trường biến động – PSI

  • Kết quả kinh doanh năm 2022 đạt kỷ lục từ ngày thành lập. Giá dầu thô đạt đỉnh trong năm 2022 là nguyên nhân chính giúp cho GAS ghi nhận doanh thu 100,724 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế 14,798 tỷ đồng, cao nhất kể từ ngày thành lập Tổng công ty.
  • Kết quả kinh doanh 2023 vẫn tích cực dù đã đi qua đỉnh. Giá dầu bình quân năm 2023 được dự báo thấp hơn khoảng 20% so với năm 2022 sẽ khiến doanh thu và lợi nhuận của GAS không thể duy trì ở vùng đỉnh. Mặc dù vậy, mặt bằng giá dầu vẫn ở mức cao sẽ hỗ trợ cho kết quả kinh doanh của PVGas do sản lượng dự kiến tiếp tục ổn định.
  • Tiền mặt dồi dào là tấm nệm tài chính an toàn trong bối cảnh lãi suất cao và tình hình kinh doanh ít thuận lợi hơn. Tiền mặt ròng của PVGas tại BCTC Q4.2022 đạt gần 12,800 tỷ đồng. Trong môi trường lãi suất cao, lượng tiền mặt dồi dào giúp GAS hạn chế rủi ro gia tăng chi phí lãi vay đáng kể khi kết quả kinh doanh năm 2023 được kỳ vọng là giảm so với năm trước.
  • Doanh thu và lợi nhuận sau thuế năm 2023 của PVGas được PSI dự báo là 85,035 tỷ đồng và 10,457 tỷ đồng. PSI giả định giá dầu thô bình quân năm 2023 là 80 USD/thùng và giá CP bình quân năm 2023 là 700 USD/tấn. Sản lượng khí khô sản xuất và tiêu thụ năm 2023 dự báo đạt 7.7 tỷ m3, giảm nhẹ 1.3% so với năm 2022 do trữ lượng các mỏ khí hiện đang khai thác suy giảm nhanh chóng.
  • PSI xác định giá mục tiêu 12 tháng của GAS là 105,100đ/cp (upside 3.14% so với giá đóng cửa ngày 05/04/2023), khuyến nghị NẮM GIỮ dựa trên các giả định (1) kết quả kinh doanh năm 2023 vẫn tích cực dù đã đi qua đỉnh (2) triển vọng dài hạn từ dự án Lô B – Ô Môn.

Link tải full báo cáo:

https://storage01.hn.ss.bfcplatform.vn/baocaophantich/1681394124222_GAS_PSI_2023-04-13.pdf

 

14.  BMP [ MUA – 80.895đ/cp ]: Cổ phiếu phòng thủ trong bối cảnh nhiều biến động – BVSC

  • BVSC nâng giá mục tiêu dựa trên DCF cho BMP thêm 12,1% lên 80.895 đồng/cp (từ 72.159 đồng/cp trước đó), tương ứng với upside 29%. Giá mục tiêu tăng là do: (1) điều chỉnh tăng dự báo KQKD; và (2) sử dụng mức ERP ít thận trọng hơn là 10% (so với 11% trước đây). Ở giá mục tiêu mới, BVSC đang định giá BMP ở mức P/E hợp lý cho 2023 là 10,0x. Duy trì khuyến nghị Outperform. Ở mức giá hiện tại, BMP đang giao dịch ở mức P/E lần lượt là 7,8x (2023) và 7,3x (2024), theo BVSC là hấp dẫn, với: (1) mức trung bình 5 năm 11,5x; (2) triển vọng vững chắc nhờ vị thế đầu ngành; (3) bảng cân đối kế toán mạnh; và (4) suất cổ tức hấp dẫn.
  • Trong cập nhật lần này, BVSC điều chỉnh tăng trung bình 5,1% đối với dự báo lợi nhuận ròng năm 2023-24 cho BMP, trong khi duy trì dự báo doanh thu gần như không đổi, phản ánh triển vọng mở rộng BLN rõ ràng hơn nhờ lợi ích từ chi phí thấp.
  • Cụ thể, BVSC hiện dự báo lợi nhuận ròng năm 2023 của BMP giảm 4,9% y/y xuống 660,3 tỷ (khá sát với mục tiêu của doanh nghiệp là 651,0 tỷ, giảm 6,5% y/y), doanh thu thuần dự báo đạt 5.683 tỷ (-2,1% y/y). Cho 2024, BVSC kỳ vọng doanh thu thuần của BMP tăng 5,9% y/y, đạt 6.020 tỷ (sản lượng tăng trưởng 7,0%) và lợi nhuận ròng tăng 6,8% y/y lên 705,5 tỷ. BVSC đưa ra dự báo lợi nhuận ròng năm 2025 của BMP tăng 5,6% y/y lên 745,2 tỷ đồng, với dự báo doanh thu thuần là 6.322 tỷ đồng (+5,0% y/y). Theo BVSC, BMP vẫn duy trì vị thế hưởng lợi từ sự hợp nhất đang diễn ra của ngành, nơi mà các “ông lớn” với lợi thế tài chính và vận hành đang chiếm ưu thế so với các doanh nghiệp nhỏ, và giành được thêm nhiều thị phần hơn. Đây là động lực gia tăng sản lượng, chưa kể tới các khoản đầu tư công lớn hơn từ Chính phủ.

Link tải full báo cáo:

https://storage01.hn.ss.bfcplatform.vn/baocaophantich/1681466988154_BMP_BVSC_2023-04-14.pdf

 

15.  Ngành dệt may [ Trung lập ] Tín hiệu hồi phục không rõ ràng – KIS

  • Theo Tổng cục Hải quan, kim ngạch xuất khẩu sơ bộ của hàng dệt may Việt Nam (T&G) giảm nhẹ 13.7% n/n nhưng tăng 14.5% t/t, đạt 2.63 tỷ USD trong tháng 3.
  • Giá trị xuất khẩu may mặc tháng 3 của Việt Nam theo nền tháng được cải thiện chủ yếu nhờ vào sự phục hồi của thị trường Hoa Kỳ. Cụ thể, Hoa Kỳ đã nhập khẩu 1,094 tỷ USD (+13.6% t/t nhưng -25.9% n/n, đóng góp tới 42% thị trường dệt may Việt Nam.
  • Hầu hết các thị trường xuất khẩu còn lại đều tăng trưởng dương theo nền tháng. EU, Nhật Bản và Hàn Quốc lần lượt đạt 275 triệu USD (+31.0% t/t, – 11.1% yoy), 324 triệu USD (+12.7% t/t, +9.8% n/n) và 292 triệu USD (+11.7% t/t, +8.5% n/n). Tuy nhiên, xuất khẩu sang Trung Quốc giảm theo nền tháng /năm xuống còn 83 triệu USD (-0.9% t/t, -18.6% n/n). – Đây là tháng thứ 2 liên tiếp ghi nhận mức tăng trưởng dương, hàm ý ngành này đang dần hồi phục sau những khó khăn trước đó.
  • Tuy nhiên, kết quả khả quan của tháng 3 và tháng 2 không thể che đậy cho kết quả ảm đạm trong 1Q23 với 7.2 tỷ USD, -17.4% n/n. Giá trị xuất khẩu 1Q22 tăng trưởng dương đạt 8.6 tỷ USD, +20.4% n/n.

Link tải full báo cáo:

https://storage01.hn.ss.bfcplatform.vn/baocaophantich/1681299975310_KIS_2023-04-12.pdf

16.  Ngành ngân hàng [ Trung lập ]: KHKD 2023: bất ngờ hiện hữu – VNDS

  • Ba ngân hàng quốc doanh niêm yết (BID, CTG, VCB) đặt mục tiêu tăng trưởng tín dụng trong khoảng 10-13% cho năm 2023, phù hợp với mục tiêu tăng trưởng tín dụng 14% của NHNN. Thông tư 26 hiệu lực vào cuối năm 2022 đã hạ tỷ lệ LDR của cả BID và CTG, giúp cải thiện tăng trưởng tín dụng cho 2 NH này. Trong khi ACB cẩn trọng đặt mục tiêu 10% tăng trưởng tín dụng, VPB, VIB và HDB đặt mức tăng trưởng tín dụng mạnh mẽ 33%/25%/24% cho năm 2023. Với VPB, VNDS cho rằng thương vụ phát hành riêng lẻ 15% gần đây với SMBC sẽ cải thiện CAR của NH, thúc đẩy tăng tín dụng. HDB vẫn còn dư địa để đạt mức tăng tín dụng cao hơn so với các NH cùng quy mô nhờ (1) tham gia tái cơ cấu TCTD yếu kém, (2) CAR đạt 13,4% tại cuối 2022. Trong khi đó, VIB với chiến lược tập trung vào cho vay bán lẻ tự tin vào kế hoạch tín dụng năm nay. Nhìn chung, hầu hết các NHTM đều đặt mức tăng trưởng tín dụng cao hơn so với hạn mức ban đầu được cấp bởi NHNN.
  • Cân nhắc đến các yếu tố nhu cầu tín dụng thấp hơn, chi phí tín dụng cao hơn và tăng nợ xấu, 10/15 NHTM đã đặt tăng trưởng LN năm 2023 thấp hơn năm 2022. Ba NH quốc doanh đặt mục tiêu tăng trưởng LN trong khoảng 10 – 15% svck, cùng mức với dự phóng của VNDS. Các NHTM khác cũng đặt mục tiêu từ 10-17% tăng trưởng LNTT trong năm 2023 dù năm trước có thể đạt mức 30-40%. TCB là NH duy nhất cung cấp kế hoạch tăng trưởng LN âm cho năm 2023 (-14% svck) khi NH phải đối mặt với một loạt các khó khăn đến từ (1) tỷ trọng tín dụng cao liên quan tới nhóm ngành BĐS/TPDN, (2) CASA sụt giảm mạnh do khách hàng chuyển sang gửi tiền gửi kỳ hạn dài hưởng lãi suất cao và (3) hạ tín nhiệm từ Moody.
  • Đáng chú ý có VPB với mục tiêu tín dụng đạt 636 nghìn tỷ đồng (+33% svck) và LNTT 2023 đạt 24 nghìn tỷ đồng (+13% svck hoặc +53% svck nếu loại khoản thu nhập bất thường từ phí trả trước bảo hiểm trong 2022), lần lượt cao hơn 10%/14% so với dự phóng của VNDS. VNDS cho rằng cả hai kế hoạch này đều khá tham vọng xét trong bối cảnh nhu cầu còn yếu và tỷ trọng tín dụng cao với nhóm BĐS và TPDN của NH. STB là một trong số những cái tên nổi bật trong ngành, với kỳ vọng tăng trưởng LN cao bất kể những khó khăn hiện tại (NH đặt kế hoạch LNTT đạt 9,5 nghìn tỷ đồng, +50% svck). VNDS cho rằng NIM của STB có thể cải thiện lên mức 4% trong do dự phòng sẽ không còn là áp lực lớn khi STB đã ghi nhận phần lớn dự phòng vào năm ngoái. Tóm lại, kế hoạch LNTT 2023 của những NH này cho thấy sự tự tin của BLĐ về triển vọng ngành NH, một tín hiệu tích cực trong bối cảnh hiện tại.

Link tải full báo cáo:

https://storage01.hn.ss.bfcplatform.vn/baocaophantich/1681298942952_VNDS_2023-04-12.pdf

 

17.  Ngành chứng khoán [ Trung lập ]: Cập nhật 1Q23: Thị phần VPS mở rộng – KIS

  • Số tài khoản mở mới: vẫn duy trì mức tăng thấp. Tháng 3 có 39,802 tài khoản mở mới, -62.2% t/t, -85.2% n/n. Trong 1Q23, tháng 2 có số lượng lớn nhất với 64,040 tài khoản. Trong 1Q23, chỉ có 140,024 tài khoản mở mới (-50.7% q/q, -79.3% n/n), báo hiệu xu hướng giảm của ngành chứng khoán sau khi đạt đỉnh vào 2Q22. Kể từ đó, số lượng tài khoản mới chỉ tăng nhẹ. Số lượng tài khoản mới hàng quý trong 1Q23 đánh dấu mức thấp nhất kể từ 1Q21. Tổng số lượng tài khoản đạt 7.0 triệu, tương đương 7.0% dân số Việt Nam.
  • Giá trị giao dịch giảm trong 1Q23. Mặc dù VNindex đã hình thành đáy dài hạn và bắt đầu phục hồi từ 4Q22 nhưng khối lượng giao dịch vẫn diễn biến theo chiều hướng giảm. Cụ thể, giá trị giao dịch trung bình hàng ngày (ADTV) giảm xuống còn 11,332 tỷ đồng (-18.3% q/q, -63.7% n/n) trong 1Q23.
  • Thị phần môi giới. VPS đứng vị trí số 1 về môi giới của HSX với 15.67%, +0.86%p q/q trong 1Q23. Đây cũng là mức thị phần cao nhất trong lịch sử công ty. Vị trí thứ hai là SSI với 11.53%, +1.57%p q/q. Top 3 công ty có thị phần lớn nhất giữ nguyên với VPS, SSI và VND. Tuy nhiên, các thứ hạng tiếp theo đã thay đổi. Đáng chú ý, HCM đã thành công leo lên vị trí thứ 4 từ vị trí thứ 5 liên tục trong hai quý trước. Có 6 công ty trong Top 10 bị giảm thị phần. Top 3 doanh nghiệp giảm thị phần: VND (-0.71%p, 6,8%), MAS (-0.41%p, 5.9%) và MBS (-0.24%p, 4.64%).

Link tải full báo cáo:

https://storage01.hn.ss.bfcplatform.vn/baocaophantich/1681300049662_KIS_2023-04-12.pdf

 

18.  Ngành điện [ Trung lập ]: Huy động nhiệt điện tích cực  – VNDS

  • VNDS cho rằng điện khí và điện than nội địa sẽ được hưởng lợi trong 2023 trong bối cảnh thủy điện suy yếu.
  • VNDS cho rằng định hướng phát triển NLTT đang rõ ràng hơn, ưu tiên cơ chế DPPA, tuy nhiên, tiến độ thực hiện vẫn đang chậm trễ.
  • VNDS nhận thấy sự phục hồi của điện khí và những kỳ vọng về tương lại NLTT là chủ đề chính của ngành. VNDS ưa thích POW và PC1.

Link tải full báo cáo:

https://storage01.hn.ss.bfcplatform.vn/baocaophantich/1681466782736_VNDS_2023-04-14.pdf

19.  Báo cáo vĩ mô: Cập nhật diễn biến dòng vốn đầu tư toàn cầu tháng 3/2023 – SSI

  • Các sự kiện biến động trên thị trường tài chính toàn cầu ngay đầu tháng 3 đã tác động mạnh tới phân bổ dòng tiền vào các tài sản tài chính, trong đó xu hướng vào các quỹ tiền tệ tăng mạnh. Cụ thể, trạng thái bất ổn xảy ra trên hệ thống ngân hàng tại Mỹ sau sự kiện SVB và ngân hàng Credit Suisse (Thụy Sĩ) phải chấp nhận sự tiếp quản của đối thủ UBS trong một thỏa thuận có sự bảo lãnh từ NHTW Thụy Sĩ khiến cho làn sóng rút tiền ồ ạt, đặc biệt từ nhóm khách hàng tổ chức và chuyển dịch vào các quỹ tiền tệ (vào ròng tới 333 tỷ USD, chỉ sau mức vào ròng đột biến vào giai đoạn Covid tháng 3 và tháng 4/2020). Trong khi đó, các quỹ cổ phiếu tiếp tục trạng thái rút ròng 3 tỷ USD (thấp hơn so với mức rút 21 tỷ USD). Tốc độ giải ngân từ quỹ trái phiếu hạ nhiệt khi chỉ vào ròng 7 tỷ USD khi lợi suất TPCP có bước giảm khá mạnh trong tháng 3. Tính chung trong Quý 1, dòng vốn vào quỹ cổ phiếu rút ròng 21,9 tỷ USD, trong khi các quỹ trái phiếu và tiền tệ lần lượt vào ròng 91,6 tỷ USD và 507,7 tỷ USD.
  • Dòng vốn vào quỹ cổ phiếu thị trường phát triển (DM) ở trạng thái rút ròng tháng thứ 2 liên tiếp (-8,5 tỷ USD), chủ yếu do dòng vốn rút ra khỏi thị trường Mỹ (-9,0 tỷ). Mặc dù dòng vốn đã có sự cải thiện so với tháng 2, dữ liệu kinh tế Mỹ đã xoay chiều kém tích cực trong tháng 3 và sự mất cân bằng trong hệ thống ngân hàng Mỹ sau giai đoạn tiền rẻ đã khiến cho thị trường đánh giá lại về suy thoái kinh tế cũng như kỳ vọng về đỉnh lãi suất. Đồng USD suy yếu trong khi định giá thị trường vẫn ở mức cao khiến dòng vốn tiếp tục rút ra khỏi thị trường Mỹ (-9 tỷ USD), chủ yếu từ các quỹ chủ động (-21,8 tỷ USD).
  • Dòng vốn vào cổ phiếu thị trường mới nổi (EM) thận trọng. Dòng vốn vào EM duy trì tháng vào ròng thứ 8 liên tiếp, tuy nhiên tốc độ giải ngân khá dè chừng (+5,4 tỷ USD). Dòng tiền đảo chiều vào ròng 4 tỷ USD vào Trung Quốc, sau những thông tin khá tích cực về dữ liệu kinh tế trong nước và việc NHNW Trung Quốc tiếp tục duy trì chính sách tiền tệ nới lỏng (giảm 0.25% tỷ lệ dự trữ bắt buộc). Đối với nhóm các quốc gia khác trong khu vực Châu Á, Đài Loan (+1,1 tỷ USD), Việt Nam (+62 triệu USD) và Thái Lan (+39,8 triệu USD) là 3 quốc gia ghi nhận dòng tiền vào ròng vào thị trường cổ phiếu.
  • Theo khảo sát từ BofA, rủi ro lớn đối với dòng tiền đầu tư trong tháng 3 đã xoay chiều chuyển sang rủi ro tín dụng do lo ngại về sự sụp đổ trong hệ thống ngân hàng có thể sẽ lặp lại và trạng thái của các nhà quản lý quỹ trở nên thận trọng hơn, khi tỷ trọng tiền mặt được đẩy lên 5,5% (từ mức 5,2% trong tháng 2). Ở giai đoạn này, xu hướng và các đối sách đối với rủi ro tín dụng và lạm phát vẫn chưa thể xác định rõ ràng và khiến cho việc phân bổ vào tài sản tài chính đang nghiêng nhiều về việc thu hẹp phân bổ vào các tài sản rủi ro.

Link tải full báo cáo:

https://storage01.hn.ss.bfcplatform.vn/baocaophantich/1681730721755_SSI_2023-04-10.pdf

 

20.  Báo cáo vĩ mô: Kinh tế Việt Nam – MBS

  • Tổng sản phẩm trong nước (GDP) quý I/2023 ước tính tăng 3,32% so với cùng kỳ năm trước, chỉ cao hơn tốc độ tăng 3,21% của quý I/2020 trong giai đoạn 2011-2023. Kinh tế quý II dự kiến chưa thể tăng trưởng bứt phá nhưng sẽ cải thiện hơn só với quý I.
  • So với tháng trước, CPI tháng 3/2022 giảm 0,23%. So với tháng 12/2022, CPI tháng 3/2023 tăng 0,74% và so với cùng kỳ năm trước tăng 3,35%. Tính chung quý I năm 2023, CPI tăng 4,18% so với cùng kỳ năm trước; lạm phát cơ bản tăng 5,01%.
  • Tính chung quý I năm 2023, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa ước đạt 154,27 tỷ USD, giảm 13,3% so với cùng kỳ năm trước.. Tính chung quý I năm 2023, cán cân thương mại hàng hóa ước tính xuất siêu 4,07 tỷ USD.
  • Tính chung quý I năm 2023, IIP ước tính giảm 2,2% so với cùng kỳ năm trước (cùng kỳ năm 2022 tăng 6,8%). Chỉ số PMI ngành sản xuất Việt Nam trong tháng 3/2023 giảm xuống còn 47,7 điểm từ mức 51,2 điểm hồi tháng 2.
  • Vốn đầu tư thực hiện toàn xã hội quý I năm 2023 theo giá hiện hành ước đạt 583,1 nghìn tỷ đồng, tăng 3,7% so với cùng kỳ năm trước. Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thực hiện tại Việt Nam 3 tháng đầu năm 2023 ước đạt 4,32 tỷ USD, giảm 2,2% so với cùng kỳ năm trước.
  • Từ đầu năm, NHNN đã mua ngoại tệ từ các TCTD để bổ sung dự trữ ngoại hối nhà nước và đưa lượng tiền lớn VND vào lưu thông giúp cho thị trường ngoại tệ ổn định, giá trị đồng VND có xu hướng tăng lên so với đồng USD.

Link tải full báo cáo:

https://storage01.hn.ss.bfcplatform.vn/baocaophantich/1681124404979_MBS_2023-04-10.pdf

 

21.  Báo cáo vĩ mô: Báo cáo vĩ mô quý 1/2023– VCBS

  • Trên thị trường thế giới, các NHTW dường như đã tiến gần tới mức lãi suất mục tiêu. Tuy vậy, điểm khác biệt giai đoạn này là các NHTW đồng thuận với cam kết về đảm bảo thanh khoản hệ thống. Nền kinh tế Trung Quốc mở cửa sớm hơn kỳ vọng tuy nhiên động lực tăng trưởng chính là tiêu dùng.
  • VCBS đánh giá nhìn chung các điều kiện sản xuất vẫn tiềm ẩn các yếu tố không thuận lợi. Tuy vậy, khu vực dịch vụ tiếp tục tăng trưởng ổn định và trở thành động lực tăng trưởng chính. Theo đó, tăng trƣởng GDP 6 tháng đầu năm dự báo đạt 4,18%-4,39%. Số liệu tăng trƣởng dự báo cho năm 2023 đạt 5,5% – 6%.
  • Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 3/2023 giảm 0,23% so với tháng trước; tương ứng tăng 3,35% so với cùng kỳ; lạm phát bình quân tăng 4,18%. Trong năm 2023, kỳ vọng lạm phát đến từ lộ trình tăng giá điện, tăng lương cơ bản,…. Tuy vậy, các lo ngại về lạm phát đã dịu đi đáng kể so sánh với giai đoạn cuối năm 2022. Theo đó, đây là tiền đề để NHNN thực hiện chính sách tiền tệ linh hoạt hơn nhằm hỗ trợ mục tiêu tăng trưởng đang gặp khó.
  • Tại Việt Nam, cuối quý I đồng VND tăng giá 0,5% so với đồng USD. Tại các NHTM, tỷ giá giảm 120-130 đồng, xuống mức 23.640-23.650 VND/USD. Với các thay đổi trên thị trường thế giới và đánh giá về nguồn cung ngoại tệ trương đối thuận lợi, VCBS cho rằng NHNN sẽ có thể mua vào thành công thêm dự trữ ngoại hối trong giai đoạn Qúy II. Theo dõi tương quan về điều hành chính sách tiền tệ của các NHTW lớn trên thế giới, chỉ số sức mạnh đồng USD được dự báo sẽ vẫn duy trì ở mức cao. Trong điều kiện thuận lợi, VCBS dự báo mức mất giá của VND so với USD có thể dưới 3% trong năm nay.
  • Mặt bằng lãi suất huy động đã tạo đỉnh và giảm 50-80 điểm trong Quý I. Đây được xem là tiền đề quan trọng để kéo giảm mặt bằng lãi suất cho vay. Trong Quý 2, mặt bằng lãi suất huy động được dự báo giảm thêm sau khi các quyết định lãi suất mới có hiệu lực. Theo đó, trong điều kiện thuận lợi, lãi suất điều hành có thể giảm thêm trong năm 2023 và kéo giảm mặt bằng lãi suất giảm nhằm hỗ trợ khả năng tiếp cận vốn của doanh nghiệp và người dân.
  • Thị trường trái phiếu: Với dự báo, tăng trưởng tín dụng ở mức tương đối chậm so với cùng kỳ đi kèm với việc các kênh đầu tư thay thế không hấp dẫn nếu so sánh với mức độ rủi ro đi kèm, VCBS đánh giá, lợi suất có thể tiếp tục tiếp tục giảm thêm khi trạng thái dư thừa thanh khoản vẫn chưa chấm dứt.

Link tải full báo cáo:

https://storage01.hn.ss.bfcplatform.vn/baocaophantich/1681123474891_VCBS_2023-04-10.pdf

 

22.  Báo cáo vĩ mô: Tiếp tục nới lỏng chính sách tiền tệ  – KBSV

  • Một số dự báo của KBSV về kinh tế Việt Nam trong năm 2023 như sau:
  • Tăng trưởng GDP năm 2023 được dự báo tăng 5.4% (hạ dự báo từ mức 6% – ở báo cáo trước đó). Các yếu tố hỗ trợ tăng trưởng bao gồm: 1) Động lực từ đầu tư công; 2) Giải ngân FDI kỳ vọng tương đương 2022 nhờ tỷ giá ổn định; 3) Tiêu dùng nội địa tích cực (hưởng lợi từ khách Trung Quốc); và 4) NHNN tiếp tục nới lỏng chính sách tiền tệ.
  • CPI bình quân ước tính ở mức 4.1% cho cả năm 2023, nằm trong mục tiêu lạm phát 4.0 – 4.5% mà Chính phủ đề ra, nhờ: (i) Giá xăng dầu thế giới ổn định; (ii) Giá heo hơi tăng nhẹ quanh 60,000 nhờ nguồn cung ổn định đáp ứng đủ nhu cầu tiêu dùng trong nước; (iii) Giá nguyên vật liệu xây dựng hạ nhiệt; (iv) Khác với hầu hết các nền kinh tế khác, Việt Nam không có áp lực lạm phát xuất phát từ chính sách tài khoá và tiền tệ nới lỏng tích luỹ, (v) Giá cả hàng hóa hạ nhiệt giúp chỉ số giá nhập khẩu nguyên vật liệu chế biến, chế tạo tiếp tục giảm, sẽ không tạo áp lực lên lạm phát trong các quý tới.
  • Tăng trưởng M2 phục hồi kỳ vọng tăng 13% YoY, tăng trưởng huy động đạt 12% và tín dụng đạt 12-13% YoY. Mặt bằng lãi suất huy động 12 tháng được dự báo duy trì quanh ngưỡng 7%, và lãi suất cho vay bình quân quanh ngưỡng 10%. NHNN có thể tiếp tục hạ các loại lãi suất chính sách thêm 50bps trong quý 2/2023.
  • Tỷ giá USD/VND dự báo ổn định, biến động quanh 23,500 khi cung ngoại tệ ổn định hơn.

Link tải full báo cáo:

https://storage01.hn.ss.bfcplatform.vn/baocaophantich/1681467255495_KBSV_2023-04-14.pdf

 

Quý nhà đầu tư lưu ý:

Đây là báo cáo tổng hợp quan điểm từ phía các công ty chứng khoán, KHÔNG PHẢI QUAN ĐIỂM CỦA TEAM.

———-Team LTBNM tổng hợp ————-

 

 

BÀI VIẾT LIÊN QUAN