TỔNG HỢP BÁO CÁO PHÂN TÍCH TỪ CÁC CÔNG TY CHỨNG KHOÁN TỪ 10/05 – 14/05/2021

Lượt xem: 2340 | Ngày đăng: 18/05/2021 | Báo cáo từ CTCK Blog

Kính gửi các anh chị đầu tư!

Team buôn nước mắm Cập nhật các báo cáo từ ngày 10/05 14/05/2021

  1.   LTG [ MUA – 45,700đ/cp]: Đâm chồi nảy lộc – Báo cáo ngắn – MAS – 10/05/2021.
  2.   TCB [ MUA – 48,000đ/cp]: Năng lực cạnh tranh bền vững – Báo cáo cập nhật – VCBS – 10/05/2021.
  3.   VTP [ Tích cực – 106,200đ/cp ]: Thoát khỏi khó khăn – Cập nhật công ty – VNDS – 10/05/2021.
  4.   VHC [ Tích cực – 43.600đ/cp ]: Đầu tư mạnh vào các dự án mới –  Cập nhật ĐHCĐ vaf KQKD Q1/2021 – SSI – 10/05/2021.
  5.   GDT [ Tích cực – 74,951đ/cp]: Đơn hàng xuất khẩu trên quỹ đạo tăng trưởng nhanh – Báo cáo ĐHCĐ– BVSC – 10/05/2021.
  6.   KDH [ MUA – 42,100đ/cp]: Triển khai dự án mới đảm bảo tiềm năng tăng trưởng – Báo cáo cập nhật doanh nghiệp  – BSC – 10/05/2021.
  7.   DGW [MUA – 157,600đ/cp]: Giá trị tích lũy niềm tin – Báo cáo ngắn – MAS  – 10/05/2021.
  8.   Ngành cảng biển [ Tích cực ]: Tăng trưởng cùng hoạt động sản xuất –  Báo cáo cập nhật – MAS – 11/05/2021.
  9.   ACB [ Tích cực – 41.900đ/cp ]: CASA tiếp tục cải thiện – Cập nhật – SSI – 11/05/2021.
  10. CTG [ MUA – 52,100đ/cp]: 1Q2021, LNST tăng 167.6% YoY – Cập nhật – KBSV – 11/05/2021.
  11. DGW [ Tích cực – 139,000đ/cp ]: Hưởng lợi từ việc Vsmart rời khỏi thị trường – Cập nhật công ty – SSI – 12/05/2021.
  12. Ngành thép [ Trung lập ]: Trung Quốc dừng chính sách hoàn thuế xuất khẩu đối với một số loại thép  – Báo cáo cập nhật – BVSC – 11/05/2021.
  13. VHM [ Trung lập ]: Chờ đợi sự bứt phá sau mùa thấp điểm – Cập nhật KQKD – VNDS – 12/05/2021.
  14. BMI [ Trung lập ]: Triển vọng kinh doanh còn nhiều khó khăn – Báo cáo cập nhật ĐHCĐ – BVSC – 12/05/2021.
  15. MSH [ MUA – 66,400đ/cp]: Hội tụ nhiều yếu tố tích cực – Báo cáo doanh nghiệp lần đầu – BSC – 13/05/2021.
  16. TCB [ MUA – 58,000đ/cp]: Tăng trưởng lợi nhuận cao với tỷ lệ nợ xấu thấp – KBSV – 13/05/2021.
  17. SMC [ MUA – 48,600đ/cp ]: Cơ hội chuyển mình – BSC – 13/05/2021.
  18. DGW [ Tích cực – 154,843đ/cp ]: Triển vọng tăng trưởng tích cực củng cố định giá – Báo cáo cập nhật  – BVSC – 13/05/2021.
  19. TCM [ MUA – 129,500đ/cp]: Kinh doanh thuận lợi, kỳ vọng tăng trưởng từ nhà máy mới  – Báo cáo cập nhật – MAS – 13/05/2021.
  20. TPB [ Tích cực – 37,600đ/cp]: Tín dụng và bảo hiểm tăng mạnh giúp cải thiện lợi nhuận  – SSI – 13/05/2021.
  21. ACB [ Tích cực – 42,692đ/cp]: Triển vọng tăng trưởng lợi nhuận dài hạn bền vững – Báo cáo cập nhật – BVSC – 14/05/2021.

Quý nhà đầu tư lưu ý:

  • Đây là báo cáo tổng hợp quan điểm từ phía các cty chứng khoán, KHÔNG PHẢI QUAN ĐIỂM CỦA TEAM.

1.   LTG [ MUA – 45,700đ/cp]: Đâm chồi nảy lộc – Báo cáo ngắn – MAS – 10/05/2021

  • Hoạt động chính trong lĩnh vực sản xuất thuốc bảo vệ thực vật, hóa chất dùng trong nông nghiệp và sản xuất, thương mại lúa gạo, bao bì, giống cây trồ.
  • Năm 2020, doanh thu và lãi ròng đạt 7.710 tỷ và 369 tỷ đồng, lần lượt giảm 11,5% và tăng 10,1% so với cùng kỳ: 1) biên lợi nhuận cải thiện từ 20,5% lên mức 22,1%; 2) doanh thu tài chính tăng 10%YoY trong khi chi phí tài chính ở mức 216 tỷ đồng, giảm 10,8% cùng kỳ; 3) sự hồi phục của nền kinh tế, đặc biệt mảng nông nghiệp đã giúp LTG có sự phục hồi ấn tượng trong quý 4/2020.
  • Quý 1/2021, doanh thu thuần LTG đạt 2.397 tỷ đồng, tăng 227% cùng kỳ trong khi lãi ròng đạt 182 tỷ đồng, cải thiện mạnh mẽ so với mức âm 39 tỷ đồng cùng kỳ nhờ: 1) biên lợi nhuận gộp cải thiện từ 24,3% lên 24,7%; 2) các mảng hoạt động phục hồi mạnh về doanh thu như bảo vệ thực vật (+375YoY), giống (+41%) và lương thực (+173%).
  • Hiệp định thương mại EV-FTA có hiệu lực từ 08/2020 sẽ hỗ trợ việc xuất khẩu thị trường EU trong dài hạn cho LTG khi thị trường EU chính là một trong những thị trường trọng điểm kỳ vọng thúc đẩy tăng trưởng thời gian tới, bên cạnh các thị trường khác như Philippines, Châu Phi và Trung Quốc.
  • LTG đang đẩy mạnh phát triển công nghệ với nhiều ứng dụng thực tiễn: 1) QR code xuất xứ thể hiện đặc tính gạo; 2) Vận hành máy bay không người lái (Drone) phun thuốc trừ sâu hại lúa trên diện rộng; 3) Ứng dụng App Bác sĩ cây ăn quả hỗ trợ nông dân cùng nhiều ứng dụng công nghệ khác. Chúng tôi đánh giá cao việc phát triển công nghệ này là hướng đi thúc đẩy sự phát triển trong tương lai. Đặc biệt, hệ thống Drone phun thuốc đã giúp nâng cao năng suất lao động, tiết kiệm thời gian, bảo vệ sức khỏe nhà nông sau thời gian triển khai.
  • Năm 2021, ước tính doanh thu thuần và lãi ròng LTG đạt 8.406 tỷ và 523 tỷ đồng, tăng 12,0% và 43,0% cùng kỳ: 1) sự phục hồi mạnh hoạt động kinh doanh sau giai đoạn 2020 khó khăn do dịch Covid với doanh thu mảng thuốc bảo vệ thực vật tăng 13,1% và mảng lương thực – gạo tăng 13,5%; 2) biên lợi nhuận gộp tăng từ 22,1% lên 22,9% do thuận lợi từ kinh doanh quý 1/2021; 3) chi phí tài chính ở mức 254 tỷ, tăng 18% cùng kỳ.

Link tải full báo cáo:

https://data.wichart.vn/public/baocaophantich/7570_LTG_MAS_2021-5-10.pdf

2.   TCB [ MUA – 48,000đ/cp]: Năng lực cạnh tranh bền vững – Báo cáo cập nhật – VCBS – 10/05/2021

  • TCB có hệ số CAR đạt 15,8%, cao hơn nhiều so với mức yêu cầu 8% tại thông tư 41. Do đó, TCB được cấp room tín dụng cao hơn trung bình ngành và chúng tôi kỳ vọng tốc độ tăng trưởng tín dụng cao của TCB có thể được duy trì trong tương lai.
  • TCB ghi nhận mức giảm lãi suất huy động nhanh hơn trung bình ngành và duy trì tỷ lệ CASA cao. Chi phí vốn giảm mạnh sẽ tiếp tục giúp TCB duy trì tốc độ tăng trưởng cao trong các quý đầu năm 2021.
  • KQKD Q1/2021: Doanh thu thuần và LNST lần lượt đạt 235 tỷ đồng (-43,5% YoY) và 366 tỷ đồng (+212% YoY). Lợi nhuận Quý 1 tăng đột biến đến từ khoản thu nhập đánh giá lại chênh lệch giá mua và giá thị trường của dự án Izumi City khi NLG tăng tỷ lệ sở hữu từ35,1% lên 65,1%Tập trung triển khai các dự án công nghệ cao giúp duy trì hoạt động hiệu quả trong dài hạn..
  • Kết hợp triển khai dịch vụ tài chính với One Mount Group, Vinmart và Vinshop giúp tăng độ phủ và nâng cao trải nghiệm khách hàng của TCB trong dài hạn.
  • TCB là ngân hàng năng động hàng đầu trong nhóm ngân hàng tư nhân và có lợi thế cạnh tranh dài hạn lớn về chi phí vốn huy động. VCBS khuyến nghị MUA và ước tính giá trị hợp lý của cổ phiếu TCB là 57.739 đồng/cổ phiếu.

Link tải full báo cáo:

https://data.wichart.vn/public/baocaophantich/7626_TCB_VCBS_2021-5-10.pdf

3.   VTP [ Tích cực – 106,200đ/cp ]: Thoát khỏi khó khăn – Cập nhật công ty – VNDS – 10/05/2021

  • Trong năm 2020, thị trường chuyển phát Việt Nam ghi nhận sự mở rộng mạnh mẽ của các doanh nghiệp với hàng loạt chính sách để giành thị phần kéo theo sự giảm giá dịch vụ chuyển phát. Trong bối cảnh cạnh tranh mạnh, VTP phải giảm giá dịch vụ chuyển phát khoảng 13,1% svck để duy trì thị phần, dẫn tới mức giảm 2 điểm % biên LNG chuyển phát so với cùng kỳ.
  • Dự báo của VNDS dựa trên: (1) sản lượng chuyển phát sẽ tăng theo mức chung của ngành 11,8-11,9% trong năm 2021-22 nhờ thị phần vững chắc và vị thế dẫn đầu trong thị trường chuyển phát Việt Nam, (2) giá dịch vụ trung bình sẽ ổn định do mô hình “cash-burn-to-grow” không còn được ưa chuộng và phí chuyển phát của VTP hiện chỉ gồm những dịch vụ cơ bản với mức giá bằng với thị trường chung và khó giảm thêm sau khi VTP đã loại bỏ hầu hết các phụ phí trong chính sách mới và (3) biên LNG chuyển phát của VTP sẽ được cải thiện nhờ các cải tiến công nghệ được vận hành toàn quốc.
  • Tăng trưởng 2021-22 chủ yếu đến từ (1) doanh thu chuyển phát 2021-22 tăng 11,8-11,9% svck, (2) biên LNG chuyển phát có thể được cải thiện nhẹ lên 10,5%/10,6% năm 2021-22 nhờ công nghệ tiên tiến được triển khai toàn quốc và (3) CPBH& CPQLDN sẽ được tối ưu nhờ tận dụng các điểm bán viễn thông.
  • Rủi ro giảm giá gồm: (1) dịch bệnh kéo dài kéo theo đóng cửa biên giới các quốc gia làm giảm sản lượng chuyển phát quốc tế, và (2) giá dịch vụ trung bình thấp hơn dự kiến do cạnh tranh khốc liệt kéo dài. Tiềm năng tăng giá: (1) sản lượng và giá bán cao hơn dự kiến và (2) thông tin từ chuyển sàn và trả cổ tức.

Link tải full báo cáo:

https://data.wichart.vn/public/baocaophantich/7562_VTP_VNDS_2021-5-10.pdf

4.   VHC [ Tích cực – 43.600đ/cp ]: Đầu tư mạnh vào các dự án mới –  Cập nhật ĐHCĐ vaf KQKD Q1/2021 – SSI – 10/05/2021

  • Hoạt động kinh doanh xuất khẩu cá tra của VHC đã gặp khó khăn trong hai năm qua, do cả yếu tố chu kỳ và nhu cầu dễ bị ảnh hưởng liên quan đến đại dịch Covid19. Do đó, công ty đặt ra kế hoạch đa dạng hóa hoạt động kinh doanh cốt lõi và trở thành công ty F&B, đầu tư mạnh vào một số dự án sẽ tạo ra dòng tiền bền vững trong tương lai.
  • VHC đã đầu tư vào 3 dự án chính, đó là: (i) tăng tỷ lệ sở hữu tại Sa Giang (SGC); (ii) thành lập Công ty trái cây Thành Ngọc (TNG Food Ltd); và (iii) xây dựng nhà máy sản xuất thức ăn thủy sản. Trong khi đó, KQKD Q1/2021 của VHC khá thất vọng. Đáng chú ý nhất lợi nhuận ròng giảm -13,5% so với cùng kỳ.
  • Tuy nhiên, SSI đã điều chỉnh ước tính năm 2021 để phản ánh: (i) chi phí bán hàng & quản lý tăng cao hơn; và (ii) việc hơp nhất SGC. SSI kỳ vọng VHC sẽ đạt doanh thu thuần và LNST lần lượt ở mức 8,9 nghìn tỷ đồng (+26,3% so với cùng kỳ) và 946 tỷ đồng (+34,2% so với cùng kỳ), tương ứng với mức tăng 3,5% đối với doanh thu thuần và LNST không đổi so với ước tính trước đó của SSI.
  • SSI đưa ra giá mục tiêu 1 năm đối với cổ phiếu VHC là 43.600 đồng/cổ phiếu (+20,8% so với giá hiện tại), tương ứng tổng mức sinh lời là 25% và khuyến nghị KHẢ QUAN đối với cổ phiếu.

Link tải full báo cáo:

https://data.wichart.vn/public/baocaophantich/7545_VHC_SSI_2021-5-10.pdf

5.   GDT [ Tích cực – 74,951đ/cp]: Đơn hàng xuất khẩu trên quỹ đạo tăng trưởng nhanh – Báo cáo ĐHCĐ– BVSC – 10/05/2021

  • GDT đặt kế hoạch doanh thu thuần và LNST năm 2021 ở mức 460 tỷ (+14,9% YoY) và 86,4 tỷ (+8,0% YoY), thấp hơn 12,2%/ 23,1% dự báo doanh thu thuần/ LNST năm 2021 hiện tại của BVSC.
  • Đến cuối tháng 4/2021, đơn đặt hàng của GDT đã tăng mạnh 96% YoY lên khoảng 12 triệu USD (hay 70% kế hoạch doanh thu cả năm 2021). Với sự gia tăng mạnh mẽ của các đơn đặt hàng mới cho thấy nhu cầu phục hồi rõ ràng trên các thị trường xuất khẩu.
  • Ban lãnh đạo chia sẻ rằng GDT gần như độc quyền trong các sản phẩm đồ dùng nhà bếp và đồ gia dụng bằng gỗ cao cấp tại Việt Nam, trong khi được trang bị tốt để cạnh tranh sòng phẳng với các đối thủ nước ngoài từ Thái Lan và Trung Quốc trên các thị trường xuất khẩu nhờ lợi thế cạnh tranh về cơ sở khách hàng trung thành, uy tín về chất lượng sản phẩm hàng đầu và giao hàng đúng hẹn.
  • Cổ đông đã thông qua chính sách cổ tức năm tài chính 2020, bao gồm 10% cổ tức bằng cổ phiếu và 4.000 đồng tiền mặt/ cổ phiếu (tỷ suất cổ tức hấp dẫn ở mức 7,8% so với giá cổ phiếu hiện tại).
  • BVSC hiện dự phóng doanh thu thuần và LNST năm 2021 của GDT lần lượt đạt 523,7 tỷ (+30,8% YoY) và 112,4 tỷ (+40,4% YoY).

Link tải full báo cáo:

https://data.wichart.vn/public/baocaophantich/7536_GDT_BVSC_2021-5-10.pdf

 

6.   KDH [ MUA – 42,100đ/cp]: Triển khai dự án mới đảm bảo tiềm năng tăng trưởng – Báo cáo cập nhật doanh nghiệp  – BSC – 10/05/2021

  • BSC duy trì khuyến nghị MUA đối với cổ phiếu KDH và nâng giá mục tiêu lên mức 42,100 đồng dựa theo PP RNAV (+16.1% so với mức giá ngày 07/05/2021) do (1) Cập nhật mới danh mục dự án, (2) Điều chỉnh nâng giả định giá bán dự án đối với các quỹ đất tiềm năng khu vực Bình Tân, Phong Phú 2 và (3) Điều chỉnh giảm mức chiết khấu WACC = 11% cho các dự án do mặt bằng lãi suất giảm.
  • BSC ước tính trong năm 2021, doanh thu và lợi nhuận sau thuế của KDH ước tính lần lượt đạt 4,438 tỷ đồng (-3.9% YoY) và 1,329 tỷ đồng (+15.0% YoY). EPS FW 2020 = 2,296 đồng. PE FW 2021 = 15.8 lần. Nguồn thu chính đến từ dự án (1) Safira, (2) Verosa Park, (3) Lovera Vista và (4) Dự án Amerna.
  • Kế hoạch mở bán các dự án bị chậm lại do vấn đề pháp lý và dịch Covid-19. Rủi ro chung ngành bất động sản (lãi suất cho vay, tính chu kỳ ngành.
  • Kết quả kinh doanh 2020 tương đồng với dự báo của BSC, ghi nhận mức tăng trưởng 26% YoY, tương ứng lần lượt 125% và 97% dự báo doanh thu và lợi nhuận sau thuế của BSC.

Link tải full báo cáo:

https://data.wichart.vn/public/baocaophantich/7567_KDH_BSC_2021-5-10.pdf

7.   DGW [MUA – 157,600đ/cp]: Giá trị tích lũy niềm tin – Báo cáo ngắn – MAS  – 10/05/2021

  • Hoạt động chính trong lĩnh vực phân phối trong mảng công nghệ (ICT) khi hợp tác 30 thương hiệu công nghệ nổi tiếng thế giới với khoảng 16.000 điểm bán hàng toàn quốc. Ngoài ra, DGW còn triển khai phân phối ngành hàng chăm sóc sức khỏe và tiêu dùng nhanh.
  • Năm 2020, doanh thu thuần và lãi ròng lần lượt đạt 12.536 tỷ và 267 tỷ đồng, lần lượt tăng 48% và 63% cùng kỳ: 1) mảng máy tính xách tay & bảng tăng trưởng 46% nhờ nhu cầu làm việc mùa dịch; 2) doanh thu mảng di động tăng 64% nhờ tăng trưởng thị phần từ Xiaomi cũng như doanh thu mới từ phân phối Apple; 3) biên lợi nhuận gộp năm 2020 duy trì ở mức 6,4%.
  • Quý 1/2021, doanh thu thuần và lãi ròng đạt 5.007 tỷ và 107 tỷ đồng, tăng 117% và 137% cùng kỳ nhờ: 1) mảng điện thoại di động tăng trưởng 148% doanh thu nhu cầu gia tăng tại Xiaomi cũng như đóng góp mới từ Apple; 2) mảng máy tính xách tay & bảng tăng trưởng 74% nhờ nhu cầu cao mùa dịch cũng như đóng góp 2 nhãn hàng mới là Huawei và Apple.
  • Năm 2021, chúng tôi ước tính doanh thu và lãi ròng của DGW lần lượt đạt 20.321 tỷ và 521 tỷ, tăng 62% và 95% cùng kỳ: 1) mảng điện thoại kỳ vọng đạt 5.913 tỷ đồng doanh thu, tăng 36% với động lực chính vẫn là Xiaomi và Apple; 2) mảng máy tính xách tay và máy tính bảng kỳ vọng tăng trưởng doanh thu 78% nhờ đóng góp mới từ Macbook và Ipad; 3) chi phí tài chính giảm 39% nhờ việc giảm nợ vay tiếp tục; 4) biên lợi nhuận gộp duy trì ở mức 6,4%.
  • Năm 2021, BSC ước tính doanh thu và lãi ròng của DGW lần lượt đạt 20.321 tỷ và 521 tỷ, tăng 62% và 95% cùng kỳ: 1) mảng điện thoại kỳ vọng đạt 5.913 tỷ đồng doanh thu, tăng 36% với động lực chính vẫn là Xiaomi và Apple; 2) mảng máy tính xách tay và máy tính bảng kỳ vọng tăng trưởng doanh thu 78% nhờ đóng góp mới từ Macbook và Ipad; 3) chi phí tài chính giảm 39% nhờ việc giảm nợ vay tiếp tục; 4) biên lợi nhuận gộp duy trì ở mức 6,4%.

Link tải full báo cáo:

https://data.wichart.vn/public/baocaophantich/7590_DGW_MAS_2021-5-11.pdf

8. Ngành cảng biển [ Tích cực ]: Tăng trưởng cùng hoạt động sản xuất –  Báo cáo cập nhật – MAS – 11/05/2021

  • Năm 2021, ngành cảng biển dự kiến sẽ phục hồi mạnh cùng với hoạt động XNK liên tục tăng trưởng dương mặc dù dịch COVID-19 gây ảnh hưởng đáng kể đến chuỗi cung ứng thế giới. Động lực chính đến từ sự phục hồi của hoạt động sản xuất công nghiệp và chính sách của Chính phủ Việt Nam trong ngắn và dài hạn. MAS kỳ vọng GMD, DVP và PDN là các công ty tiềm năng sẽ hưởng lợi từ sự tích cực của ngành.
  • Hoạt động sản xuất hồi phục và tăng trưởng:Ngoại trừT2/2021 do ảnh hưởng của kỳ nghỉ Tết Nguyên Đán, IIP liên tiếp ghi nhận tăng trưởng cùng với chỉsố PMI luôn nằm trên mức 50 từ đầu năm 2021. Tính đến hết T4/2021, tổng số dựán FDI trong lĩnh vực Công nghiệp chế biến, chế tạo còn hiệu lực là 15,280 dựán (+3.6% YoY) với tổng vốn ở mức hơn 231 tỷ USD (+5.2% YoY). Dư địa tăng trưởng sản xuất công nghiệp lớn với tỉ lệ lấp đầy các KCN chỉ mới đạt 42.2 nghìn ha, tương đương 57.4% tổng diện tích đất CN.
  • Cơ sở hạ tầng cảng biển được cải thiện: Cơ sở hạ tầng logistics nói chung và cảng biển nói riêng liên tục được đầu tư. Chỉ số kết nối hàng hải của Việt Nam trong xu hướng tăng từ2004 đến nay, và hiện đang đứng thứ3 trong khu vực Đông Nam Á chỉsau Malaysia và Singapore. Năm 2021, Việt Nam đứng thứ 8 trong bảng xếp hạng chỉ số logistics các thịtrường mới nổi của Agility.
  • Tăng giá dịch vụ xếp dỡ cảng biển: Từ T8/2020, Bộ GTVT đã tiến hành Dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 54/2018/TT-BGTVT ban hành biểu khung giá dịch vụ hoa tiêu, dịch vụsửdụng cầu, bến, phao neo, dịch vụ bốc dỡ container và dịch vụ lai dắt tại cảng biển Việt Nam.
  • Rủi ro: Tải trọng tàu hàng vào Việt Nam đang tăng lên cùng với xu hướng của thế giới, đây là tín hiệu cho thấy áp lực đang gia tăng đối với các cảng có mức tiếp nhận tàu thấp và có vị trí nằm sâu trong nội thủy. Tăng phí khai thác hạ tầng cảng biển sẽ làmchi phí XNK cả nước tăng lên sẽ gây sức ép lên sản lượng và biên lợi nhuận của ngành cảng biển do hoạt động vận tải biển quốc tế gần như do 100% các hãng tàu nước ngoài khai thác.

Link tải full báo cáo:

https://data.wichart.vn/public/baocaophantich/7605__MAS_2021-5-11.pdf

9.   ACB [ Tích cực – 41.900đ/cp ]: CASA tiếp tục cải thiện – Cập nhật – SSI – 11/05/2021

  • ACB đạt tăng trưởng lợi nhuận mạnh mẽ trong Q1/2021 là 61,3% so với cùng kỳ, phù hợp với ước tính của SSI. Tăng trưởng đến từ nhiều nguồn – đáng chú ý nhất là NIM cải thiện (+63 bps so với cùng kỳ lên 4,22%).
  • SSI cho rằng khoản phí nhận được từ SunLife (370 triệu USD) đã phần nào giúp ACB giảm được chi phí vốn trong kỳ. Tuy nhiên, các chỉ số về chất lượng tài sản có dấu hiệu suy giảm.
  • Tỷ lệ nợ xấu và tỷ lệ dự phòng bao nợ xấu ở mức 0,9% và 120% so với 0,6% và 160% vào cuối năm 2020. Theo ban lãnh đạo, nợ xấu tăng là do ngân hàng đã chủ động chuyển nhóm nợ sớm đối với những khách hàng có thể gặp khó khăn trong tương lai và chất lượng tín dụng sẽ có thể ổn định trở lại trong những quý tiếp theo..
  • SSI duy trì ước tính lợi nhuận trước thuế là 11,8 nghìn tỷ đồng (+22,8% YoY) năm 2021 và 13,9 nghìn tỷ đồng (+18% YoY) năm 2022. Dựa trên định giá đến giữa năm 2022, giá mục tiêu 1 năm là 41.900 Đồng/cp (từ 37.300 đồng/cp), tương ứng với tiềm năng tăng khoảng 19%. SSI nhắc lại khuyến nghị Khả quan đối với ACB.

Link tải full báo cáo:

https://data.wichart.vn/public/baocaophantich/7594_ACB_SSI_2021-5-11.pdf

10.    CTG [ MUA – 52,100đ/cp]: 1Q2021, LNST tăng 167.6% YoY – Cập nhật – KBSV – 11/05/2021

  • 1Q2021, CTG có kết quả kinh doanh tăng trưởng tích cực với LNST 1Q2021 tăng mạnh, đạt 6,462 tỷ VND (+167.6% YoY, +20.6% QoQ), đây là mức lợi nhuận quý cao nhất của CTG kể từ khi lên sàn. Dư nợ tín dụng có phần chững lại so với quý trước (+0.0% QoQ) tuy nhiên vẫn cải thiện mạnh mẽ so với cùng kì (+8.3% YoY).
  • Tỷ lệ nợ xấu 1Q2021 đạt 0.88%, giảm 6 bps QoQ, chủ yếu do nợ nhóm 5 giảm 5 bps QoQ. Nợ cần chú ý (nợ nhóm 2) tăng 1,117 tỷ VND (+10 bps QoQ). Tỷ lệ bao phủ nợ xấu đạt 155.4% (+23.4% điểm QoQ), là mức tỷ lệ cao nhất trong nhiều năm gần đây của CTG.
  • CTG đặt kế hoạch LNTT 2021 đạt 16,800 tỷ VND, tăng 2.1% YoY dựa trên các yếu tố: (1) Tăng trưởng tín dụng đạt 7.5% YoY và có điều chỉnh theo chỉ đạo của Ngân hàng Nhà nước; (2) Tiền gửi khách hàng tăng 8-10%; Tổng tài sản tăng 6-10% YoY.
  • Đại hội cổ đông phê duyệt 2 phương án chi trả cổ tức năm 2020 bao gồm 5% cổ tức tiền mặt và 12.7% hoặc 17.8% cổ tức bằng cổ phiếu tùy thời điểm chia cổ tức 2020 so với thời điểm chia cổ tức giai đoạn 2017-2019.
  • Dựa trên kết quả định giá, triển vọng kinh doanh cũng như xem xét các yếu tố rủi ro có thể phát sinh, KBSV khuyến nghị MUA đối với cổ phiếu CTG. Giá mục tiêu là 52,100 VND/cp, cao hơn 17.8% so với giá tại ngày 11/05/2021

Link tải full báo cáo:

https://data.wichart.vn/public/baocaophantich/7588_CTG_KBSV_2021-5-11.pdf

11.  DGW [ Tích cực – 139,000đ/cp ]: Hưởng lợi từ việc Vsmart rời khỏi thị trường – Cập nhật công ty – SSI – 12/05/2021

  • Tập đoàn VinGroup – CTCP (VIC: HOSE) gần đây đã công bố dừng sản xuất các mẫu điện thoại di động (thương hiệu Vsmart) và tivi mới. Trong khi đó, VIC sẽ tiếp tục sản xuất các mẫu sản phẩm hiện có đến khi các sản phẩm này lỗi thời (hết vòng đời sản phẩm).
  • Điện thoại di động Vsmart gia nhập thị trường vào cuối năm 2018 và giành được thị phần đáng kể từ đó. Giá bán của Vsmart dao động từ 600 nghìn đồng đến 8,5 triệu đồng, do đó công ty hướng đến phân khúc giá rẻ. Năm 2020, có 1,95 triệu chiếc điện thoại Vsmart được bán ra. Theo GFK, đến cuối tháng 3/2021 thị phần của Vinsmart và Xiaomi lần lượt là 8,2% và 13%.
  • Với việc VIC sẽ dừng sản xuất các mẫu Vsmart mới, chúng tôi cho rằng các mẫu Redmi giá rẻ của Xiaomi có thể sẽ có cơ hội chiếm thị phần của Vsmart, mặc dù có thể mất một thời gian để các mẫu Vsmart hiện tại trở nên lỗi thời (thông thường sau khi ra mắt 1- 2 năm).
  • Bên cạnh đó, khi mạng 2G không còn hoạt động tại Việt Nam (dự kiến vào năm 2022), sẽ có nhu cầu thay thế do người tiêu dùng cần chuyển từ điện thoại phổ thông (chiếm khoảng 1/3 tổng sản lượng tiêu thụ trên thị trường điện thoại di động) sang điện thoại thông minh.
  • Theo như chúng tôi trao đổi với DGW, do sự cạnh tranh với Vsmart, các dòng Redmi giá rẻ của Xiaomi bị ảnh hưởng từ Q2/2020. Trong khi đó, dòng Mi tầm trung của Xiaomi đã giành được thị phần từ Oppo và Huawei, từ đó giúp DGW duy trì đà tăng trưởng cao trong năm 2020. Với việc VIC ngừng ra mắt các mẫu Vsmart mới, các mẫu Redmi của Xiaomi sẽ dần giành lại thị phần.
  • SSI ước tính Xiaomi sẽ giành thêm 1-2% thị phần từ việc Vsmart rời thị trường, trong khi thị phần dự kiến giành được từ Oppo là 3% (thị phần của Oppo đã suy giảm kể từ nửa cuối năm 2020 do giá cả khó cạnh tranh)

Link tải full báo cáo:

https://data.wichart.vn/public/baocaophantich/7624_DGW_SSI_2021-5-12.pdf

12.    Ngành thép [ Trung lập ]: Trung Quốc dừng chính sách hoàn thuế xuất khẩu đối với một số loại thép  – Báo cáo cập nhật – BVSC – 11/05/2021

  • Quyết định tác động mạnh đến XK thép hợp kim và thép carbon của Trung Quốc. 64% lượng thép xuất khẩu, tương đương 34 triệu tấn thép của Trung Quốc sẽ chịu ảnh hưởng của đợt dừng hoàn thuế xuất khẩu này.
  • Do các doanh nghiệp sản xuất thép niêm yết tại Việt Nam hiện chưa sản xuất thép hợp kim nên BVSC đi sâu vào phân tích ảnh hưởng của việc dừng hoàn thuế đến nhóm thép carbon. Trong nhóm thép carbon chịu ảnh hưởng, trong đó, nhóm 7210: Thép mạ không hợp kim và 7217: Dây thép carbon là 2 nhóm có sản lượng xuất khẩu lớn nhất, lần lượt đạt 7,5 và 1,2 triệu tấn.
  • Xét về ảnh hưởng tới hoạt động xuất, nhập khẩu của VN, nhóm 7210 chiếm tỷ trọng đáng kể trong hoạt động xuất khẩu và nhập khẩu của Việt Nam. Trong đó xuất khẩu đạt 1 triệu tấn (24%) và nhập khẩu đạt 0,7 triệu tấn (7,2%). Việc dừng hoàn thuế xuất khẩu của Trung Quốc đối với nhóm 7210 có thể khiến giá bán trên thế giới tăng lên.
  • Các doanh nghiệp thép VN sẽ không được hưởng lợi trực tiếp mà sẽ hưởng lợi gián tiếp từ luật thuế mới của Trung Quốc. Xem chi tiết các sản phẩm của các doanh nghiệp HSG, NKG và HPG, chủ yếu các sản phẩm tôn mạ là tôn mạ kẽm, tôn lạnh và tôn mạ màu có mã HS Code là 721030, 721041,721049, 721041, 721061.
  • Tuy nhiên, theo BVSC đánh giá, các doanh nghiệp sản xuất Việt Nam vẫn được hưởng lợi gián tiếp từ luật thuế mới này. Các doanh nghiệp sản xuất có thể linh động chuyển sang sản xuất các sản phẩm có mã khác nhau trong nhóm 7210. Điều này giúp mặt bằng giá chung cả nhóm 7210 tăng lên.
  • TQ giảm thuế nhập khẩu sắt vê viên, thép thô và thép phế về 0%. Đối tượng được hưởng lợi lớn nhất là HPG. Do thuế nhập khẩu về 0% giúp nhu cầu NK thép thô và thép phế tại TQ tăng lên và giúp giá thép thô và thép phế sẽ tăng

Link tải full báo cáo:

https://data.wichart.vn/public/baocaophantich/7607__BVSC_2021-5-12.pdf

13.   VHM [ Trung lập ]: Chờ đợi sự bứt phá sau mùa thấp điểm – Cập nhật KQKD – VNDS – 12/05/2021

  • CTCP Vinhomes (VHM) ghi nhận doanh thu Q1/2021 đạt 12.986 tỷ đồng, tăng 99,2% svck. Sự tăng trưởng mạnh mẽ này được thúc đẩy bởi doanh thu bàn giao BĐS tăng 75,2% svck lên 10.016 tỷ đồng, bao gồm 2.900 căn hộ bán lẻ tại Ocean Park, Grand Park và Smart City.
  • VHM đã ký các hợp đồng dài hạn về giá nguyên vật liệu, điều này sẽ giúp kết quả kinh doanh năm 2021 của công ty không bị ảnh hưởng bởi sự tăng mạnh của giá vật liệu xây dựng. VHM cho biết thép hiện chiếm khoảng 5% tổng chi phí xây dựng của công ty, vì vậy biên LN gộp của công ty có thể giảm nhẹ 1-2 điểm % nếu giá thép vẫn ở mức cao như hiện nay trong hai năm tới.
  • VHM đã đưa ra phương án chia cổ tức bằng tiền mặt và cổ phiếu. Cụ thể, tỷ lệ trả cổ tức bằng cổ phiếu là 30% trên vốn điều lệ, tương ứng với tổng số 987 triệu cổ phiếu phát hành thêm. Cổ tức tiền mặt là 15% trên mệnh giá, tương đương 4.934 tỷ đồng. Thời gian thực hiện dự kiến trong Q3/21 hoặc Q4/21. Đây là mức chi trả cổ tức cao nhất của VHM trong nhiều năm trở lại đây.
  • VHM đặt mục tiêu 91.000 tỷ đồng về giá trị ký bán mới (+44,9% svck) và 37.000 căn về lượng ký bán (+34,2% svck) cho năm 2021, trong đó bán lẻ từ các đại dự án hiện tại sẽ đóng góp 60% và bán buôn là 40%.

Link tải full báo cáo:

https://data.wichart.vn/public/baocaophantich/7635_VHM_VNDS_2021-5-12.pdf

14.   BMI [ Trung lập ]: Triển vọng kinh doanh còn nhiều khó khăn – Báo cáo cập nhật ĐHCĐ – BVSC – 12/05/2021

  • Trong năm 2020, tổng doanh thu phí gốc (bao gồm phí bảo hiểm gốc thuần và phí nhượng tái bảo hiểm) của BMI là 4.295 tỷ VNĐ (+10,9% yoy), đạt 110,9% kế hoạch. Đây là kết quả tương đối tích cực trong điều kiện thị trường khó khăn do ảnh hưởng của đại dịch. Tuy vẫn giữ được tăng trưởng dương cho đến Q1/2021, nhưng tốc độ tăng trưởng có dấu hiệu chậm dần, và khả năng cao sẽ tiếp tục duy trì xu hướng này trong suốt năm 2021.
  • Doanh thu phí gốc bắt đầu chịu tác động tiêu cực do mất đi khách hàng lớn. Sự gia nhập của HD Insurance khiến BMI mất đi một khách hàng lớn là HD Saison, khiến doanh thu mất đi ước đạt khoảng 410 tỷ VNĐ (chiếm 9,5% tổng doanh thu phí gốc năm 2020). Công ty sẽ phải cần khoảng 3 năm để bù đắp được phần thiếu hụt này.
  • Thị phần tụt giảm trong ngắn hạn do sự vươn lên của MIG. Tính đến hết Q1/2021, MIG đã vượt qua PGI trở thành doanh nghiệp có thị phần lớn thứ 4 trong ngành. Với tốc độ tăng trưởng doanh thu phí gốc của MIG là 60% trong năm 2021, BMI sẽ tạm thời mất vị trí thứ 3 vào tay MIG với thị phần ước giảm xuống 6,9% từ mức 7,2% trong năm 2020.
  • Lãi suất thấp ảnh hưởng tới hoạt động đầu tư. Trong năm 2020, các khoản tiền gửi với lãi suất cao đã đáo hạn gần hết, do đó phải tái tục với lãi suất thấp hơn rất nhiều trong đầu năm 2021. Theo tính toán của chúng tôi, doanh thu tài chính của BMI trong năm 2021 sẽ giảm ít nhất 25 tỷ VNĐ (chiếm 10,7% LNTT năm 2020).
  • Quá trình thoái vốn vẫn còn nhiều khó khăn. BVSC cho rằng quá trình thoái vốn vẫn còn nhiều khó khăn và có thể sẽ vẫn chưa được hoàn thành trong năm nay, do: (1) chờ đợi Thông tư hướng dẫn NĐ 140 có thể sẽ mất nhiều thời gian và (2) việc xác định tỷ lệ sở hữu nước ngoài tối đa tại BMI sẽ cần phải được đánh giá cẩn thận trước khi quyết định chính thức

Link tải full báo cáo:

https://data.wichart.vn/public/baocaophantich/7585_BMI_BVSC_2021-5-12.pdf

15.     MSH [ MUA – 66,400đ/cp]: Hội tụ nhiều yếu tố tích cực – Báo cáo doanh nghiệp lần đầu – BSC – 13/05/2021

  • BSC khuyến nghị MUA đối với cổ phiếu MSH với giá mục tiêu 66,400 đồng, (+30.8% so với mức giá ngày 12/05/2021) cho năm 2021 dựa trên hai phương pháp FCFE và PE với tỷ trọng 60%/40% dựa trên triển vọng khả quan của ngành Dệt may và của doanh nghiệp May Sông Hồng.
  • MSH đặt kế hoạch doanh thu và lợi nhuận năm 2021 lần lượt là 4,200 tỷ (+10% YoY) và 340 tỷ (+20% YoY).
  • BSC dự báo doanh thu và lợi nhuận trước thuế năm 2021 của MSH lần lượt đạt 4,669 tỷ (+22.5% YoY) và 559 tỷ (+98% YoY) (bao gồm 49 tỷ đến từ việc hoàn nhập liên quan đến khoản phải thu của NewYork & Company), tương đương với EPS là 9,197 VND/cổ, PE fw là 5.8 lần.
  • Năm 2021, ngành Dệt may kỳ vọng phục hồi từ đáy khủng hoảng nhờ (i) Chuỗi sản xuất phục hồi với đơn hàng truyền thống tăng trở lại (ii) Một số sự kiện kỳ vọng thúc đẩy việc dịch chuyển đơn hàng Dệt may sang Việt Nam.
  • May Sông Hồng phục hồi từ đáy khủng hoảng với nhiều yếu tố tích cực trong năm 2021: Đơn hàng truyền thống khả quan, Đầu tư nhà máy mới (+21% công suấ tvà Thu hồi một phần nợ xấu (~49 tỷ).
  • Cập nhật kết quả kinh doanh Quý 1 năm 2021: Doanh thu và lợi nhuận sau thuế lần lượt đạt 944 tỷ (+0.6% YoY) và 92 tỷ (+44% YoY), tương đương hoàn thành 22.4% kế hoạch doanh thu và 27.0% kế hoạch lợi nhuận

Link tải full báo cáo:

https://data.wichart.vn/public/baocaophantich/7610_MSH_BSC_2021-5-13.pdf

16.   TCB [ MUA – 58,000đ/cp]: Tăng trưởng lợi nhuận cao với tỷ lệ nợ xấu thấp – KBSV – 13/05/2021

  • Trong Quý 1/2021, TOI và PBT của ngân hàng đã tăng lần lượt lên mức 8.93 nghìn tỷ (+46.2% YoY) và 5.53 nghìn tỷ (+76.8% YoY.
  • TCB chú trọng tới việc nâng cao chất lượng tài sản và an toàn hệ thống. Với việc quyết liệt xử lý các khoản vay có vấn đề, xóa những khoản vay không có khả năng thu hồi và kiểm soát chất lượng cho vay, tỷ lệ NPL của TCB trong Quý 1/2021 đã giảm xuống mức 0.38% – thấp nhất toàn ngành.
  • Trong thời gian tới, chúng tôi tin rằng TCB vẫn có thể giữ được lợi thế CASA đứng đầu ngành nhờ (1) nền tảng công nghệ tốt; và (2) chiến lược thu hút khách hàng cạnh tranh.
  • KBSV kì vọng tăng trưởng tín dụng của TCB trong năm 2021 đạt mức 25%. Dựa trên kết quả định giá, triển vọng kinh doanh cũng như xem xét các rủi ro có thể phát sinh, KBSV khuyến nghị MUA đối với cổ phiếu TCB. Giá mục tiêu là VND 58,000/cp, cao hơn 20.8% so với giá tại ngày 13/05/2021.

Link tải full báo cáo:

https://data.wichart.vn/public/baocaophantich/7648_TCB_KBSV_2021-5-13.pdf

17.    SMC [ MUA – 48,600đ/cp ]: Cơ hội chuyển mình – BSC – 13/05/2021

  • BSC khuyến nghị MUA mã cổ phiếu SMC với giá 48,600 VND/CP, upside 30% so với giá ngày 12/5/2021 với phương pháp P/E với P/E mục tiêu là 4.8 lần cao hơn P/E 5 năm của công ty là 4.3 lần.
  • BSC dự báo DTT và LNST 2021 lần lượt đạt 19,911 tỷ đồng (+26.5% YoY) và 630 tỷ đồng (+106% YoY). EPS fw = 10,118 đồng và P/E fw=3.3, P/B fw =1.
  • Hưởng lợi từ nhu cầu thép tăng mạnh nhờ (1) Trung Quốc mạnh tay thay đổi ngành công nghiệp thép trong 2021 (2) hoạt động xây dựng phục hồi ; Từ doanh nghiệp thương mại sang doanh nghiệp gia công sản xuất, tập trung vào thị trường ngách với biên lợi nhuận ổn định ở mức cao hơn.
  • Nhà đầu tư có thể mua và nắm giữ SMC cho đến khi cổ phiếu chạm vùng giá 42, cân nhắc cắt lỗ nếu ngưỡng hỗ trợ 29.5 bị xuyên thủng.

Link tải full báo cáo:

https://data.wichart.vn/public/baocaophantich/7611_SMC_BSC_2021-5-13.pdf

18.    DGW [ Tích cực – 154,843đ/cp ]: Triển vọng tăng trưởng tích cực củng cố định giá – Báo cáo cập nhật  – BVSC – 13/05/2021

  • DGW ghi nhận KQKD Quý 1/2021 khả quan: Doanh thu thuần tăng 116,7% YoY lên mức kỷ lục mới là 5.007 tỷ, trong khi LNST sau CĐTS tăng mạnh 137,4% YoY lên 106,7 tỷ. DGW hoàn thành 25,7%/ 26,3% dự báo doanh thu thuần/ LNST sau CĐTS cả năm của BVSC ở Cập nhật trước đây.
  • Xiaomi tiếp tục mở rộng thị phần lên mức 13% cuối Quý 1/2021 so với mức 8- 9% Quý 1/2020 và 12% cuối năm 2020 nhờ chất lượng vượt trội so với mức giá hợp lý; cho thấy tiềm năng tăng trưởng doanh thu điện thoại từ Xiaomi bền vững cho các quý sắp tới từ nền thị phần thấp hơn và thị trường ảm đạm ảnh hưởng bởi COVID-19 cùng kỳ năm ngoái.
  • Bảng cân đối kế toán lành mạnh – Cuối Quý 1/2021, vị thế tiền mặt của DGW ở mức dồi dào là 823,8 tỷ (24,6% tổng tài sản). DGW tiếp tục không sử dụng nợ vay dài hạn; nợ vay ngắn hạn Quý 1/2021 tăng nhẹ 7,3% YTD lên 675,8 tỷ.
  • BVSC lạc quan về triển vọng KQKD Q2/2021 của DGW, dự phóng doanh thu thuần và LNST sau CĐTS Q2/2021 lần lượt đạt 4,711 tỷ (+82,4% YoY) và 103,8 tỷ (+116,3% YoY.
  • BVSC lạc quan về triển vọng KQKD Q2/2021 của DGW, dự phóng doanh thu thuần và LNST sau CĐTS Q2/2021 lần lượt đạt 4,711 tỷ (+82,4% YoY) và 103,8 tỷ (+116,3% YoY.
  • DGW đóng cửa ở mức giá 123.000 đồng/cp vào 13/05/2021, giao dịch ở mức P/E năm 2021-22 là 12,5x và 10,3x và PEG năm 2021 là 0,2. Khuyến nghị OUTPERFORM với giá mục tiêu 1 năm theo phương pháp DCF là 154.843 đồng/cp, cho thấy mức lợi nhuận tiềm năng 26,7%

Link tải full báo cáo:

https://data.wichart.vn/public/baocaophantich/7647_DGW_BVSC_2021-5-13.pdf

19.   TCM [ MUA – 129,500đ/cp]: Kinh doanh thuận lợi, kỳ vọng tăng trưởng từ nhà máy mới  – Báo cáo cập nhật – MAS – 13/05/2021

  • MAS sử dụng phương pháp chiết khấu dòng tiền tự do (FCFF) để định giá TCM, theo đó giá trị hợp lý 1 cổ phần TCM sẽ ở mức 129.500 đồng/cp tăng 30% so với mức giá trước đó. So với giá đóng cửa ngày 13/05/2021 là 104.900 đ/cp, mức giá mục tiêu mới cao hơn 23,45% do đó chúng tôi khuyến nghị Mua với cổ phiếu TCM.
  • Quý 1/2021 TCM là một trong những doanh nghiệp dệt may có kết quả kinh doanh tăng trưởng cao nhất ngành, cụ thể công ty ghi nhận 945,7 tỷ đồng doanh thu, tăng tưởng 20% so với cùng kỳ (CK) nhưng LNST lại tăng đến 82% (CK) đạt 62 tỷ đồng.
  • Kết quả tích cực của công ty được hưởng lợi từ xu hướng hồi phục chung của ngành Dệt May trong giai đoạn đầu năm 2021, ngoài ra mảng sợi và vải của công ty hiện đang ghi nhận kết quả tích cực khi nhu cầu trong nước gia tăng.
  • Theo chia sẻ từ công ty, ước tính kết quả tháng 4 của công ty tiếp tục ghi khả quan với mức tăng trưởng LNST đạt 136%, ghi nhận hơn 18 tỷ đồng, là mức cao nhất từ trước đến nay. Kết thúc 4 tháng đầu năm, ước tính TCM ghi nhận mức tăng trưởng LNST ấn tượng, lên đến 96%.
  • Tính đến thời điểm hiện tại công ty đã có full đơn hàng đến tháng 9/2021, với mức doanh thu hàng tháng gần 400 tỷ đồng (15 triệu USD) công ty đang phải gia công bên ngoài rất nhiều, làm biên lợi nhuận gộp giảm sút, dao động dưới mức 7% doanh thu.
  • Với kết quả kinh doanh khả quan sau 4 tháng đầu năm cùng với tiến độ triển khai dự án VL2, chúng tôi nâng dự báo LNST năm 2021 từ 306 tỷ đồng lên 353 tỷ đồng, chủ yếu đến từ lợi nhuận biên tốt hơn dự báo. So với kế hoạch công ty đề ra, mức lợi nhuận trên vượt 21,7%.

Link tải full báo cáo:

https://data.wichart.vn/public/baocaophantich/7649_TCM_MAS_2021-5-13.pdf

20.   TPB [ Tích cực – 37,600đ/cp]: Tín dụng và bảo hiểm tăng mạnh giúp cải thiện lợi nhuận  – SSI – 13/05/2021

  • TPB đã công bố KQKD Q1/2021 tăng mạnh, với tổng thu nhập hoạt động (TOI) và LNTT lần lượt đạt 2,8 nghìn tỷ đồng (+15,2% so với cùng kỳ) và 1,4 nghìn tỷ đồng (+40,9% so với cùng kỳ). LNTT hoàn thành 24,5% kế hoạch năm 2021 (5,8 nghìn tỷ đồng). Nếu loại trừ khoản thu nhập bất thường 400 tỷ đồng được ghi nhận trong Q1/2020, TOI và LNTT Q1/2021 từ hoạt động kinh doanh chính của Ngân hàng lần lượt tăng +37,9% và +133% so với cùng kỳ.
  • Kết quả này được thúc đẩy bởi sự tăng trưởng mạnh của thu nhập phí ròng (NII) (+31% so với cùng kỳ), thu nhập ngoài lãi (+77% so với cùng kỳ) và hệ số CIR giảm mạnh -10 bps xuống chỉ còn 35,2%, thấp hơn mức trung bình của các ngân hàng tư nhân trong nước.
  • Ngân hàng đã đạt kết quả lợi nhuận tốt trong vài năm qua, được hỗ trợ bởi tăng trưởng tín dụng mạnh, NIM cải thiện và hệ số CIR thấp hơn nhờ số hóa. Kế hoạch kinh doanh năm 2021 đầy tham vọng nhưng khả thi, được củng cố bởi kết quả kinh doanh Q1/2021 và môi trường lãi suất thấp kéo dài làm giảm chi phí vốn tổng thể.
  • SSI nâng dự báo LNTT +6% cho năm 2021 lên 5,8 nghìn tỷ đồng (+32% so với cùng kỳ). LNTT năm 2022 ước đạt 7,1 nghìn tỷ đồng (+21,9% so với cùng kỳ). SSI chuyển cơ sở định giá đến tháng 6/2022 và nâng giá mục tiêu 1 năm của TPB lên 37.600 đồng/cổ phiếu, tương ứng với tiềm năng tăng giá là 17,7%. SSI lặp lại khuyến nghị KHẢ QUAN đối với cổ phiếu TPB.

Link tải full báo cáo:

https://data.wichart.vn/public/baocaophantich/7653_TPB_SSI_2021-5-13.pdf

21.  ACB [ Tích cực – 42,692đ/cp]: Triển vọng tăng trưởng lợi nhuận dài hạn bền vững – Báo cáo cập nhật – BVSC – 14/05/2021

  • BVSC đã tham dự Analyst Meeting Quý 1/2021 của Ngân hàng TMCP Á Châu (HoSE: ACB). Vui lòng xem bên dưới những ghi nhận chính.
  • Theo Ban lãnh đạo, cho vay khách hàng Quý 1/2021 của ACB tăng trưởng 4,1% YoY lên 324,3 nghìn tỷ (so với hạn mức tín dụng ban đầu 9,5%), chủ yếu thúc đẩy bởi tăng trưởng cho vay khách hàng cá nhân tốt là 4,9% YoY, trong khi cho vay doanh nghiệp lớn có mức tăng trưởng thấp hơn.
  • Trong dư nợ cho vay cá nhân Quý 1/2021, cho vay mục đích kinh doanh chiếm khoảng 48%, cho vay mua nhà chiếm khoảng 33%, trong khi phần còn lại đến từ các khoản vay mục đích tiêu dùng, với một ít tỷ trọng đối với phân khúc tín chấp. Do đó, tỷ trọng cho vay cá nhân và DNVVN tăng nhẹ lên 93% so với 92% trong Quý 1/2020.
  • Các sáng kiến Employee Banking và Transaction Banking của ACB đang mang lại nhiều thành quả hơn nữa, mở rộng cơ sở khách hàng của ACB lên 3,3 triệu vào cuối Quý 1/2021, trong đó khách hàng cá nhân là 3,1 triệu, chiếm 82% tiền gửi của khách hàng; trong khi 0,2 triệu còn lại là khách hàng doanh nghiệp.
  • CASA cuối Quý 1/2021 tiếp tục gia tăng lên mức mới đạt 22,1% (trong đó, tiền gửi không kỳ hạn từ khách hàng cá nhân chiếm 67%; khách hàng doanh nghiệp đóng góp 33%, theo ước tính của chúng tôi) so với 21,6% vào cuối năm 2020. Theo ban lãnh đạo, CASA từ khách hàng cá nhân trong Quý 1/2021 ở mức 18%, trong khi CASA từ doanh nghiệp là hơn 40%

Link tải full báo cáo:

https://data.wichart.vn/public/baocaophantich/7646_ACB_BVSC_2021-5-14.pdf

Quý nhà đầu tư lưu ý:

  • Đây là báo cáo tổng hợp quan điểm từ phía các cty chứng khoán, KHÔNG PHẢI QUAN ĐIỂM CỦA TEAM.

———-Team LTBNM tổng hợp ————-

BÀI VIẾT LIÊN QUAN