TỔNG HỢP BÁO CÁO PHÂN TÍCH TỪ CÁC CÔNG TY CHỨNG KHOÁN TỪ 22/08 – 26/08/2022

Lượt xem: 1204 | Ngày đăng: 31/08/2022 | Báo cáo từ CTCK Blog

Kính gửi các anh chị đầu tư!

Team buôn nước mắm Cập nhật các báo cáo từ ngày 22/08 – 26/08/2022

  1. VTP [ MUA – 88,200đ/cp ]: Khó khăn dần qua đi; duy trì khuyến nghị Mua vào – Báo cáo doanh nghiệp – HSC – 22/08/2022
  2. VRE [ MUA – 36,600đ/cp ] Quay lại tăng trưởng – Báo cáo cập nhật – MAS – 22/08/2022
  3. VNM [ MUA – 83,800đ/cp ] Kỳ vọng biên lợi nhuận phục hồi từ cuối năm 2022 – Báo cáo cập nhật – BVSC – 22/08/2022
  4. VHC [ Khác ]: Tăng trưởng chậm lại trong Q3/2022 – Báo cáo phân tích – KBSV – 22/08/2022
  5. SAB [ MUA – 228,500đ/cp]: Nâng 16% giá mục tiêu; triển vọng tiếp tục tích cực – Báo cáo doanh nghiệp – HSC – 22/08/2022
  6. PVT [ MUA – 29,200đ/cp ]: Triển vọng tích cực trong 2H2022 và 2023 – Báo cáo doanh nghiệp – KBSV – 22/08/2022
  7. IDC [ MUA – 93,200đ/cp ]: Doanh số cho thuê đất KCN tích cực sẽ thúc đẩy triển vọng tăng trưởng lợi nhuận – Báo cáo cập nhật – VCSC – 22/08/2022
  8. DPM [ Trung lập – 48,000đ/cp ]: Tăng trưởng lợi nhuận chậm lại trong quý 2/2022 – Báo cáo phân tích – SSI – 22/08/2022
  9. CTG [ MUA – 38,900đ/cp ]: Tỷ trọng cho vay bán lẻ tăng ấn tượng – Báo cáo phân tích – KBSV – 22/08/2022.
  10. C4G [ MUA – 16,900đ/cp ]: Chờ đợi cú hích từ đầu tư công – Báo cáo cập nhật – MAS – 22/08/2022
  11. Ngành ngân hàng [ Trung lập ] Cập nhật kết quả 6T2022 và triển vọng – Báo cáo ngành – MAS – 22/08/2022
  12. Ngành dệt may [ Trung lập ] Cảm nhận sức nóng từ lạm phát – Báo cáo ngành – VNDS – 22/08/2022
  13. Ngành cảng biển [ Trung lập ] Duy trì ổn định – Báo cáo cập nhật – MAS – 22/08/2022
  14. PNJ [ MUA – 159,200đ/cp] Tháng 7/2022: Thấp hơn một chút so với tháng 6/2022; sát với dự báo – Báo cáo nhanh – HSC – 23/08/2022
  15. NKG [ MUA – 24,400đ/cp ]: Giá HRC giảm ảnh hưởng KQKD trong quý 3/2022 – Báo cáo cập nhật – VCSC – 23/08/2022
  16. KDC [ Trung lập – 70,900đ/cp ]: Tiềm năng tăng trưởng đã phản ánh vào giá – Báo cáo cập nhật – VNDS – 23/08/2022
  17. HSG [ MUA – 24,800đ/cp ]: Giá HRC giảm ảnh hưởng đến KQKD trong phần còn lại của năm tài chính 2022 – Báo cáo cập nhật – VCSC – 23/08/2022
  18. FRT [ Trung lập – 91,500đ/cp ]: Tăng trưởng giảm tốc từ quý 2/2022 – Báo cáo phân tích – SSI – 23/08/2022
  19. DIG [ Khác ]: Lợi nhuận ở mức khiêm tốn và tiến độ phát triển dự án chưa có nhiều điểm mới – Báo cáo cập nhật – SSI – 23/08/2022
  20. SZC [ MUA – 60,000đ/cp ]: Doanh số cho thuê đất KCN tăng tốc bù đắp tỷ lệ đòn bẩy cao – Báo cáo cập nhật – VCSC – 24/08/2022
  21. STK [ MUA – 52,500đ/cp ] Hạ giá mục tiêu do nhu cầu thấp; duy trì khuyến nghị Tăng tỷ trọng – Báo cáo KQKD – VCSC – 21/07/2022
  22. SSI [ MUA – 29,400đ/cp ]: Giảm dự báo ADTV năm 2022 nhưng khả quan về đà phục hồi vào cuối năm – Báo cáo cập nhật – VCSC – 24/08/2022
  23. MBB [ MUA – 34,000đ/cp ]: Lợi thế để có hạn mức tín dụng cao hơn – Báo cáo cập nhật – VNDS – 24/08/2022
  24. DXG [ MUA – 39,000đ/cp ]: Mở bán dự án mới sẽ hỗ trợ doanh số bán hàng và triển vọng lợi nhuận – Báo cáo cập nhật – VCSC – 24/07/2022
  25. VRE [ MUA – 40,000đ/cp ]: Tốc độ tăng trưởng mảng cho thuê bán lẻ phục hồi; các gói hỗ trợ giảm dần – Báo cáo cập nhật – VCSC – 25/08/2022
  26. PET [ MUA – 47,517đ/cp ]: Lợi nhuận trước thuế Tháng 7 tăng mạnh 35,7% y/y – Báo cáo cập nhật – BVSC – 25/08/2022
  27. MWG [ MUA – 84,912đ/cp ]: Triển vọng tích cực trong 6 tháng cuối năm – Báo cáo doanh nghiệp – KBSV – 25/08/2022
  28. BWE [ MUA – 55,300đ/cp ]: Dòng tiền ổn định – Báo cáo phân tích – MAS – 25/08/2022
  29. TCB [ MUA – 51,200đ/cp ]: Thách thức trong ngắn hạn nhưng triển vọng tích cực trong dài hạn – Báo cáo phân tích – SSI – 26/08/2022
  30. REE [ MUA – 93,000đ/cp ]: Mảng thuỷ điện thúc đẩy lợi nhuận đạt mức cao nhất trong 10 năm qua – Báo cáo cập nhật – VCSC – 26/08/2022
  31. PCC [ Trung lập – 18,600đ/cp ]: Tiếp tục gặp các thách thức do tổ máy S6 ngừng hoạt động – Báo cáo cập nhật – MAS – 26/08/2022
  32. MWG [ MUA – 87,800đ/cp ]: Đóng cửa các cửa hàng BHX hoạt động không hiệu quả làm giảm thu nhập quý 2/2022 – Báo cáo phân tìch – SSI – 26/08/2022
  33. KBC [ MUA – 42,700đ/cp ]: Kế hoạch mở rộng KCN tiếp tục; dự án KĐT Tràng Cát dự kiến trì hoãn – Báo cáo cập nhật – VCSC – 26/08/2022

Quý nhà đầu tư lưu ý:

Đây là báo cáo tổng hợp quan điểm từ phía các công ty chứng khoán, KHÔNG PHẢI QUAN ĐIỂM CỦA TEAM.

1.    VTP [ MUA – 88,200đ/cp ]: Khó khăn dần qua đi; duy trì khuyến nghị Mua vào – Báo cáo doanh nghiệp – HSC – 22/08/2022

  • KQKD Q2/2022 nhìn chung sát với dự báo của HSC với doanh thu thuần đạt 5.461 tỷ đồng (tăng 5% so với cùng kỳ) và lợi nhuận thuần là 97 tỷ đồng (giảm 9% so với cùng kỳ). Mặc dù lợi nhuận thuần giảm so với cùng kỳ do giá xăng tăng cao, kết quả này theo HSC là đáng khích lệ với doanh thu dịch vụ tăng 31% so với cùng kỳ đạt 2.333 tỷ đồng củng cố giả định mua sắm trực tuyến ngày càng gia tăng hậu COVID-19.
  • HSC cũng xem xét quy định giao hàng gần đây của Trung Quốc đối với các biện pháp phong tỏa và cạnh tranh về giá tại đây sau khi J&T Express gia nhập thị trường. Tỷ suất lợi nhuận cải thiện sau sự can thiệp của Chính phủ và HSC tin rằng Việt Nam có thể thực hiện những biện pháp tương tự.
  • HSC hạ bình quân 4% dự báo lợi nhuận thuần giai đoạn 2022-2024 sau khi điều chỉnh giảm dự báo tỷ suất lợi nhuận mảng dịch vụ (do giá xăng dầu tăng cao) và doanh thu thương mại. Theo dự báo mới của HSC – cao hơn 8-13% so với dự báo của thị trường – tốc độ CAGR lợi nhuận thuần trong giai đoạn 2021-2024 đạt 34%. Trong năm 2022, lợi nhuận thuần được dự báo sẽ tăng trưởng 47%, tương đương lợi nhuận thuần nửa cuối năm 2022 tăng 187% so với cùng kỳ.

 Link tải full báo cáo:

https://data.wichart.vn/public/cdn_baocaophantich/1661164734955_VTP_HSC_2022-08-22.pdf

2.    VRE [ MUA – 36,600đ/cp ] Quay lại tăng trưởng – Báo cáo cập nhật – MAS – 22/08/2022

  • Trong quý 2/2022, VRE ghi nhận 1,850 tỷ đồng doanh thu thuần (+22% sv ck). Trong đó, phần lớn đến từhoạt động cho thuê bất động sản đầu tư với doanh thu 1,822 tỷđồng (+33% sv ck). Lợi nhuận sau thuế quý 2 cũng tăng trưởng mạnh, gấp đôi cùng kỳ năm trước, đạt 773 tỷ đồng. Tính cả 6 tháng đầu năm, VRE ghi nhận 3,219 tỷ đồng doanh thu thuần (-14% sv ck) do doanh thu từ việc bán bất động sản giảm mạnh (từ 548 tỷ đồng còn 93 tỷ đồng). Lợi nhuận sau thuế nửa đầu năm ghi nhận 1,150 tỷ đồng, xấp xỉ cùng kỳ năm ngoái.
  • Với kết quả trên, VRE đã hoàn thành 40% chỉtiêu doanh thu (8,000 tỷ đồng) và 48% mục tiêu lợi nhuận sau thuế (2,400 tỷ đồng). MAS kỳ vọng VRE sẽ tiếp tục đà tăng trưởng khi thói quen mua sắm của người dân trở lại bình thường: lượng khách trung bình trong quý 2 đạt xấp xỉ 12 triệu lượt/tháng, tính tổng lượng khách cả quý tăng trưởng 36% so với quý trước.
  • Trong quý 2, VRE đã khánh thành Vincom Mega Mall Smart City tại Hà Nội, Vincom Plaza Trần Huỳnh (tỉnh Bạc Liêu) và Vincom Plaza Mỹ Tho (tỉnh Tiền Giang), nâng tổng số lượng trung tâm thương mại lên 83 và tổng diện tích sàn thương mại lên 1.75 triệu m2.

Link tải full báo cáo:

https://data.wichart.vn/public/cdn_baocaophantich/1661166172899_VRE_MAS_2022-08-22.pdf

3.    VNM [ MUA – 83,800đ/cp ] Kỳ vọng biên lợi nhuận phục hồi từ cuối năm 2022 – Báo cáo cập nhật – BVSC – 22/08/2022

  • Đà hồi phục của tiêu thụ sữa vẫn chậm: Đại dịch COVID-19 và lạm phát làm ảnh hưởng rất nhiều đến sức mua của người tiêu dùng, đặc biệt tầng lớp phổ thông có thu nhập thấp. Tiêu thụ sữa ở Việt Nam đi ngang trong Q1 và chỉ dương nhẹ trong Q2, thuộc nhóm hồi phục thấp nhất trong các mặt hàng tiêu dùng nhanh.
  • Doanh số nội địa tăng trưởng âm 2,3% yoy trong 1H và riêng Q2 giảm đến 7,2% yoy. Ngoại trừ yếu tố cạnh tranh thì sản lượng tiêu thụ của công ty có giảm do tăng giá bán (>5%) và tổ chức lại kênh phân phối trong tháng 4, 5. Về phân khúc, thị phần giảm chủ yếu ở: (i) sữa tươi tiệt trùng do ngày càng nhiều thương hiệu nội địa tham gia vào ngành, đặc biệt ở phân khúc sữa trẻ em; (ii) sữa đặc do cạnh tranh với các thương hiệu nhập khẩu giá rẻ từ ASEAN. Một số mảng khác như sữa chua men sống, sữa trái cây, v.v thì thị phần vẫn tăng nhẹ. Nhìn chung, công ty vẫn duy trì được vị thế dẫn đầu, dù có hơi chậm lại trong 1H 2022.
  • Giá sữa bột WMP đạt mức bình quân 4.250 USD/t trong 1H 2022, tăng gần 10% yoy và cao hơn rất nhiều so với mức quanh 3.000 USD/t trong những năm 2021 trở về trước. Trong cùng giai đoạn đó, VNM lại không thể hoàn toàn chuyển hết vào giá bán để giữ sức mua của người tiêu dùng và bảo vệ thị phần. VNM ghi nhận biên gộp 40,5% và 40,7% trong Q1 – Q2 2022, thấp hơn nhiều so với mức 45 – 46% trong 2021 và 47 – 49% trong 2020.

Link tải full báo cáo:

https://data.wichart.vn/public/cdn_baocaophantich/1661165976987_VNM_BVSC_2022-08-22.pdf

4.    VHC [ Khác ]: Tăng trưởng chậm lại trong Q3/2022 – Báo cáo phân tích  – KBSV – 22/08/2022

  • Trong quý 2/2022, VHC ghi nhận lợi nhuận đạt 788 tỷ đồng (+202% YoY) và doanh thu 4,226 tỷ đồng (+80% YoY). Trong đó, doanh thu từ sản phẩm phi lê đông lạnh chiếm tỷ trọng cao nhất trong cơ cấu doanh thu, đạt 2,810 tỷ đồng (+85% YoY), phụ phẩm đạt 721 tỷ đồng (+47% YoY) và Collagen & gelatin 231 tỷ đồng (+48% YoY). Về thị trường tiêu thụ, Mỹ chiếm đến 50% doanh thu của VHC và cũng là thị trường có mức tăng trưởng cao nhất với 2,125 tỷ đồng (+136% YoY). Bên cạnh đó, doanh thu từ châu Âu đạt 536 tỷ đồng (+49% YoY) và Trung Quốc & Hồng Kông 419 tỷ đồng (+8% YoY).
  • Theo đó, lũy kế 6 tháng đầu năm 2022, lợi nhuận của VHC đạt 1,332 tỷ đồng (tăng 240% so với cùng kỳ) và doanh thu thuần 7,494 nghìn tỷ đồng (tăng 81.4% so với cùng kỳ), hoàn thành lần lượt 83% và 58% kế hoạch lợi nhuận ròng và doanh thu của năm 2022.
  • T7/2022, doanh thu đạt 1,198 tỷ đồng (+48% YoY), trong đó đóng góp lớn nhất từ mảng cá phi lê đồng lạnh đạt 798 tỷ đồng (+44% YoY, 31% MoM) và phụ phẩm 211 tỷ đồng (+69% YoY, -10% MoM). Tăng trưởng chủ yếu đến từ thị trường Mỹ 434 tỷ đồng (+32% YoY, 31% MoM), Trung Quốc 194 tỷ đồng (+60% YoY, 22% MoM).
  • Giá cá tra nguyên liệu và cá giống cũng đã hồi phục nhẹ từ cuối tháng 7 (theo Agromonitor), tuy nhiên giá thức ăn vẫn ở mức cao khiến nhu cầu thả mới không quá ồ ạt. VHC hiện đang tự chủ từ 65-70% nguyên liệu.

Link tải full báo cáo:

https://data.wichart.vn/public/cdn_baocaophantich/1661166508747_VHC_KBSV_2022-08-22.pdf

5.    SAB [ MUA – 228,500đ/cp]: Nâng 16% giá mục tiêu; triển vọng tiếp tục tích cực – Báo cáo doanh nghiệp – HSC – 22/08/2022

  • HSC đã dự báo KQKD Q2/2022 hồi phục mạnh và kết quả thực hiện thậm chí còn vượt kỳ vọng. Lợi nhuận thuần tăng 67% đạt 1.668 tỷ đồng nhờ sản lượng tăng 16%, giá bán bình quân tăng 7% và hiệu quả hoạt động được cải thiện. Ngoài ra, thị phần của SAB (dựa trên sản lượng) tiếp tục tăng trong kỳ, lên 36,6%.
  • HSC nâng 14% dự báo lợi nhuận thuần năm 2022 lên 5.328 tỷ đồng (tăng trưởng 45%) (6 tháng cuối năm 2022: tăng 42% so với cùng kỳ), nâng 14% dự báo lợi nhuận thuần năm 2023 lên 6.382 tỷ đồng (tăng trưởng 20%) và nâng 16% dự báo lợi nhuận thuần năm 2024 lên 7.733 tỷ đồng (tăng trưởng 21%). Dự báo của HSC cao hơn 17-25% so với bình quân dự báo thị trường cho giai đoạn 2022-2024.
  • HSC tin rằng trong 3 năm tới, ngành bia sẽ tiếp tục hồi phục mạnh nhờ kênh bán hàng tại chỗ được mở lại và du khách quốc tế trở lại Việt Nam. HSC cho rằng SAB có thể tiếp tục giành thị phần nhờ xây dựng thương hiệu một cách hiệu quả và hiệu quả hoạt động được nâng cao. HSC cho rằng trong trung hạn, Công ty có thể đạt được thị phần 37-38%. Khả năng nâng giá bán và quản trị chi phí tốt sẽ giúp SAB tiếp tục nâng cao tỷ suất lợi nhuận. Với doanh thu hồi phục và tỷ suất lợi nhuận được nâng cao, HSC lạc quan về triển vọng của SAB giai đoạn 2022-2024.

Link tải full báo cáo:

https://data.wichart.vn/public/cdn_baocaophantich/1661164876328_SAB_HSC_2022-08-22.pdf

6.    PVT [ MUA – 29,200đ/cp ]: Triển vọng tích cực trong 2H2022 và 2023 – Báo cáo doanh nghiệp – KBSV – 22/08/2022

  • Doanh thu và LNST Quý 2/2022 của PVT ghi nhận 2,265 tỷ VNĐ (+19.6% YoY). Doanh thu ghi nhận sự tăng trưởng nhờ vào hoạt động kinh doanh cốt lõi là mảng vận chuyển tăng trưởng mạnh (+27.0% YoY). Tuy nhiên, doanh thu tài chính của PVT sụt giảm và chi phí tài chính Quý 2/2022 tăng mạnh khiến cho lợi nhuận ròng của PVT đi lùi, đạt 266 tỷ VNĐ (-16.5% YoY).
  • KBSV cho rằng với diễn biến từ xung đột Nga – Ukraine và các lệnh cấm vận lên các sản phẩm dầu của Nga sẽ thúc đẩy nhu cầu vận chuyển nguồn thay thế để bù đắp sản lượng thiếu hụt, dẫn tới giá cước thuê tàu cao hơn trong 2H2022 và 2023. Đây sẽ là yếu tố giúp PVT tăng giá cước trong 2H2022 khi các hợp đồng cho thuê T/C của công ty sẽ được đàm phán gia hạn trong thời gian này với trong bối cảnh nhu cầu vận chuyển cao hơn, đặc biệt là mảng dầu thô và dầu sản phẩm. KBSV ước tính doanh thu và lợi nhuận gộp trong 2H2022 của PVT sẽ tăng trưởng mạnh mẽ, lần lượt đạt 3,621 tỷ VNĐ (+35.2% YoY) và 556 tỷ VNĐ (+19.8% YoY).
  • KBSV đánh giá cao kế hoạch mở rộng đội tàu của PVT. Với vị thế đầu ngành, việc nâng số lượng tàu sẽ giúp cho triển vọng dài hạn của PVT được đảm bảo hơn nhờ vào các tàu mới chạy tuyến định hạn quốc tế với lợi thế chi phí nhân công rẻ hơn so với các chủ tàu nước ngoài. Với kế hoạch mở rộng trong 2022-2023, KBSV dự kiến tổng công suất đội tàu của PVT sẽ đạt 1,565 nghìn DWT vào cuối năm 2023 so với mức 942 nghìn DWT vào cuối năm 2021.

Link tải full báo cáo:

https://data.wichart.vn/public/cdn_baocaophantich/1661166602438_PVT_KBSV_2022-08-22.pdf

7.    IDC [ MUA – 93,200đ/cp ]: Doanh số cho thuê đất KCN tích cực sẽ thúc đẩy triển vọng tăng trưởng lợi nhuận – Báo cáo cập nhật – VCSC – 22/08/2022

  • Giá mục tiêu của VCSC được thúc đẩy bởi những dự báo tích cực hơn cho doanh số cho thuê đất KCN của IDC trong năm 2022 và 2023 khi VCSC nâng các giả định tương ứng thêm lần lượt 23% và 14% lên 160 ha mỗi năm trong giai đoạn này. Mức tăng này bị ảnh hưởng bởi giả định lãi suất phi rủi ro cao hơn 0,5 điểm phần trăm của VCSC.
  • Đối với năm 2022, VCSC dự báo doanh thu tăng 79% YoY đạt 7,7 nghìn tỷ đồng với LNST sau lợi ích CĐTS tăng 368% YoY đạt 2,1 nghìn tỷ đồng, chủ yếu nhờ hoàn thành ghi nhận từ KCN Nhơn Trạch 5 trong 6 tháng đầu năm 2022 và các khoản ghi nhận doanh số cho thuê đất KCN một lần cao hơn so với cùng kỳ năm trước.
  • VCSC nâng dự báo LNST sau lợi ích CĐTS giai đoạn 2022-2024 thêm 11%, chủ yếu do dự báo doanh số cho thuê đất khả quan hơn của VCSC trong giai đoạn này dẫn đến tiềm năng ghi nhận lợi nhuận cao hơn. VCSC cũng dự báo LNST sau lợi ích CĐTS tăng 18% YoY vào năm 2023 và 20% YoY vào năm 2024.

Link tải full báo cáo:

https://data.wichart.vn/public/cdn_baocaophantich/1661165376933_IDC_VCSC_2022-08-22.pdf

8.    DPM [ Trung lập – 48,000đ/cp ]: Tăng trưởng lợi nhuận chậm lại trong quý 2/2022 – Báo cáo phân tích – SSI – 22/08/2022

  • DPM đạt doanh thu thuần và LNTT lần lượt là 5 nghìn tỷ đồng (tăng 71% so với cùng kỳ) và 1,6 nghìn tỷ đồng (tăng 101% so với cùng kỳ) trong quý 2/2022. Mặc dù vẫn ghi nhận mức tăng trưởng lợi nhuận mạnh mẽ, nhưng tốc độ tăng trưởng đã giảm tốc so với mức tăng trưởng đột biến 1.496% so với cùng kỳ trong quý 4/2021 và 1,088% so với cùng kỳ trong quý 1/2022. SSI cho rằng tốc độ tăng trưởng lợi nhuận sẽ tiếp tục giảm trong quý 3/2022 và thậm chí có thể âm trong quý 4/2022. SSI ước tính thu nhập ròng năm 2022 là 5,1 nghìn tỷ đồng (tăng 61% so với cùng kỳ). Đối với năm 2023, SSI giả định giá urê đầu vào sẽ giảm so với mức cơ sở cao được thiết lập trong năm nay, và do cả Nga và Trung Quốc đều sẽ tăng sản lượng xuất khẩu, nên giá bán bình quân của urê sẽ giảm đi. SSI điều chỉnh giảm ước tính lợi nhuận ròng năm 2023 (từ 4,1 nghìn tỷ đồng) xuống 4 nghìn tỷ đồng (giảm 22% so với cùng kỳ). SSI cũng chuyển cơ sở định giá đến năm 2023.Do đó, SSI đưa ra giá mục tiêu mới là 48.000 đồng/cổ phiếu (giảm từ 59.600 đồng/cổ phiếu). SSI duy trì khuyến nghị TRUNG LẬP đối với cổ phiếu DPM..

Link tải full báo cáo:

https://data.wichart.vn/public/cdn_baocaophantich/1661165657246_DPM_SSI_2022-08-22.pdf

9.    CTG [ MUA – 38,900đ/cp ]: Tỷ trọng cho vay bán lẻ tăng ấn tượng – Báo cáo phân tích – KBSV – 22/08/2022

  • 2Q2022, CTG có thu nhập lãi thuần đạt 11,972 tỷ VND (+18.0% QoQ, +10.1% YoY); LNTT 2Q2022 đạt 5,785 tỷ VND (-0.6% QoQ, +107.3% YoY); Tăng trưởng tín dụng đạt 9.6% YTD.
  • Lãi suất đầu ra bình quân 2Q2022 đạt 6.05%, tăng 34bps QoQ do tín dụng tăng trưởng nhanh trong 1H2022 cùng với tỷ trọng cho vay bán lẻ – SME tăng vốn là nhóm có lãi suất cho vay cao khiến NIM 2Q2022 đạt 2.84%, tăng 22bps QoQ.
  • Tỷ lệ nợ xấu 2Q2022 đạt 1.35%, tăng 10bps QoQ trong đó nợ nhóm 5 tăng mạnh, đạt 0.96% (+38bps QoQ). Bên cạnh đó, nợ nhóm 2 đạt 1.25% (+15bps QoQ), cao nhất trong nhiều quý gần đây. Tỷ lệ bao phủ nợ xấu đạt 189.7%, cao thứ 4 hệ thống ngân hàng.
  • Trong 1H2022, tăng trưởng tín dụng nhóm bán lẻ và SME lần lượt đạt 22.4% và 11.7%, cao hơn mức tăng trưởng chung là 9.6%. Tỷ trọng cho vay bán lẻ 2Q2022 đạt 36.1% trên tổng dư nợ, tăng 362 bps YTD. Tăng tỷ trọng dư nợ bán lẻ với mức lãi suất tốt hơn sẽ là động lực chính cho tăng trưởng NIM của CTG trong thời gian tới.

Link tải full báo cáo:

https://data.wichart.vn/public/cdn_baocaophantich/1661166417126_CTG_KBSV_2022-08-22.pdf

10.     C4G [ MUA – 16,900đ/cp ]: Chờ đợi cú hích từ đầu tư công – Báo cáo cập nhật – MAS – 22/08/2022

  • C4G đã công bố KQKD quý 2/2022 (Q2/22) ấn tượng với doanh thu (DT) và LN ròng tăng lần lượt 42,6%/128,6% svck lên 952 tỷ đồng/52 tỷ đồng. Biên LN gộp trong kỳ ghi nhận giảm 7,3 điểm % svck do (1) biên LN gộp mảng xây lắp chỉ đạt 0,6%, thấp nhất kể từ khi niêm yết khi chịu ảnh hưởng của giá vật liệu xây dựng cao và (2) tỷ trọng đóng góp lớn hơn của mảng BĐS trong tổng doanh thu với việc chuyển nhượng dự án Long Sơn 2&4 – có biên LN gộp thấp. Tuy nhiên thu nhập tài chính Q2/22 chỉ lỗ 7 tỷ đồng (từ mức lỗ 61 tỷ đồng trong cùng kỳ năm trước) nhờ nợ vay ròng cuối Q2/22 đã giảm 18% so với đầu năm sau khi công ty đã hoàn thành việc phát hành cho cổ đông hiện hữu trong Q1/22. Lũy kế 6 tháng đầu năm 2022 (6T22), DT và LN ròng của C4G lần lượt đạt 1.379 tỷ đồng/84 tỷ đồng, hoàn thành 38,8% dự phóng LN ròng cả năm của MAS.
  • MAS tin rằng C4G đang sở hữu vị thế hàng đầu để hưởng lợi từ nhu cầu đầu tư cơ sở hạ tầng giao thông mạnh mẽ tại Việt Nam nhờ (1) năng lực thi công vượt trội với việc đã hoàn thành nhiều công trình khó như cao tốc, đường băng sân bay, cầu vượt biển,… và (2) năng lực tài chính được cải thiện đáng kể trong năm 2022, giúp C4G có thể đáp ứng được các tiêu chuẩn đấu thầu khắt khe và chủ động nguồn lực để hoàn thiện các công trình đúng thời hạn thi công. Do đó, MAS kỳ vọng doanh thu mảng xây lắp có thể đạt tăng trưởng kép 39% cho giai đoạn 2022-2023.

Link tải full báo cáo:

https://data.wichart.vn/public/cdn_baocaophantich/1661165763833_C4G_VNDS_2022-08-22.pdf

11.   Ngành ngân hàng [ Trung lập ] Cập nhật kết quả 6T2022 và triển vọng – Báo cáo ngành –  MAS – 22/08/2022

  • Tăng trưởng tín dụng trong quý 3/2022 kỳ vọng chậm lại: Do nhu cầu vốn cao từ cả khối KHCN và KHTC, tăng trưởng tín dụng đạt 9.35% YTD, hơn một nửa mức kỳ vọng tăng trưởng tín dụng cho cả năm từ NHNN là 14%. Tuy nhiên, do các bất ổn về địa chính trị và kinh tế trên thế giới cũng như quan ngại rủi ro tập trung liên quan đến cho vay BĐS (đặc biệt là doanh nghiệp BĐS), NHNN vẫn đang sử dụng hạn mức tăng trưởng tín dụng nhằm kiểm soát dòng vốn vay chảy vào BĐS.
  • Tăng trưởng cho cả năm vẫn có thể đạt 14%: Mặc dù NHNN tới giữa tháng 8 vẫn chưa có động thái nới hạn mức tăng trưởng tín dụng, MAS vẫn kỳ vọng tăng trưởng tín dụng năm 2022 sẽ vượt 14%, dựa trên kết quả tăng trưởng đột biến trong 6T2022. Trong nửa đầu năm, sự tăng giá của các mặt hàng thiết yếu trên thế giới là nguyên nhân chính dẫn đến lạm phát nội địa tăng bất thường hơn là tăng trưởng tiêu thụ nội địa. Vì vậy, việc hạn chế tăng tín dụng không hẳn là biện pháp hiệu quả để kiềm chế lạm phát, nhưng bơm thêm tiền vào nền kinh tế sẽ làm tình hình trở nên khó kiểm soát hơn. Nhìn chung, việc ngưng cấp thêm tín dụng chỉ mang tính chất tạm thời, và một phần điều tiết lại dòng vốn tín dụng sang các ngành nghề ít rủi ro.
  • Sự phân hóa đang dần thu hẹp: Do các cơ quan quản lý đưa ràng buộc chặt chẽ về tăng trưởng tín dụng cũng như ổn định hoạt động ngành, đa phần các ngân hàng đã hạn chế đà tăng từ cuối quý 2 2022 do không được cấp thêm hạn mức. Hầu hết các ngân hàng có mức tăng trưởng vượt trội so với mặt bằng chung dựa trên các yếu tố như bộ đệm vốn tốt, danh mục tín dụng đa dạng, và hỗ trợ NHNN trong việc giúp các tổ chức tín dụng yếu kém. Trong dài hạn, MAS kỳ vọng các ngân hàng có bộ đệm vốn tốt, lợi nhuận tăng trưởng bền vững, và sở hữu danh mục tín dụng không có quá nhiều rủi ro tập trung sẽ được nhận hạn mức tăng trưởng tín dụng tốt hơn.

Link tải full báo cáo:

https://data.wichart.vn/public/cdn_baocaophantich/1661166108933_MAS_2022-08-22.pdf

12.   Ngành dệt may [ Trung lập ] Cảm nhận sức nóng từ lạm phát – Báo cáo ngành – VNDS – 22/08/2022

  • Giá trị xuất khẩu dệt may tăng 17,8% svck trong Q2/22, và 21,6% svck trong 6T22 nhờ nhu cầu mạnh mẽ từ cả thị trường Mỹ và EU. Nhờ đó, tổng doanh thu Q2/22 của các công ty dệt may niêm yết tăng 22,4% svck, thấp hơn 10,2% so với Q1/22. Nhìn chung, biên LN gộp giảm 1,1 điểm % svck do giá nguyên liệu đầu vào (bông, polyester) tăng. LN ròng của toàn ngành tăng 19,5% svck trong quý 2/22 và 32,0% svck trong 6T22. Đáng chú ý, một số công ty dệt may đã ghi nhận khoản lỗ lớn từ chênh lệch tỷ giá do đồng EUR yếu đi.
  • Lạm phát gia tăng và thắt chặt tài chính đã phủ bóng đen lên kinh tế Mỹ và châu Âu, dẫn đến sự suy giảm nhu cầu toàn cầu kể từ Q2/22. VNDS cho rằng đà tăng trưởng LN ròng của các công ty dệt may sẽ chậm lại trong 6 tháng cuối năm 2022 do một số khách hàng đã hoãn các đơn đặt hàng trong Q3/22 do lượng hàng tồn kho cao. Trong khi đó, các đơn đặt hàng trong Q4/22 bị chậm lại do lo ngại lạm phát. Ngoài ra, đồng EUR đã giảm xuống dưới 1,02 đô la vào ngày 07/07/2022, thấp nhất trong 20 năm qua, gần tương đương với đồng USD. VNDS cho rằng LN ròng của MSH và TNG có thể bị giảm 5- 10% trong nửa cuối năm 2022 so với 6T222 do lỗ chênh lệch tỷ giá.

Link tải full báo cáo:

https://data.wichart.vn/public/cdn_baocaophantich/1661165848389_VNDS_2022-08-22.pdf

13.   Ngành cảng biển [ Trung lập ] Duy trì ổn định – Báo cáo cập nhật – MAS – 22/08/2022

  • Trong 1H22, các công ty niêm yết ngành cảng biển nhìn chung ghi nhận tăng trưởng tích cực trong HĐKD mặc dù tốc độ tăng trưởng các chỉ tiêu đang cho tín hiệu chậm lại so với mức tăng trong năm 2021. Trong đó, GMD tiếp tục là đầu tàu tăng trưởng với mức tăng DT, LNHĐ và LNST 1H22 vượt trội so với mặt bằng chung. PDN và VSC cũng duy trì mức tăng trưởng tích cực.
  • Tính đến cuối T7, tổng giá trị XNK lũy kế ước đạt 431 tỷ USD (+15.5% CK), tiếp tục đà tăng trưởng trên 2 chữ số và duy trì ở mức cao tính trong 4 năm gần nhất mặc dù giá trị XNK đã tăng vọt trong năm 2021. KL thông quan hàng hóa cảng biển có sự chậm lại trong 1H22: Tổng KL thông quan ước đạt 371 triệu tấn (+1.8% CK) (giảm so với mức tăng 32.3% trong 1H21). Trong đó, KL XK ước đạt 93.6 triệu tấn (+2.4% CK), KL NK ước đạt 105.4 triệu tấn (-7.7% CK), KL thông quan hàng nội địa ước đạt 171.3 triệu tấn (+8.6%). Sản lượng thông quan container cũng cho thấy tốc độ tăng trưởng đang chậm lại với tổng KL 1H22 ước đạt 12.8 triệu TEU (+0.5% CK) (giảm so với mức tăng 27% trong 1H21), KL XK ước đạt 4.2 triệu TEU (+2.0% CK), KL NK ước đạt 4.4 triệu TEU (+4.8% CK). MAS dự phóng tổng KL thông quan và sản lượng container có thể đi ngang trong 2022, đạt mức 710 triệu tấn và 24 triệu TEU.

Link tải full báo cáo:

https://data.wichart.vn/public/cdn_baocaophantich/1661166240809_MAS_2022-08-22.pdf

14.   PNJ [ MUA – 159,200đ/cp] Tháng 7/2022: Thấp hơn một chút so với tháng 6/2022; sát với dự báo  – Báo cáo nhanh – HSC – 23/08/2022

  • KQKD tháng 7/2022 tăng mạnh từ mức nền thâp cùng kỳ năm ngoái do ảnh hưởng của các biện pháp phong tỏa, nhưng thấp hơn một chút so với tháng 6/2022. Doanh thu thuần tăng mạnh 413% so với cùng kỳ đạt 2.511 tỷ đồng trong khi lợi nhuận thuần đạt 79 tỷ đồng, so với lỗ 32 tỷ đồng trong tháng 7/2021. Doanh thu thuần và lợi nhuận thuần giảm nhẹ lần lượt 4,4% và 2,5% so với tháng trước.
  • Lợi nhuận gộp đạt 396 tỷ đồng, tương đương tỷ suất lợi nhuận gộp là 15,9%, thấp hơn 250 điểm cơ bản so với mức 18,4% trong tháng 7/2021. Để duy trì doanh thu cao trong mùa thấp điểm, PNJ đã thực hiện một vài chiến dịch khuyến mãi, khiến giá bán giảm và tỷ suất lợi nhuận gộp giảm.
  • Mặc dù thấp hơn một chút so với tháng 6/2022, KQKD tháng 7/2022 vẫn khá tích cực và sát với dự báo của HSC. Lũy kế 7 tháng đầu năm 2022, doanh thu thuần đạt 1.167 tỷ đồng, tăng 66% so với cùng kỳ và đạt 57% dự báo cả năm 2022 của HSC.

Link tải full báo cáo:

https://data.wichart.vn/public/cdn_baocaophantich/1661250421543_PNJ_HSC_2022-08-23.pdf

15.          NKG [ MUA – 24,400đ/cp ]: Giá HRC giảm ảnh hưởng KQKD trong quý 3/2022 – Báo cáo cập nhật – VCSC – 23/08/2022

  • Giá trị hợp lý theo phương pháp định giá chiết khấu dòng tiền (DCF) của VCSC thấp hơn 16% so với Báo cáo Cập nhật trước đó do 1) VCSC điều chỉnh giảm 2% dự báo tổng LNST sau lợi ích CĐTS giai đoạn 2022-2026 khi VCSC dự báo chênh lệch giữa giá thép cuộn cán nóng (HRC) và giá thép thành phẩm thấp hơn sẽ ảnh hưởng đến biên lợi nhuận, 2) VCSC tăng giả định WACC từ 11,4% lên 11,7% do VCSC tăng giả định lãi suất phi rủi ro từ 5,5% lên 6,0%, và 3) yêu cầu vốn lưu động cao hơn, phù hợp với kỳ vọng của VCSC và hoàn thành 48% dự báo cả năm của VCSC. VCSC kỳ vọng PPC sẽ ghi nhận thu nhập cổ tức vào các quý tiếp theo.
  • NKG báo cáo LNST sau lợi ích CĐTS quý 2/2022 đạt 201 tỷ đồng (-76% YoY từ mức cơ sở cao trong quý 2/2021). Tuy nhiên, biên lợi nhuận gộp của NKG (sau khi điều chỉnh cho khoản dự phòng trong quý 1/2022) đã cải thiện so với quý trước (QoQ). Trong 6 tháng đầu năm 2022, LNST sau lợi ích CĐTS của NKG đạt 708 tỷ đồng (-39% YoY).
  • Do lợi nhuận 6 tháng đầu năm 2022 thấp hơn kỳ vọng, VCSC điều chỉnh giảm 25% dự báo LNST sau lợi ích CĐTS năm 2022 còn 1,2 nghìn tỷ đồng (-46%YoY) so với 1,6 nghìn tỷ đồng (- 28% YoY) trong dự báo trước đây. VCSC dự báo nhu cầu thép toàn cầu giảm sẽ ảnh hưởng đến sản lượng bán và chênh lệch giữa giá đầu vào và giá bán – đặc biệt trong quý 3/2022.

Link tải full báo cáo:

https://data.wichart.vn/public/cdn_baocaophantich/1661250773229_NKG_VCSC_2022-08-23.pdf

16.     KDC [ Trung lập – 70,900đ/cp ]: Tiềm năng tăng trưởng đã phản ánh vào giá – Báo cáo cập nhật –  VNDS – 23/08/2022

  • Theo VNDS ước tính, KDC đã tăng giá bán lẻ dầu ăn 40% svck trong 6T22, nhờ vậy, doanh thu Q2/22 tăng 34% svck lên 3.473 tỷ đồng. Biên lợi nhuận gộp Q2/22 tăng ấn tượng 6,4 điểm % lên 25,7% nhờ khả năng quản lý hàng tồn kho tốt hơn. Lợi nhuận trước thuế Q2/22 tăng 48% svck lên 275 tỷ đồng. Tuy nhiên, LN ròng trong Q2/22 lại giảm 21% svck xuống 198 tỷ đồng do trong Q2/21, KDC đã ghi nhận khoản giảm thuế bất thường (83 tỷ đồng) và lãi cổ đông thiểu số bị âm (22 tỷ đồng). Trong 6T22, doanh thu và LN ròng đạt 6.352 tỷ đồng (+30% svck) và 305 tỷ đồng (-11% svck), hoàn thành 56% dự báo cả năm.
  • Giá dầu cọ thô đã giảm khoảng 43% so với mức đỉnh vào T4/22 do việc cắt giảm thuế xuất khẩu của Indonesia. Theo đà suy giảm của giá dầu cọ, VNDS kỳ vọng áp lực từ chi phí đầu vào tăng sẽ hạ nhiệt vào nửa cuối năm 2022, giúp LN gộp của KDC giữ ở mức cao 21,9%/23,5% trong năm 2022/23 (so với 19,4% / 19,9% trong dự báo trước đó).
  • KIDO đưa vào hoạt động nhà máy sản xuất bánh kẹo quy mô lớn đầu tiên sau khi quay trở lại mảng này với công suất lên đến 19.044 tấn/năm từ T4/22 để đẩy nhanh sản xuất bánh kẹo. Vào mùa Trung thu năm 2022, KDC quay trở lại kinh doanh bánh trung thu với thương hiệu “Kido’s Bakery”, dự kiến tung ra thị trường 300 tấn sản phẩm, tương đương 200 tỷ đồng, theo VNDS ước tính. Do đó, VNDS kỳ vọng mảng bánh kẹo sẽ đóng góp khoảng 700 tỷ đồng/1.014 tỷ đồng trong năm 2022/23, tương đương 5,2%/7,3% tổng doanh thu của KDC.

Link tải full báo cáo:

https://data.wichart.vn/public/cdn_baocaophantich/1661251800230_KDC_VNDS_2022-08-23.pdf

17.     HSG [ MUA – 24,800đ/cp ]: Giá HRC giảm ảnh hưởng đến KQKD trong phần còn lại của năm tài chính 2022 – Báo cáo cập nhật – VCSC – 23/08/2022

  • Giá mục tiêu giảm 2% của VCSC là do 1) VCSC điều chỉnh giảm 16% dự báo LNST sau lợi ích CĐTS giai đoạn 2022-2026 do VCSC dự phóng chênh lệch giữa giá đầu vào và giá bán thấp hơn ảnh hưởng đến biên lợi nhuận, và 2) giả định WACC cao hơn do VCSC tăng giả định lãi suất phi rủi ro thêm 50 điểm cơ bản. Những yếu tố này được bù đắp một phần khi VCSC cập nhật mô hình định giá mục tiêu đến cuối năm tài chính 2023 (tháng 9/2023).
  • Mặc dù giảm mạnh YoY từ mức cơ sở cao trong quý 3 năm tài chính 2021, LNST sau lợi ích CĐTS trong quý 3/2022 của HSG đạt 265 tỷ đồng, cải thiện so với quý trước (QoQ) nhờ biên lợi nhuận gộp tăng. Trong 9 tháng đầu năm tài chính 2022, LNST sau lợi ích CĐTS của HSG đạt 1,1 nghìn tỷ đồng (-66% YoY).
  • Tuy nhiên, VCSC điều chỉnh giảm 31% dự báo LNST sau lợi ích CĐTS năm 2022 xuống còn 1,4 nghìn tỷ đồng (-69% YoY) so với dự báo trước đây là 2,0 nghìn tỷ đồng (-54% YoY). VCSC dự báo nhu cầu thép toàn cầu giảm sẽ ảnh hưởng đến sản lượng bán và chênh lệch giữa giá đầu vào và giá bán trong giai đoạn còn lại của năm 2022.

Link tải full báo cáo:

https://data.wichart.vn/public/cdn_baocaophantich/1661250873137_HSG_VCSC_2022-08-23.pdf

18.     FRT [ Trung lập – 91,500đ/cp ]: Tăng trưởng giảm tốc từ quý 2/2022 – Báo cáo phân tích – SSI – 23/08/2022

  • FRT đạt doanh thu thuần và LNST lần lượt là 6,2 nghìn tỷ đồng (tăng 43% so với cùng kỳ) và 47 tỷ đồng (tăng 55% so với cùng kỳ) trong quý 2/2022. Tăng trưởng lợi nhuận chậm lại so với quý 1/2022 (tăng 448% so với cùng kỳ), do doanh thu thuốc và doanh thu máy tính xách tay bình thường trở lại sau khi đạt mức cao bất thường trong quý 4/2021 và quý 1/2022. Do quá trình bình thường hóa tiếp tục diễn ra trong 6 tháng cuối năm, SSI ước tính lợi nhuận 6 tháng cuối năm sẽ giảm 12% so với cùng kỳ. Do đó, lợi nhuận ròng năm 2022 ước tính đạt 549 tỷ đồng (tăng 24% so với cùng kỳ). Năm 2023, SSI ước tính LNST tăng 15% so với cùng kỳ, trong đó LNST của FPT Shop và hệ thống nhà thuốc Long Châu lần lượt tăng 10% và 43% so với cùng kỳ (LNTT tăng từ 112 tỷ VND năm 2022 lên 160 tỷ VND năm 2023). Về dài hạn, tăng trưởng lợi nhuận của FRT sẽ được thúc đẩy bởi chuỗi nhà thuốc Long Châu, trong khi tăng trưởng lợi nhuận của FPT Shop có thể duy trì ở mức ~10%. SSI kỳ vọng chuỗi nhà thuốc hiện đại sẽ tiếp tục giành thị phần từ các nhà thuốc nhỏ. FRT đặt mục tiêu sẽ có 3.000 nhà thuốc Long Châu trong 5 năm tới, từ đó hỗ trợ tăng trưởng hơn nữa. Giá mục tiêu của SSI cho FRT là 91.500 đồng/cổ phiếu, dựa trên các chỉ tiêu tài chính năm 2023. Với tiềm năng tăng giá là 3,4% so với giá hiện tại, SSI đưa ra khuyến nghị TRUNG LẬP đối với cổ phiếu FRT.

Link tải full báo cáo:

https://data.wichart.vn/public/cdn_baocaophantich/1661251270139_FRT_SSI_2022-08-23.pdf

19.   DIG [ Khác ]: Lợi nhuận ở mức khiêm tốn và tiến độ phát triển dự án chưa có nhiều điểm mới – Báo cáo cập nhật – SSI – 23/08/2022

  • DIG công bố KQKD quý 2 khá khiêm tốn, với doanh thu đạt 581 tỷ đồng (giảm 6% so với cùng kỳ) và LNST đạt 81 tỷ đồng (tăng 53% so với cùng kỳ). Phần lớn kết quả kinh doanh đến từ các bất động sản đã bàn giao tại nhiều dự án khác nhau như dự án Gateway Vũng Tàu, dự án chung cư CSJ, dự án Nam Vĩnh Yên và dự án Hiệp Phước. Tính đến thời điểm cuối 6 tháng đầu năm 2022, công ty chỉ đạt được 8% mục tiêu lợi nhuận năm 2022. Cụ thể, Ban lãnh đạo công ty đặt kế hoạch doanh thu đạt 5 nghìn tỷ đồng (tăng 56,8% so với cùng kỳ) và LNTT đạt 1,9 nghìn tỷ đồng (tăng 60% so với cùng kỳ) trong năm 2022. Động lực cho việc đặt kế hoạch cao như vậy đến từ khả năng ghi nhận lợi nhuận tài chính từ giao dịch bán 31 ha đất Đại Phước, và bàn giao căn hộ các dự án Nam Vĩnh Yên, Gateway, CSJ và Victory City Vị Thanh. Tuy nhiên, nhiều khoản mục lợi nhuận trong số này chưa được phản ánh trong kết quả 6 tháng đầu năm. Dưới đây là kế hoạch cụ thể của từng dự án được công ty cung cấp.

Link tải full báo cáo:

https://data.wichart.vn/public/cdn_baocaophantich/1661251332016_DIG_SSI_2022-08-23.pdf

20.     SZC [ MUA – 60,000đ/cp ]: Doanh số cho thuê đất KCN tăng tốc bù đắp tỷ lệ đòn bẩy cao – Báo cáo cập nhật  – VCSC – 24/08/2022

  • Giá mục tiêu cao hơn của VCSC chủ yếu do (1) dự báo doanh số cho thuê đất KCN tích cực của SZC trong giai đoạn 2022-2025 và (2) P/B mục tiêu cao hơn là 2,7 lần so với 2,5 lần trước đây đối với quỹ đất khu dân cư (KDC) còn lại của SZC (không bao gồm dự án KDC Hữu Phước), bị ảnh hưởng một phần bởi (3) giả định lãi suất phi rủi ro của VCSC tăng 0,5 điểm %.
  • Trong năm 2022, VCSC dự báo doanh thu đạt 1,4 nghìn tỷ đồng (+90% YoY) và LNST sau lợi ích CĐTS đạt 316 tỷ đồng (-2% YoY). Chênh lệch tăng trưởng giữa doanh thu và lợi nhuận chủ yếu do biên lợi nhuận gộp dự báo giảm 28 điểm % YoY do (1) SZC điều chỉnh tăng chi phí phát triển KCN và (2) đóng góp doanh thu từ dự án KDC Hữu Phước có biên lợi nhuận thấp trong năm nay.
  • VCSC điều chỉnh giảm 1,4% dự báo tổng LNST sau lợi ích CĐTS giai đoạn 2022-2025 nhằm phản ánh dự báo chi phí lãi vay cao hơn và giả định biên lợi nhuận gộp thấp hơn của VCSC cho mảng cho thuê đất KCN. Tuy nhiên, những điều chỉnh giảm này được bù đắp một phần bởi dự phóng doanh số cho thuê đất KCN cao hơn trong giai đoạn dự báo.

Link tải full báo cáo:

https://data.wichart.vn/public/cdn_baocaophantich/1661338149932_SZC_VCSC_2022-08-24.pdf

21.     STK [ MUA – 52,500đ/cp ] Hạ giá mục tiêu do nhu cầu thấp; duy trì khuyến nghị Tăng tỷ trọng – Báo cáo KQKD – VCSC – 21/07/2022

  • Lợi nhuận thuần Q2/2022 của STK giảm 2% so với cùng kỳ xuống 69 tỷ đồng. Tuy nhiên, nếu loại trừ lỗ chênh lệch tỷ giá, lợi nhuận thuần cốt lõi Q2/2022 của STK tăng 13% so với cùng kỳ nhờ doanh thu thuần tăng 4 và chi phí bán hàng & quản lý giảm 25% so với cùng kỳ.
  • KQKD của STK thấp hơn so với dự báo của VCSC do doanh thu thuần tăng trưởng chậm hơn dự kiến. Theo BLĐ, rất nhiều khách hàng đã trì hoãn đặt hàng trong bối cảnh thị trường ngày càng nhiều yếu tố bất ổn, bao gồm lạm phát tăng cao và tăng trưởng kinh tế toàn cầu chậm lại. Trên thực tế, kim ngạch xuất khẩu (KNXK) ngành may mặc của Việt Nam đã cho thấy dấu hiệu chững lại kể từ tháng 6/2022 do nhu cầu tại các thị trường xuất khẩu chủ chốt giảm. KNXK tháng 6 giảm 8% so với tháng trước và chỉ tăng 6,1% so với cùng kỳ, sau khi tăng 22,5% so với cùng kỳ trong 5 tháng đầu năm 2022.
  • Do triển vọng kém đi, HSC đưa ra dự báo thận trọng hơn đối với sản lượng tiêu thụ của STK và hạ bình quân 10% dự báo lợi nhuận thuần trong giai đoạn 2022- 2024. Dự báo mới của VCSC thấp hơn 7-18% so với dự báo của thị trường, theo đó CAGR lợi nhuận thuần trong 3 năm tới đạt 13% (so với 17% trong dự báo trước đó). HSC hiện dự báo lợi nhuận thuần 6 tháng cuối năm 2022 sẽ tăng 14% so với cùng kỳ từ mức nền thấp trong năm ngoái do tình trạng phong toả vì dịch bệnh. Theo đó, lợi nhuận thuần năm 2022 sẽ tăng trưởng 9% đạt 303 tỷ đồng. Ngoài ra, VCSC dự báo lợi nhuận thuần năm 2023 và 2024 sẽ tăng trưởng lần lượt 11% và 21% nhờ dự án Unitex.

Link tải full báo cáo:

https://data.wichart.vn/public/cdn_baocaophantich/1661337427421_STK_HSC_2022-08-24.pdf

22.  SSI [ MUA – 29,400đ/cp ]: Giảm dự báo ADTV năm 2022 nhưng khả quan về đà phục hồi vào cuối năm – Báo cáo cập nhật – VCSC – 24/08/2022

  • Giá mục tiêu thấp hơn của VCSC đến từ (1) dự báo LNST sau lợi ích CĐTS giai đoạn 2022- 2026 của VCSC giảm 1,1% và (2) chi phí vốn chủ sở hữu trong dự báo của VCSC tăng từ 12,5% lên 13,0%. VCSC cũng điều chỉnh giảm P/B mục tiêu cho SSI từ 2,3 lần xuống 2,25 lần.
  • VCSC giảm 4,8% dự báo lợi nhuận ròng năm 2022 còn 2,2 nghìn tỷ đồng (-19,8% YoY) do (1) giảm 20,8% dự báo doanh thu mảng môi giới sau khi điều chỉnh giảm trong giả định của VCSC cho giá trị giao dịch trung bình hàng ngày (ADTV) năm 2022 cũng như thị phần của SSI trên 3 sàn giao dịch, (2) giảm 8,2% dự báo doanh thu cho vay ký quỹ do giả định dư nợ vay ký quỹ thấp hơn, và (3) giảm 15,5% dự báo lãi từ danh mục HTM (giữ đến khi đáo hạn), được bù đắp một phần bởi (1) mức giảm 15.0% trong khoản lỗ từ FVTPL và (2) chi phí vay giảm 28,6%.
  • SSI đặt kế hoạch LNTT hợp nhất đạt 4,37 nghìn tỷ đồng (+29,9% YoY) năm 2022 so với dự báo LNTT cả năm của VCSC là 2,7 nghìn tỷ đồng (-19,8% YoY). Do LNTT 6 tháng đầu năm 2022 chỉ hoàn thành 32,2% so với kế hoạch cả năm của SSI trong bối cảnh tâm lý thị trường và thanh khoản kém tích cực, VCSC cho rằng kế hoạch của SSI sẽ có nhiều thách thức.

Link tải full báo cáo:

https://data.wichart.vn/public/cdn_baocaophantich/1661337840389_SSI_VCSC_2022-08-24.pdf

23.          MBB [ MUA – 34,000đ/cp ]: Lợi thế để có hạn mức tín dụng cao hơn  – Báo cáo cập nhật – VNDS – 24/08/2022

  • Trong Q2/22, tổng thu nhập từ hoạt động kinh doanh (TOI) tăng 25,7% svck, nhờ thu nhập từ lãi tăng 36,7% svck bù trừ với sự giảm nhẹ của thu nhập ngoài lãi. Cho vay tăng trưởng mạnh 25,5% svck và 14,3% so với đầu năm, cao hơn mức toàn ngành (9,35% so với đầu năm). NIM tăng trưởng 33 điểm cơ bản svck đạt 5,73% chủ yếu nhờ chi phí vốn giảm 31 điểm cơ bản svck. Chi phí dự phòng giảm 17,5% svck giúp LN ròng Q2/22 tăng vọt 78,1% svck. LN ròng 6T22 tăng mạnh 49,1% svck đạt 9.169 tỷ đồng, hoàn thành 56,2% tổng dự báo cả năm của VNDS.
  • Cuối Q2/22, tăng trưởng tín dụng của MBB đạt 14% so với đầu năm, gần với hạn mức 15% được cấp từ Ngân hàng Nhà nước. Một số ngân hàng sẽ được nới hạn mức tín dụng cao hơn trong nửa cuối năm 2022. VNDS cho rằng tiêu chí sẽ bao gồm chất lượng tài sản, quy mô hoạt động cùng với việc hỗ trợ xử lý tổ chức tài chính yếu kém. Với tỷ lệ an toàn vốn (CAR) cao (11,2%) và tỷ lệ nợ xấu (NPL) thấp (1,18%) vào cuối Q2/22, MBB cũng đặt mục tiêu quản lý một tổ chức tài chính yếu kém trong năm nay. Như vậy, khả năng cao MBB sẽ được nới tín dụng, có thể lên đến 20% trong năm nay.

Link tải full báo cáo:

https://data.wichart.vn/public/cdn_baocaophantich/1661338537377_MBB_VNDS_2022-08-24.pdf

24.      DXG [ MUA – 39,000đ/cp ]: Mở bán dự án mới sẽ hỗ trợ doanh số bán hàng và triển vọng lợi nhuận – Báo cáo cập nhật – VCSC – 24/07/2022

  • Giá mục tiêu thấp hơn của VCSC chủ yếu đến từ (1) định giá thấp hơn cho mảng dịch vụ môi giới (xem chi tiết trong Báo cáo cập nhật DXS của VCSC, ngày 15/08/2022), (2) định giá thấp hơn cho các dự án tại tỉnh Bình Dương do VCSC trì hoãn giả định về thời gian mở bán của VCSC và (3) giả định lãi suất phi rủi ro cao hơn 0,5 điểm phần trăm của VCSC.
  • VCSC dự báo LNST sau lợi ích CĐTS năm 2022 đạt 1,1 nghìn tỷ đồng (-8% YoY), chủ yếu được đóng góp từ việc bàn giao tại Gem Sky World (GSW), Opal Skyline và St. Moritz cũng như sự cải thiện của mảng dịch vụ môi giới trong 6 tháng cuối năm 2022. VCSC giảm dự báo LNST sau lợi ích CĐTS năm 2022 thêm 15% chủ yếu do dự báo thấp hơn cho mảng dịch vụ môi giới trong bối cảnh hoạt động bán hàng 6 tháng đầu năm 2022 yếu hơn dự kiến và dự báo chi phí lãi vay cao hơn cho mảng này.
  • VCSC tiếp tục kỳ vọng dự án Gem Riverside (tên thương mại mới là Datxanhhomes Riverside; tổng dự án bao gồm 12 tòa/khoảng 3.200 căn hộ tại TP. Thủ Đức, TP.HCM) sẽ được mở bán trở lại trong 6 tháng cuối năm 2022, hỗ trợ dự báo doanh số bán hàng cả năm của VCSC là 6,9 nghìn tỷ đồng (+58% YoY). VCSC cũng giảm dự báo doanh số bán hàng năm 2022 thêm 29% do VCSC trì hoãn dự báo đối với thời gian mở bán tại dự án Opal Cityview (khoảng 1.500 căn hộ tại tỉnh Bình Dương) từ năm 2022 sang năm 2023, dựa trên kế hoạch gần đây của ban lãnh đạo về thời gian dự kiến mở bán dự án này.

Link tải full báo cáo:

https://data.wichart.vn/public/cdn_baocaophantich/1661338073727_DXG_VCSC_2022-08-24.pdf

25.     VRE [ MUA – 40,000đ/cp ]: Tốc độ tăng trưởng mảng cho thuê bán lẻ phục hồi; các gói hỗ trợ giảm dần – Báo cáo cập nhật – VCSC – 25/08/2022

  • VCSC duy trì khuyến nghị MUA cho CTCP Vincom Retail (VRE) với giá mục tiêu là 40.000 đồng/CP. VCSC giữ nguyên giá mục tiêu chủ yếu nhờ số dư tiền mặt ròng cao hơn tính đến cuối quý 2/2022 bù đắp cho giảm dự phóng tỷ lệ lấp đầy của các trung tâm thương mại (TTTM) VCP và VC+ và giả định lãi suất phi rủi ro của VCSC tăng 0,5 điểm %.
  • Mảng cho thuê bán lẻ của VRE tiếp tục phục hồi so với quý trước (QoQ) trong quý 2/2022, tái khẳng định quan điểm của VCSC đối với dự báo cho năm 2022. VCSC duy trì dự báo LNST sau lợi ích CĐTS năm 2022 ở mức 2,4 nghìn tỷ đồng (+84% YoY) do VCSC kỳ vọng các gói hỗ trợ khách thuê sẽ giảm đáng kể so với cùng kỳ năm trước và sự phục hồi kinh doanh của các khách thuê sẽ hỗ trợ tốc độ tăng trưởng lợi nhuận mạnh mẽ trong 6 tháng cuối năm 2022.
  • VRE đã khai trương VMM Smart City trong tháng 4/2022 và 2 TTTM VCP trong tháng 6/2022 với tỷ lệ lấp đầy khoảng 98%-99%. VCSC kỳ vọng VRE sẽ tăng diện tích sàn cho thuê mới (GFA) thêm tổng cộng 1,28 triệu m2 trong giai đoạn 2023-2026, nâng tổng diện tích GFA cho thuê lên mức 3,03 triệu m2 vào cuối năm 2026 (so với mức 3,17 triệu m2 trong dự báo trước đây của VCSC) từ 1,75 triệu m2 hiện tại.

Link tải full báo cáo:

https://data.wichart.vn/public/cdn_baocaophantich/1661423200456_VRE_VCSC_2022-08-25.pdf

26.     PET [ MUA – 47,517đ/cp ]: Lợi nhuận trước thuế Tháng 7 tăng mạnh 35,7% y/y – Báo cáo cập nhật – BVSC – 25/08/2022

  • PET vừa công bố KQKD sơ bộ Tháng 7 vững chắc: Doanh thu thuần (DTT) hồi phục mạnh mẽ 46,8% m/m lên mức 1.268 tỷ (+2,3% y/y), lợi nhuận trước thuế (LNTT) tăng vọt 35,7% y/y đạt 35 tỷ. Lũy kế 7 tháng đầu năm, DTT của PET tăng mạnh 8,0% y/y lên 9.557 tỷ, trong khi LNTT giảm 4,1% y/y xuống 177 tỷ do trích lập dự phòng chứng khoán đầu tư. Với kết quả này, PET hoàn thành 51,8%/ 34,2% dự báo tương ứng cả năm 2022 của BVSC.
  • DTT T7/2022 phục hồi mạnh lên mức 1.268 tỷ (+2,3% y/y). Trong đó, ghi nhận tăng trưởng doanh thu m/m và y/y ở hầu hết các mảng kinh doanh. • Doanh thu ĐTDĐ cho dấu hiệu phục hồi, tăng 154% m/m lên mức 369 tỷ (+6% y/y), vẫn thấp hơn mức trung bình 6T22 là 512 tỷ. Theo BVSC, sự cải thiện này đến từ việc Apple giảm giá iPhone 11-12 trước thềm ra mắt iPhone 14. Doanh thu ĐTDĐ của PET từ đầu năm tăng 7% y/y lên 3.442 tỷ đồng. • Doanh thu laptop T7 tăng mạnh lên 514 tỷ, tăng 19% y/y và cao hơn 71% so với trung bình 6T22 là 301 tỷ, báo hiệu giai đoạn kinh doanh khởi sắc khi bước vào mùa tựu trường. DT laptop 7T22 vững chắc, tăng 21% y/y lên 2.320 tỷ. • BVSC kỳ vọng KQKD tăng trưởng rõ hơn trong các tháng còn lại của năm, hỗ trợ bởi nhu cầu tăng mạnh vào mùa cao điểm của thị trường (mùa tựu trường 3Q22 và dịp Tết nguyên đán 2023, rơi vào tuần thứ 3, Tháng 1/2023). Về phía nhà bán lẻ, BVSC biết rằng họ đã bắt đầu gia tăng hàng tồn kho từ T8/2022 để chuẩn bị cho Tết đến sớm hơn bình thường (thường rơi vào T2). • Các nhà đầu tư cũng nên theo dõi sát sao việc ra mắt các thương hiệu di động hàng đầu của PET – như dòng Samsung Z và iPhone 14 series.

Link tải full báo cáo:

https://data.wichart.vn/public/cdn_baocaophantich/1661424274456_PET_BVSC_2022-08-25.pdf

27.     MWG [ MUA – 84,912đ/cp ]: Triển vọng tích cực trong 6 tháng cuối năm – Báo cáo doanh nghiệp – KBSV – 25/08/2022

  • Vừa qua, KBSV đã tham gia buổi họp với các chuyên viên phân tích do MWG tổ chức, công bố KQKD 6T/2022 và cập nhật sơ bộ KQKD tháng 7/2022. Luỹ kế 6 tháng đầu năm, MWG ghi nhận doanh thu thuần đạt 70,804 tỷ đồng (+13% YoY), LNST đạt 2,576 tỷ đồng (+1% YoY). Theo đó, công ty đã hoàn thành 51% kế hoạch doanh thu và 41% kế hoạch LNST mà ĐHCĐ đặt ra, và hoàn thành lần lượt 49% và 40% so với mức dự phóng của KBSV.
  • Tăng trưởng doanh thu 6 tháng cuối năm của mảng ICT&CE sẽ lớn hơn so với 6 tháng đầu năm trên nền thấp của năm 2021. Ngoài ra, động lực tăng trưởng doanh thu còn đến từ: (1) sản phẩm iPhone 14 chuẩn bịra mắt trên thịtrường, và (2) mùa World Cup đang đến gần và Tết Nguyên Đán sẽ đến sớm hơn trong tháng 1/2023.
  • Chiến lược mới của BHX có những tín hiệu tích cực khi doanh thu trung bình hàng tháng của mỗi cửa hàng trong tháng 7/2022 đạt 1.3 tỷ đồng (+30% so với đầu năm). Công ty sẽ hoàn tất quá trình tái cấu trúc trong tháng 8 này và sẽ vận hành các cửa hàng theo mô hình mới để chuẩn bị nhân rộng BHX ra phạm vi các tỉnh thành khác.

Link tải full báo cáo:

https://data.wichart.vn/public/cdn_baocaophantich/1661425602311_MWG_KBSV_2022-08-25.pdf

28.     BWE [ MUA – 55,300đ/cp ]: Dòng tiền ổn định – Báo cáo phân tích – MAS – 25/08/2022

  • Công ty Cổ phần Nước – Môi trường Bình Dương (BWE) đang giữ vị thế độc quyền trong cung cấp nước trên địa bàn tỉnh Bình Dương. BWE hiện sở hữu 9 nhà máy nước với tổng công suất thiết kế cấp gần 800,000 m3 /ngày đêm. Hiện BWE đang đẩy mạnh đầu tư hạ tầng truyền tải nước để khai thác được tối đa công suất tăng thêm của các nhà máy.
  • Tỷ lệ thất thoát nước (NRW) tiếp tục duy trì quanh ngưỡng 5%: NRW liên tục cải thiện và duy trì ở mức thấp trong thời gian qua đã giúp cho biên lợi nhuận gộp của BWE tăng mạnh, từ đó đã đóng góp đáng kể vào lợi nhuận hoạt động của doanh nghiệp.
  • BWE đã hoàn thành nâng cấp xong các dự án trong thời gian qua, bao gồm: 1. Nâng cấp công suất nhà máy nước Uyên Hưng lên 59,500 m3 /ngày đêm 2. Tăng mạnh công suất trạm bơm Đất Cuốc lên 70,000 m3 /ngày đêm 3. Hoàn thành mở rộng hạ tầng cấp nước tại khu vực huyện Bắc Tân Uyên 4. Vận hành tuyến ống chính D1000-1600 kết nối với nhà máy Tân Hiệp để khai thác được tối đa được công suất tăng thêm 100,000 m3 /ngày đêm của nhà máy này.

Link tải full báo cáo:

https://data.wichart.vn/public/cdn_baocaophantich/1661425430964_BWE_MAS_2022-08-25.pdf

29.     TCB [ MUA – 51,200đ/cp ]: Thách thức trong ngắn hạn nhưng triển vọng tích cực trong dài hạn – Báo cáo phân tích – SSI – 26/08/2022

  • SSI hạ khuyến nghị đối với cổ phiếu TCB từ MUA xuống KHẢ QUAN, do SSI điều chỉnh giảm giá mục tiêu 1 năm xuống 51.200 đồng/cổ phiếu (từ 64.000 đồng/cổ phiếu). Việc hạ khuyến nghị nhằm phản ánh cả rủi ro tập trung của TCB cũng như môi trường lãi suất tăng. Mặc dù SSI tin tưởng vào triển vọng dài hạn của ngành bất động sản Việt Nam và TCB, nhưng những thay đổi pháp lý tiềm ẩn vào thời điểm hiện tại có khả năng tạo ra một số gián đoạn đối với quỹ đạo tăng trưởng của cả ngành cũng như TCB, đặc biệt trong ngắn hạn. Với việc TCB tập trung vào phân khúc khách hàng có thu nhập cao, ngân hàng vẫn còn nhiều dư địa để tiếp tục đa dạng hóa nguồn doanh thu phí (chẳng hạn như dịch vụ quản lý tài sản) chứ không chỉ tập trung ở các khoản phí liên quan đến trái phiếu doanh nghiệp. Tuy nhiên, sẽ mất một khoảng thời gian để những nỗ lực này của TCB được phản ánh trong kết quả kinh doanh hàng quý.

Link tải full báo cáo:

https://data.wichart.vn/public/cdn_baocaophantich/1661512258544_TCB_SSI_2022-08-26.pdf

30.     REE [ MUA – 93,000đ/cp ]: Mảng thuỷ điện thúc đẩy lợi nhuận đạt mức cao nhất trong 10 năm qua – Báo cáo cập nhật – VCSC – 26/08/2022

  • VCSC nâng giá mục tiêu thêm 8% lên 93.000 đồng/CP và duy trì khuyến nghị KHẢ QUAN cho CTCP Cơ Điện Lạnh (REE). VCSC đánh giá REE là công ty hàng đầu Việt Nam trong mảng năng lượng xanh với các dự án có tính sinh lời cao được dẫn dắt bởi năng lực quản lý chi phí hiệu quả và có chi phí tài chính thấp. VCSC có quan điểm tích cực về tiềm năng mở rộng công suất của REE trong mảng năng lượng tái tạo đầy hứa hẹn tại Việt Nam, với công suất mảng điện gió trên bờ và ngoài khơi lần lượt là 400 MW và 1.000 MW, cũng như việc REE đặt mục tiêu tăng gấp đôi doanh thu lên 1 tỷ USD trong 5 năm tới, cao hơn so với dự báo của VCSC (600 triệu USD) vào năm 2026.
  • Giá mục tiêu cao hơn của VCSC là do mức giảm 1% trong dự báo tổng LNST giai đoạn 2022-2026 và tỷ lệ nợ/vốn mục tiêu cao hơn là 40% (so với 20% trong dự báo trước đây) được bù bù đắp bởi mức tăng 50 điểm cơ bản trong giả định chi phí vốn CSH của VCSC.
  • VCSC nâng dự báo LNST năm 2022 thêm 5% do VCSC nâng dự báo lợi nhuận mảng điện của REE thêm 9% nhờ dự báo lợi nhuận cao hơn đối với danh mục thuỷ điện, bù đắp cho dự báo lợi nhuận thấp hơn của PPC (xem chi tiết trong Báo cáo Cập nhật PPC của VCSC, ngày 26/08/2022).

Link tải full báo cáo:

https://data.wichart.vn/public/cdn_baocaophantich/1661511984900_REE_VCSC_2022-08-26.pdf

31.     PCC [ Trung lập – 18,600đ/cp ]: Tiếp tục gặp các thách thức do tổ máy S6 ngừng hoạt động – Báo cáo cập nhật – MAS – 26/08/2022

  • MAS điều chỉnh giảm 7% giá mục tiêu cho CTCP Nhiệt điện Phả Lại (PPC) xuống 18.600 đồng/CP nhưng duy trì khuyến nghị PHÙ HỢP THỊ TRƯỜNG. Mặc dù MAS vẫn có đánh giá tích cực đối với tài sản của PPC (Phả Lại 2 và cổ phần của công ty tại HND & QTP) cũng như vị trí lý tưởng của các nhà máy ở miền Bắc (khu vực có mức tăng trưởng tiêu thụ điện dự kiến tăng gấp đôi), MAS cho rằng việc sửa chữa tổ máy S6 bị trì hoãn sẽ ảnh hưởng đến cổ tức và giá cổ phiếu của PPC.
  • Giá mục tiêu thấp hơn của MAS là do định giá giảm đối với mảng kinh doanh phát điện của PPC và các công ty liên kết HND & QTP sau khi giả định lãi suất phi rủi ro của MAS cao hơn 50 điểm cơ bản.

Link tải full báo cáo:

https://data.wichart.vn/public/cdn_baocaophantich/1661511836330_PPC_VCSC_2022-08-26.pdf

32.     MWG [ MUA – 87,800đ/cp ]: Đóng cửa các cửa hàng BHX hoạt động không hiệu quả làm giảm thu nhập quý 2/2022 – Báo cáo phân tìch – SSI – 26/08/2022

  • MWG công bố KQKD quý 2/2022 không được như kỳ vọng, với lợi nhuận ròng giảm 6,8% so với cùng kỳ do tăng trưởng chậm hơn dự kiến trong mảng ICT & CE, cùng với chi phí ghi nhận một lần phát sinh từ việc đóng cửa các cửa hàng BHX hoạt động không hiệu quả. Do đó, SSI điều chỉnh giảm 14% ước tính lợi nhuận năm 2022 xuống 5,48 nghìn tỷ đồng (tăng 12% so với cùng kỳ, thấp hơn so với kế hoạch của công ty là 6,35 nghìn tỷ đồng). Với mức dự báo như vậy, tăng trưởng KQKD trong 6 tháng cuối năm 2022 có thể vẫn cao hơn so với 6 tháng đầu năm 2022, do nền so sánh thấp trong 6 tháng cuối năm 2021 (tăng 24% so với cùng kỳ trong nửa cuối năm, so với lợi nhuận đi ngang trong nửa đầu năm 2022). Sau khi thay đổi cách bố trí cửa hàng, SSI kỳ vọng doanh thu hàng tháng trên mỗi cửa hàng BHX sẽ được duy trì ở mức 1,3 tỷ đồng trong nửa cuối năm 2022 (so với mức 900 triệu đồng trong quý 1/2022 và 1,1 tỷ đồng trong quý 2/2022), từ đó cải thiện tỷ suất lợi nhuận. SSI tin rằng lợi nhuận của BHX sẽ là động lực tăng trưởng lợi nhuận quan trọng cho MWG từ năm 2023, trong khi tăng trưởng lợi nhuận của mảng ICT & CE có thể sẽ chậm lại do lạm phát cao và thị phần đã ở mức cao hiện nay (trên 50% đối với điện thoại di động và trên 45% đối với hàng điện tử gia dụng). SSI dự phóng lợi nhuận ròng năm 2023 là 7,19 nghìn tỷ đồng (tăng 31% so với cùng kỳ).

Link tải full báo cáo:

https://data.wichart.vn/public/cdn_baocaophantich/1661512162088_MWG_SSI_2022-08-26.pdf

33.     KBC [ MUA – 42,700đ/cp ]: Kế hoạch mở rộng KCN tiếp tục; dự án KĐT Tràng Cát dự kiến trì hoãn – Báo cáo cập nhật – VCSC – 26/08/2022

  • VCSC nâng giá mục tiêu cho Tổng CT Phát triển đô thị Kinh Bắc (KBC) thêm 2,6% lên 42.700 đồng/CP nhưng điều chỉnh khuyến nghị từ MUA thành KHẢ QUAN do giá cổ phiếu của KBC đã tăng 20% trong 3 tháng qua.
  • Giá mục tiêu cao hơn của VCSC chủ yếu do (1) VCSC đưa các dự án KCN tại Long An với tổng diện tích 1.365 ha vào trong mô hình định giá, bị ảnh hưởng một phần bởi (2) mức tăng 0,5 điểm % trong giả định lãi suất phi rủi ro của VCSC và (3) VCSC dời giả định bán buôn đối với dự án khu đô thị (KĐT) Tràng Cát sang năm 2023 so với năm 2022 trong dự báo trước đây.
  • Do VCSC thay đổi dự báo ghi nhận doanh thu bán buôn đối với KĐT Tràng Cát, VCSC điều chỉnh giảm 16% dự báo LNST sau lợi ích CĐTS năm 2022. Trong khi đó, VCSC điều chỉnh tăng 1,6% dự báo tổng LNST sau lợi ích CĐTS giai đoạn 2023-2025 do VCSC giả định các dự án KCN mới tại tỉnh Long An sẽ bắt đầu ghi nhận doanh số bán đất KCN từ năm 2024.

Link tải full báo cáo:

https://data.wichart.vn/public/cdn_baocaophantich/1661511916446_KBC_VCSC_2022-08-26.pdf

Quý nhà đầu tư lưu ý:

Đây là báo cáo tổng hợp quan điểm từ phía các công ty chứng khoán, KHÔNG PHẢI QUAN ĐIỂM CỦA TEAM.

 

———-Team LTBNM tổng hợp ————-

BÀI VIẾT LIÊN QUAN