TỔNG HỢP BÁO CÁO PHÂN TÍCH TỪ CÁC CÔNG TY CHỨNG KHOÁN TỪ 24/07 – 28/07/2023

Lượt xem: 1108 | Ngày đăng: 01/08/2023 | Báo cáo từ CTCK Blog

Kính gửi các anh chị đầu tư!

Team buôn nước mắm Cập nhật các báo cáo từ ngày 24/07 – 28/07/2023

  1. GVR [ Trung lập ]: Suy giảm lợi nhuận đã được dự báo trước – KIS.
  2. NLG [ Nắm giữ – 40,389đ/cp ]: Tiến độ bán hàng gặp nhiều thách thức – MAS.
  3. NT2 [ Trung lập – 31,300đ/cp ] Khó khăn trong ngắn hạn do nhu cầu điện giảm sút – VNDS.
  4. QNS [ MUA – 45.300đ/cp] Triển vọng ngọt ngào – MAS.
  5. VGC [ Trung lập ] Thu nhập trở lại mức đỉnh năm 2022 – KIS.
  6. DGC [ Trung lập – 77,400đ/cp] Lợi nhuận quý 2 vượt kỳ vọng, kết quả tích cực đã phản ánh vào giá cổ phiếu – BVSC
  7. LPB [ Tích cực – 19.100đ/cp] LN Q2/23 thấp hơn so với kỳ vọng  – VNDS.
  8. QNS [ Tích cực – 65,000đ/cp ] Động lực tăng trưởng đến từ mảng mía đường – SSI.
  9. VIB [ Trung lập ] Tăng trưởng tín dụng khó khăn – VIB..
  10. BCC [ Nắm giữ ] KQKD 6T23 : Q2/23 Vẫn thua lỗ nhưng đã giảm so với trước – KIS.
  11. SIP [ Trung lập ]: Điểm sáng ngành BĐS KCN – KIS.
  12. STK [ Trung lâp – 33,400đ/cp ] Sản lượng tiêu thụ tiếp tục phục hồi trong nửa cuối năm 2023 – SSI.
  13. TCB [ Trung lập ] Lợi nhuận chạm đáy – KIS.
  14. ACB [ MUA – 25.500đ/cp] An toàn vững bước – MAS.
  15. FMC [ MUA – 57,300đ/cp ] Động lực tăng trưởng dài hạn đến từ mở rộng công suất nhà máy và vùng nuôi – FPTS
  16. PC1 [ Trung lập – 29.000đ/cp ] Thận trọng với kỳ vọng tăng trưởng phía trước –VDSC..
  17. ACB [ Nắm giữ ] Cập nhật Cuộc họp Chuyên viên phân tích – SSI.
  18. IJC [ Tích cực – 19.397đ/cp ]: Định giá còn dư địa trong trung hạn – VCBS.
  19. PNJ [ Tích cực – 98,902đ/cp ] Bền bỉ với khả năng gia tăng thị phần & lợi thế vận hành – VCBS.
  20. VNM [ Tích cực – 83.000đ/cp ] KQKD ước tính Q2/23 tích cực hơn kỳ vọng của chúng tôi – VNDS.

Quý nhà đầu tư lưu ý:

Đây là báo cáo tổng hợp quan điểm từ phía các công ty chứng khoán, KHÔNG PHẢI QUAN ĐIỂM CỦA TEAM.

 

1.     GVR [ Trung lập ]: Suy giảm lợi nhuận đã được dự báo trước – KIS

  • Tập đoàn Cao su Việt Nam vừa công bố KQKD Q2/23 vào ngày 26/7, với doanh thu 4,272.6 tỷ đồng (-23.2 n/n, +3.3% q/q) và LNST 717.3 tỷ đồng (- 39.1% n/n, -5.1% q/q).
  • Tổng doanh thu giảm do suy giảm tăng trưởng ở các ngành nghề kinh doanh:Doanh thu thu mủ cao su lõi giảm 3,129.4 tỷ đồng, -15.4% n/n, +7.3% q/q trong bối cảnh giá cao su giảm. Mảng chế biến gỗ giảm mạnh về 544.3 tỷ đồng, -55.9% n/n, -2.2% q/q do nhu cầu đặt hàng khan hiếm.Mảng kinh doanh tiện ích giảm mạnh còn 128.9 tỷ đồng, -34.6% n/n, – 12.7% q/q. Hoạt động KCN mất đà tăng trưởng với 138.2 tỷ đồng, -20.7% n/n.
  • Biên LN gộp toàn hàng giảm 3.7 đpt n/n, -1.6 đpt q/q xuống 22.7% do biên LN của mảng thu mủ cao su thu hẹp 3.7 đpt n/n do bị ảnh hưởng bởi giá cao su giảm và biên LN của mảng chế biến gỗ giảm 16.5 đpt n/n. Do đó, LN gộp giảm 34.1% n/n xuống còn 969.1 tỷ đồng trong Q2/23.

Link tải full báo cáo:

https://storage01.hn.ss.bfcplatform.vn/baocaophantich/1690538782980_GVR_KIS_2023-07-28.pdf

2.     NLG [ Nắm giữ – 40,389đ/cp ]: Tiến độ bán hàng gặp nhiều thách thức – MAS

  • Công ty Cổ phần Đầu tư Nam Long (NLG) báo cáo doanh thu 1H23 là 1.188 tỷ đồng (-35% YoY) và LNST của công ty mẹ là 127 tỷ đồng (+15% YoY). Phần lớn doanh thu báo cáo đến từ việc bàn giao Waterpoint, trị giá 931 tỷ đồng (88 căn). Mặc dù doanh thu báo cáo giảm khá mạnh nhưng LNST tăng nhẹ nhờ tỷ suất lợi nhuận gộp cao hơn (từ 44% lên 61% YoY) của sản phẩm nhà phố và biệt thự của Waterpoint. Tính đến cuối tháng 6, doanh thu và LNST của công ty mẹ lần lượt đạt 75% và 78% so với kế hoạch tài chính và bằng 74% và 81% so với dự báo của MAS. Do LNST tăng, lợi nhuận từ việc bàn giao căn hộ tại Mizuki (được ghi nhận vào thu nhập từ Công ty LDLK) đóng góp 115 tỷ đồng (6T22: 2,5 tỷ đồng) vào LN 6T23, tương đương 88% dự báo của MAS (130 tỷ đồng).
  • Mặt khác, pre-sales gây thất vọng khi chỉ đạt 867 tỷ đồng, giảm mạnh so với mức 8.410 tỷ đồng của 6 tháng đầu năm 2022. Điều này đặt ra một thách thức lớn đối với công ty, khi để hoàn thành kế hoạch tài chính năm công ty cần phải hoàn thành 8.563 tỷ đồng giá trị presales trong 6 tháng cuối năm.
  • MAS hạ khuyến nghị đối với NLG xuống Nắm giữ (từ Mua) và giữ nguyên giá mục tiêu 40.389 đồng, dựa trên sự kết hợp của các phương pháp định giá, bao gồm RNAV, precedent transaction, và book value như đã đề cập trong báo cáo gần nhất của SSI. Kể từ thời điểm đó, giá cổ phiếu đã tăng 22,6% (so với +9,1% của VN-Index), vì thế lợi nhuận tiềm năng ở thời điểm hiện tại không còn nhiều như trước đây.

Link tải full báo cáo:

https://storage01.hn.ss.bfcplatform.vn/baocaophantich/1690538613953_NLG_MAS_2023-07-28.pdf

3.     NT2 [ Trung lập – 31,300đ/cp ] Khó khăn trong ngắn hạn do nhu cầu điện giảm sút  – VNDS

  • Doanh thu Q2/23 giảm 19% svck do sản lượng huy động điện thấp, kéo LN ròng giảm 60% svck chỉ đạt 144 tỷ đồng.
  • LN ròng 2023 dự kiến giảm 31% svck do doanh nghiệp có lịch đại tu nhà máy, sau đó hồi phục 31% svck trong 2024 do nhu cầu điện tăng trở lại.
  • Hạ khuyến nghị xuống Trung lập với giá mục tiêu 31.300đ/cp.

Link tải full báo cáo:

https://storage01.hn.ss.bfcplatform.vn/baocaophantich/1690538426855_NT2_VNDS_2023-07-28.pdf

4.     QNS [ MUA – 45.300đ/cp] Triển vọng ngọt ngào  – MAS

  • Doanh thu thuần của CTCP Đường Quảng Ngãi (QNS) đạt 5,282 tỷ đồng (+31.6% CK), với lợi nhuận sau thuế là 1,028 tỷ đồng (+90.1% CK), lần lượt hoàn thành 64% và 102% kế hoạch năm của công ty. Mảng đường đóng góp chủ yếu vào kết quả này, với doanh thu thuần đạt 2,220 tỷđồng (+163.6% CK) và LNTT đạt 470 tỷ đồng (+488% CK). Ngược lại, mảng sữa đậu nành ghi nhận doanh thu thuần là 1,978 tỷ đồng (-7.3% CK) và LNTT là 430 tỷ đồng (+6% CK). Hoạt động khiêm tốn của phân khúc này là do nhu cầu tiêu dùng yếu, dẫn đến mức tiêu thụ sữa đậu nành chỉ đạt 115 triệu lít (-12% CK).
  • Biên lợi nhuận gộp chung cải thiện, đạt mức 30.2%, nhờ sự tăng trưởng đáng kể về quy mô bán hàng của mảng đường. Theo đó, biên lợi nhuận gộp mảng đường nới rộng lên mức 24.8% (6T22: 12.9%). Tổng doanh thu và lợi nhuận sau thuế của QNS lần lượt hoàn thành 63.1% và 102% kế hoạch năm 2023.
  • MAS điều chỉnh dự phóng doanh thu thuần hợp nhất năm 2023 tăng 9.2% lên 10,086 tỷ đồng (+22.2% CK) và dự phóng LNST tăng 30.1% lên 1,748 tỷ đồng (+35.9% CK) sau khi điều chỉnh tăng giá bán và sản lượng đường thương mại của QNS. Ngoài ra, WACC giảm đáng kể xuống còn 9.9% do điều chỉnh giảm phần bù rủi ro vốn chủ sở hữu thêm 157 điểm cơ bản và loại bỏ chiết khấu 1% do rủi ro thanh khoản thấp. Sau khi điều chỉnh, MAS tăng giá mục tiêu cho QNS lên 58,200 đồng (từ 42,700 đồng), tương đương P/E dự phóng 2023 là 10.1x, tăng 3.3% so với mức P/E trung bình 2 năm. Tuy nhiên, do giá cổ phiếu đã tăng hơn 36% kể từ lần cập nhật cuối trong T2/23 (so với mức tăng 13% của VNIndex), MAS cho rằng triển vọng tích cực trong năm 2023 đã được phản ánh hầu hết vào giá cổ phiếu. Theo đó, MAS hạ khuyến nghị xuống Nắm giữ (từ Tăng tỷ trọng).

Link tải full báo cáo:

https://storage01.hn.ss.bfcplatform.vn/baocaophantich/1690554571656_QNS_MAS_2023-07-28.pdf

5.     VGC [ Trung lập ] Thu nhập trở lại mức đỉnh năm 2022 – KIS

  • Trong 2Q23, VGC ghi nhận doanh thu 3.9 nghìn tỷ đồng (+42,7% q/q, -8,6% n/n) và LNST là 625,6 tỷ đồng (+312,9% q/q, -10,4% n/n). Mặc dù doanh thu giảm, nhưng KIS đã thấy biên LNG tổng hợp tăng lên 31% trong 2Q23 (+5đpt n/n) từ biên LNG 24% trong 1Q23.
  • Tăng trưởng doanh thu đến từ các mảng sau: +Khu công nghiệp: doanh thu tăng trưởng đạt 1,6 nghìn tỷ đồng (+48% q/q, +14% n/n), chiếm 41,1% tổng doanh thu trong 2Q23. Biên LNG tăng vọt lên 41% trong 2Q23 (+8 đpt n/n). Kính: doanh thu tăng lên 522 tỷ đồng (+18%n/n, -20%n/n). Tuy nhiên, do giá vốn hàng bán cao nên mảng này có tỷ suất biên LNG. Ban lãnh đạo kỳ vọng biên LNG có thể tăng nhờ việc hoàn thành Giai đoạn 2 của nhà máy Phú Mỹ đang chờ thời hạn. Gạch ốp lát: doanh thu duy trì ở mức 942 tỷ đồng (+54% q/q, +3% n/n), vượt qua mức cao nhất của 2Q22 là 920 tỷ đồng và chiếm 24% doanh thu toàn công ty. Sản phẩm sứ: phân khúc này có biên LNG khỏe mạnh ơ mức 34% trong 2Q23 (+12%p q/q, -5%p n/n) và doanh thu đạt 235 tỷ đồng (+40%q/q, -14% n/n).

Link tải full báo cáo:

https://storage01.hn.ss.bfcplatform.vn/baocaophantich/1690538707868_VGC_KIS_2023-07-28.pdf

6.     DGC [ Trung lập – 77,400đ/cp] Lợi nhuận quý 2 vượt kỳ vọng, kết quả tích cực đã phản ánh vào giá cổ phiếu – BVSC

  • Kỳ vọng giá photpho vàng (P4) tăng trở lại từ 2H2023 nhờ nhu cầu phục hồi. Nguồn cung photpho vàng bắt đầu thu hẹp từ tháng 6 khi Tỉnh Vân Nam tiếp tục chịu hán hạn kéo dài do hiện tượng El nino. Trong khi đó, nhiều nhà sản xuất nhận định rằng nhu cầu tiêu thụ ICT bắt đầu phục hồi trong 2H20223 và tiếp tục tăng trưởng 2 chữ số trong 2024.
  • DGC sở hữu chuỗi sản xuất khép kín, sản xuất các sản phẩm gốc phốt pho đa dạng nên công ty linh hoạt trong việc chuyển đổi sản phẩm nhằm đáp ứng kịp thời nhu cầu thị trường.
  • Hoàn tất việc thâu tóm các công ty con nhằm đa dạng hóa sản phẩm của chuỗi sản khép kín. Trong 1H2023, DGC đã mua lại 100% cổ phần của Công ty cổ phần Phốt pho 6 và và 51% cổ phần Ắc quy Tia Sáng (TSB). BVSC nhận định việc DGC thực hiện các thương vụ thâu tóm sẽ giúp DGC có động lực tăng trưởng lớn trong trung và dài hạn. Cụ thể, Công ty gia tăng thêm ~10 nghìn tấn P4 để đáp ứng nhu cầu xuất, bên cạnh đó sẽ có thêm 2 sản phẩm chế biến sâu là sodium tripoly phostphate và sodium hexametha photphate. Ngoài ra, DGC sẽ tận dụng nền tảng của Ắc quy Tia Sáng để sản xuất pin lithium – một yếu tố rất quan trọng cho dòng xe điện hiện nay, Công ty đã nghiên cứu và tiến hành thử nghiệm pin lithium trong Q2/2023.
  • Hoàn tất việc thâu tóm các công ty con nhằm đa dạng hóa sản phẩm của chuỗi sản khép kín. Trong 1H2023, DGC đã mua lại 100% cổ phần của Công ty cổ phần Phốt pho 6 và và 51% cổ phần Ắc quy Tia Sáng (TSB). BVSC nhận định việc DGC thực hiện các thương vụ thâu tóm sẽ giúp DGC có động lực tăng trưởng lớn trong trung và dài hạn. Cụ thể, Công ty gia tăng thêm ~10 nghìn tấn P4 để đáp ứng nhu cầu xuất, bên cạnh đó sẽ có thêm 2 sản phẩm chế biến sâu là sodium tripoly phostphate và sodium hexametha photphate. Ngoài ra, DGC sẽ tận dụng nền tảng của Ắc quy Tia Sáng để sản xuất pin lithium – một yếu tố rất quan trọng cho dòng xe điện hiện nay, Công ty đã nghiên cứu và tiến hành thử nghiệm pin lithium trong Q2/2023.

Link tải full báo cáo:

https://storage01.hn.ss.bfcplatform.vn/baocaophantich/1690451008329_DGC_BVSC_2023-07-27.pdf

7.     LPB [ Tích cực – 19.100đ/cp] LN Q2/23 thấp hơn so với kỳ vọng   – VNDS

  • LN ròng Q2/23 sụt giảm 51% svck và 43% sv quý trước do chi phí vốn và hoạt động tăng mạnh.
  • LN ròng 6T23 giảm 32% svck, tiếp nối 2 quý liên tiếp LN sụt giảm, hoàn thành 40% dự phóng cả năm của VNDS.
  • Giữ khuyến nghị Khả quan với giá mục tiêu cao hơn 19.100đ/cp do VNDS điều chỉnh chi phí vốn với lãi suất phi rủi ro và phần bù rủi ro thấp hơn.

Link tải full báo cáo:

https://storage01.hn.ss.bfcplatform.vn/baocaophantich/1690450912102_LPB_VNDS_2023-07-27.pdf

8.     QNS [ Tích cực – 65,000đ/cp ] Động lực tăng trưởng đến từ mảng mía đường – SSI

  • SSI duy trì khuyến nghị KHẢ QUAN đối với cổ phiếu QNS, SSI đánh giá triển vọng của công ty tiếp tục được cải thiện. SSI điều chỉnh tăng 35% ước tính LNST cho năm 2023 so với dự báo trước đó, nhờ giá đường nội địa tăng và sản lượng đường tinh luyện (RS) cao hơn. SSI hiện đưa ra mức giá mục tiêu 1 năm mới đối với QNS là 65.000 đồng/cổ phiếu (từ 58.000 đồng/cổ phiếu), tương đương với tiềm năng tăng giá là 22% (tổng mức sinh lời là 27%).
  • Trong năm 2023, SSI ước tính doanh thu thuần và LNST lần lượt đạt 10,2 nghìn tỷ đồng (+24% svck) và 2 nghìn tỷ đồng (+59% svck). Trong năm 2024, SSI dự báo doanh thu thuần đạt 11,1 nghìn tỷ đồng (+9% svck) và LNST đạt 2,2 nghìn tỷ đồng (+8% svck). SSI điều chỉnh ước tính chủ yếu ở mảng mía đường. Do năng suất và chất lượng mía cao hơn dự kiến, SSI tăng sản lượng đường năm 2023 lên 220 nghìn tấn (từ 200 nghìn tấn như dự báo trước đây) và thay đổi giả định về mức tăng giá bán bình quân của đường RS&RE lên 11% svck (từ +3% svck như dự báo trước đây). SSI kỳ vọng sản lượng đường RS sẽ đạt 180 nghìn tấn (+64% svck) trong năm 2023 và 230 nghìn tấn (+28% svck) trong năm 2024. SSI kỳ vọng giá đường trong nước sẽ giảm 3% svck trong năm 2024.
  • Giá đường thế giới tăng cao sẽ hỗ trợ tâm lý cho các cổ phiếu ngành đường như QNS. Giá đường trong nước tăng và sản lượng tiêu thụ cao hơn sẽ tiếp tục thúc đẩy lợi nhuận của mảng đường trong các quý tới. Trong Q3/2023, SSI kỳ vọng QNS sẽ đạt mức lợi nhuận cao nhờ (1) đây là mùa cao điểm về tiêu thụ sữa đậu nành và (2) tỷ trọng đóng góp lợi nhuận từ mảng mía đường cao hơn (xu hướng tăng của giá đường cùng với chi phí khấu hao từ nhà máy mía đường giảm).

Link tải full báo cáo:

https://storage01.hn.ss.bfcplatform.vn/baocaophantich/1690450799607_QNS_SSI_2023-07-27.pdf

9.     VIB [ Trung lập ] Tăng trưởng tín dụng khó khăn – VIB

  • VIB đã công bố KQKD với LNTT 2Q23 tăng 7% n/n (đạt 2,948 tỷ đồng) nhờ (1) tăng trưởng thu nhập lãi thuần (+19% n/n); (2) OPEX kiểm soát tốt (CIR 2Q23 là 29% so với 2Q22 là 33%). Tuy nhiên, chi phí dự phòng gia tăng (+137% n/n) lại là tác nhân kìm hãm đà tăng của lợi nhuận. Luỹ kế, LNTT 1H23 tăng 12% n/n đạt 5,642 tỷ đồng, hoàn thành 46% kế hoạch năm 2023.
  • Tổng tín dụng 2Q23 đi ngang khi chỉ tăng 0.8% kể từ đầu năm (so với 1Q23 là giảm 1.3% kể từ đầu năm), nguyên nhân chủ yếu do sự sụt giảm tại phân khúc bán lẻ (chiếm 87% tổng dư nợ; và giảm 2.5% kể từ đầu năm) trong bối cảnh suy thoái kinh tế. Ban lãnh đạo kỳ vọng tăng trưởng tín dụng nhanh hơn trong 2H23 và mục tiêu tăng trưởng năm 2023 là 15% – 20% nhờ tình hình kinh tế thuận lợi hơn. Theo VIB, NHNN phê duyệt cấp tín dụng lần 2 với hạn mức 14.25%.Biên lãi thuần 2Q23 tăng nhẹ lên 4.7% (so với 4.4% trong 2Q22 và 4.7% trong 1Q23) nhờ việc điều chỉnh giảm đồng thời lãi suất huy động và cho vay. Dự kiến biên lãi thuần sẽ duy trì ở mức khoảng 4.5% trong 2H23, theo thông tin từ ngân hàng.

Link tải full báo cáo:

https://storage01.hn.ss.bfcplatform.vn/baocaophantich/1690451137365_VIB_KIS_2023-07-27.pdf

10.  BCC [ Nắm giữ ] KQKD 6T23 : Q2/23 Vẫn thua lỗ nhưng đã giảm so với trước – KIS

  • Doanh thu của BCC giảm 21.3% n/n xuống 892.5 tỷ đồng trong Q2/23 trong khi LNST lỗ 6.7 tỷ đồng. Biên LN gộp được cải thiện từ 4.2% trong Q1/23 lên 7.7% trong Q2/23. Theo công ty, giá than đã giảm 5% so với Q1/23. Công ty vẫn cho rằng sản lượng xuất khẩu trong Q3/23 sẽ yếu khi cạnh tranh ngày càng gay gắt. Đối với thị trường nội địa, công ty nhận thấy một số tín hiệu tích cực.
  • Do ảnh hưởng của mùa mưa và các vấn đề của thị trường BĐS, nhu cầu thị trường dự kiến sẽ tiếp tục yếu trong Q3/23 và nửa cuối năm 2023. Tuy nhiên, El-Nino dự kiến sẽ làm tăng số ngày khô hạn, do đó sẽ làm tăng khả năng tiêu thụ xi măng cao hơn trong Q3/23.
  • KIS duy trì đánh giá NẮM GIỮ đối với cổ phiếu BCC do KIS nhận thấy triển vọng của ngành vẫn còn u ám.

Link tải full báo cáo:

https://storage01.hn.ss.bfcplatform.vn/baocaophantich/1690365161280_BCC_KIS_2023-07-26.pdf

 

11. SIP [ Trung lập ]: Điểm sáng ngành BĐS KCN – KIS

  • Theo ban lãnh đạo, KQKD sơ bộ 2Q23 đạt doanh thu 1,660.7 tỷ đồng (3.1% n/n, 19.1% q/q) và 276 tỷ đồng LN ròng (7.8% n/n,111% q/q). KIS nhận thấy tăng trưởng doanh thu của toàn tập đoàn trong 2Q23 đến từ tăng trưởng toàn diện ở tất cả các phân khúc, trong đó 1) doanh thu BĐS KCN đạt 92.1 tỷ đồng (2.9% n/n, 0.5% q/q) 2) doanh thu kinh doanh tiện ích đạt 1,249.4 tỷ đồng ( -6.3% n/n, 19.1% q/q). Biên LN gộp tổng hợp giảm còn 13.4%, +0.4đpt n/n, -3.3đpt q/q, do đó LN gộp dừng ở mức 223.2 tỷ đồng. KQKD khả quan trong 2Q23 giúp 6T23 đạt doanh thu không đổi là 3,058 tỷ đồng và LN ròng tăng ổn định ở mức 442.6 tỷ đồng (6.3% n/n). Sau 6T23, công ty đã hoàn thành 57.5%/58.6% kế hoạch cả năm.
  • Công ty sẽ niêm yết tại HSX từ ngày 8/8 và có thể thực hiện chia tách cổ phiếu 1:1 nhằm tăng tính thanh khoản cho cổ phiếu SIP. Để giải quyết mối lo về khoản dư tiền mặt dồi dào lên đến 3,712 tỷ đồng (chiếm 18.7% tổng tài sản) tính đến cuối 1Q23, công ty có thể chi tiền bồi thường GPMB tại KCN Phước Đông (giai đoạn 2, 560ha) và KCN Lê Minh Xuân tổng cộng lên tới 2,000 tỷ đồng trong hai năm tới. Ban lãnh đạo cũng triển khai một số hệ thống điện mặt trời với tổng công suất 800MW để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của khách thuê. Mặc dù doanh thu chưa thực hiện khá dồi dào (11.3 nghìn tỷ đồng tính đến cuối 2Q23), công ty khẳng định chính sách doanh thu khấu hao là giải pháp tối ưu.

Link tải full báo cáo:

https://storage01.hn.ss.bfcplatform.vn/baocaophantich/1690365209400_SIP_KIS_2023-07-26.pdf

12.  STK [ Trung lâp –  33,400đ/cp ] Sản lượng tiêu thụ tiếp tục phục hồi trong nửa cuối năm 2023 – SSI

  • Trong Q2/2023, STK đạt doanh thu thuần và lợi nhuận ròng lần lượt là 407 tỷ đồng (-23% svck; +41% so với quý trước) và 38 tỷ đồng (-47% svck), cao hơn ước tính của SSI. Công ty tự tin rằng các đơn đặt hàng sẽ tiếp tục cải thiện về số lượng trong Q3 và Q4/2023 so với quý trước. Xu hướng giảm của giá chip PET trung bình sẽ tiếp tục giúp biên lợi nhuận gộp cải thiện trong nửa cuối năm 2023. Trong năm 2023, SSI ước tính doanh thu thuần và lợi nhuận ròng lần lượt đạt 1,8 nghìn tỷ đồng (-14,7% svck) và 167 tỷ đồng (-31% svck). Trong năm 2024, SSI ước tính doanh thu thuần và lợi nhuận ròng lần lượt đạt 2,2 nghìn tỷ đồng (+19,7% svck) và 225 tỷ đồng (+34,4% svck). SSI đã áp dụng mức P/E trung bình lịch sử là 14x cho EPS 2024 để đưa ra mức giá mục tiêu mới cho cổ phiếu là 33.400 đồng/cổ phiếu (tăng từ 26.800 đồng/cổ phiếu), với tiềm năng tăng giá là 5%. SSI lặp lại khuyến nghị TRUNG LẬP đối với cổ phiếu. Do STK hoạt động ở phân khúc cao hơn chuỗi giá trị ngành, SSI kỳ vọng kết quả doanh thu sẽ là dấu hiệu đầu tiên cho thấy sự phục hồi của ngành, tiếp sau đó là các doanh nghiệp sản xuất hàng may mặc khác.

Link tải full báo cáo:

https://storage01.hn.ss.bfcplatform.vn/baocaophantich/1690364913522_STK_SSI_2023-07-26.pdf

13.  TCB [ Trung lập ] Lợi nhuận chạm đáy – KIS

  • TCB đã công bố KQKD với LNTT 2Q2023 giảm 22.8% n/n (đạt 5,649 tỷ đồng) do (1) NIM LTM giảm từ 5.6% vào 2Q22 xuống còn 4.3% vào 2Q23; (2) chi phí dự phòng cao (+93.4% n/n). Tuy nhiên, LNTT 2Q23 tương đương với 1Q23, tăng 0.5% q/q. – Luỹ kế, LNTT 1H23 giảm 20.1% n/n đạt 11,272 tỷ đồng, hoàn thành 51% kế hoạch năm 2023.
  • Tổng tín dụng 2Q23 tăng 9.7% kể từ đầu năm, cao hơn 1Q22 (tăng 7.6% kể từ đầu năm), cao hơn cả ngành (tăng 4.6% kể từ đầu năm) và gần bằng với 1Q23 (tăng 9.0% kể từ đầu năm). Dư nợ tín dụng bán sỉ 2Q23 (chiếm 36% tổng tín dụng) tăng mạnh 47% kể từ đầu năm, bù đắp cho tăng trưởng tín dụng bán lẻ (chiếm 41% tổng tín dụng) giảm 8.4% kể từ đầu năm do sự sụt giảm tại thị trường bất động sản. Trong khi đó, dư nợ TPDN (chiếm 8% tổng tín dụng) giảm nhẹ 2.4% kể từ đầu năm. Tăng trưởng huy động 2Q23 đã tăng 11.3% kể từ đầu năm, cao hơn so với 1Q23 (tăng 10.6% kể từ đầu năm). Theo thông tin từ TCB, NHNN phê duyệt cấp tín dụng lần 2 với hạn mức 14.1%.

Link tải full báo cáo:

https://storage01.hn.ss.bfcplatform.vn/baocaophantich/1690365243988_TCB_KIS_2023-07-26.pdf

14.  ACB [ MUA – 25.500đ/cp] An toàn vững bước – MAS

  • Dù chất lượng tài sản có phần sụt giảm, nhưng so với mặt bằng chung, chỉ số của ACB vẫn tỏ ra vượt trội so với phần lớn các NHTM. Theo quan điểm của MAS, kinh tế tăng trưởng chậm sẽ dẫn đến chi phí trích lập dự phòng ngắn hạn cho ACB (so với gánh nặng dài hạn) nhờ dư nợ cho vay của ACB tập trung vào nhóm KHcá nhân (KHCN) và doanh nghiệp vừa và nhỏ (DNVVN). Trong 5 năm qua, tỷ trọng hai nhóm này luôn chiếm hơn 90% dư nợ cho vay của ACB (94% tính đến quý 2 năm 2023), điều này sẽ loại trừ yếu tố bất ngờ từ áp lực trích lập dự phòng tăng đột biến do rủi ro thanh khoản khó khăn của các tập đoàn với bối cảnh kinh tế bất ổn.
  • Các tỷ lệ an toàn vốn (CAR) cao và thanh khoản ổn định sẽ tạo động lực cho tăng trưởng dài hạn của ngân hàng. Đến cuối Q2/2023, CAR ACB tăng nhẹ 0.1%p sv. 2022 lên 12.9%. Bên cạnh đó, các tỷ lệ đo sức khỏe thanh khoản của ngân hàng duy trì ở mức an toàn, bao gồm tỷ lệ cho vay trên tiền gửi (LDR) (79,1% sv. trần là 85%), tỷ lệ huy động vốn ngắn hạn trên tổng cho vay trung dài hạn (19,2% sv. trần 34%), và tỷ lệ dự trữ thanh khoản(17,2% sv. tối thiểu 10%). Nhìn chung, ACB được kỳ vọng duy trì tăng trưởng tín dụng ổn định, qua đó hỗ trợtăng trưởng thu nhập.
  • MAS duy trì khuyến nghị Tăng Tỷ Trọng và nâng giá mục tiêu cho ACB lên 25,500 đồng (từ 22,900 đồng, đã điều chỉnh cổ tức), do các điều chỉnh tăng trong dự phóng lợi nhuận của ngân hàng. Các yếu tố tích cực của ACBbao gồm: 1) chất lượng tài sản vượt trội và tỷ lệ bao phủ nợ xấu cao; 2) tăng trưởng bền bỉ trong gần một thập kỷ; và 3) nền tảng vững chắc và chiến lược kinh doanh thận trọng đảm bảo tăng trưởng dài hạn.

Link tải full báo cáo:

https://storage01.hn.ss.bfcplatform.vn/baocaophantich/1690278819057_ACB_MAS_2023-07-25.pdf

15.  FMC [ MUA – 57,300đ/cp ] Động lực tăng trưởng dài hạn đến từ mở rộng công suất nhà máy và vùng nuôi – FPTS

  • Thế mạnh sản xuất các sản phẩm tôm chế biến sâu giúp FMC nâng cao năng lực cạnh tranh. Nhờ tập trung dòng sản phẩm này, tổng doanh thu của FMC đã tăng trưởng 10% mỗi năm trong giai đoạn 2017 – 2022 so với kim ngạch gần như đi ngang của ngành tôm Việt Nam cùng giai đoạn.
  • Vùng nuôi mới đi vào vận hành từ T6/2023 kỳ vọng là động lực giúp FMC đẩy mạnh xuất khẩu sang EU. EU là thị trường xuất khẩu tôm lớn thứ 3 của FMC, chiếm khoảng 24% tổng doanh thu mỗi năm. Doanh thu xuất khẩu sang EU của FMC gần như đi ngang trong giai đoạn 2019 – 2022, một phần do FMC thiếu nguồn tôm đạt chuẩn để xuất khẩu sang thị trường này. Nhờ vùng nuôi mới đạt chuẩn EU đi vào vận hành, FPTS kỳ vọng doanh thu xuất khẩu sang EU của FMC sẽ cải thiện rõ nét từ năm 2024. (chi tiết).
  • Công suất nhà máy tăng lên gấp đôi từ đầu năm 2023 là động lực giúp FMC tăng trưởng doanh thu trong dài hạn. Tính đến cuối năm 2022, 4 nhà máy cũ của FMC đã vận hành gần như tối đa công suất. Do đó việc đưa vào vận hành 2 nhà máy mới từ đầu năm 2023 được kỳ vọng sẽ giúp FMC đẩy mạnh xuất khẩu trong bối cảnh nhu cầu tôm toàn cầu dự báo tăng, đặc biệt từ thị trường EU nhờ lợi thế vùng nuôi mới của doanh nghiệp. FPTS dự báo tổng doanh thu xuất khẩu của FMC sẽ tăng trưởng nhanh với CAGR = 11%/năm trong giai đoạn 2024F – 2028F nhờ công suất chế biến tăng từ các nhà máy mới. (chi tiết).

Link tải full báo cáo:

https://storage01.hn.ss.bfcplatform.vn/baocaophantich/1690278722553_FMC_FPTS_2023-07-25.pdf

16.  PC1 [ Trung lập – 29.000đ/cp ] Thận trọng với kỳ vọng tăng trưởng phía trước –VDSC

  • QHĐ VIII được phê duyệt mở ra kỳ vọng tăng trưởng trong trung và dài hạn cho PC1 với hoạt động xây lắp lưới truyền tải và các dự án NLTT. Tuy nhiên trong năm 2023, VDSC cho rằng hai lĩnh vực kinh doanh cốt lõi đóng góp vào phần lớn cơ cấu lợi nhuận của PC1 là xây lắp điện & sản xuất điện sẽ có thể ghi nhận KQKD thấp hơn so với cùng kỳ. Năm 2023 cũng là năm doanh nghiệp dự kiến sẽ ghi nhận thêm đóng góp của hai lĩnh vực mới, là khai khoáng và quản lý, vận hành KCN. Trên cơ sở dự phóng thận trọng đóng góp của hai mảng kinh doanh mới vào cơ cấu lợi nhuận của PC1, VDSC kỳ vọng hai dự án mới bù đắp được phần lợi nhuận thiếu hụt do hoạt động xây lắp và sản xuất điện kém khả quan.
  • Kết hợp hai phương pháp định giá Tổng các thành phần (SoP) và P/E với tỷ lệ là 70/30, VDSC ước tính giá trị hợp lý của cổ phiếu PC1 ở mức 28.300 đồng/cp cho tầm nhìn một năm. VDSCcho rằng kỳ vọng tăng trưởng lợi nhuận trong giai đoạn tới phần lớn đã phản ánh vào giá cổ phiếu. Do đó, với mức sinh lời kỳ vọng -2% dựa trên giá đóng cửa ngày 24/07/2023, VDSC khuyến nghị TRUNG LẬP với PC1.

Link tải full báo cáo:

https://storage01.hn.ss.bfcplatform.vn/baocaophantich/1690278943244_PC1_VDSC_2023-07-25.pdf

17.  ACB [ Nắm giữ ] Cập nhật Cuộc họp Chuyên viên phân tích  – SSI

  • ACB công bố LNTT sơ bộ đạt 4,83 nghìn tỷ đồng (-1,7% svck) trong Q2/2023, theo đó LNTT nửa đầu năm 2023 đạt 10 nghìn tỷ đồng, vượt kỳ vọng của SSI và hoàn thành 50% kế hoạch lợi nhuận đặt ra tại ĐHCĐ. Tăng trưởng lợi nhuận chậm lại là do NIM bị thu hẹp, áp lực dự phòng và thu nhập phí chậm lại. Trong khi tăng trưởng tín dụng phục hồi trong Q2/2023 đạt 4,6% so với đầu năm hay so với mức -0,6% trong Q1/2023, tổng tăng trưởng huy động đạt 4,2% so với đầu năm. Tỷ lệ nợ xấu tăng lên mức 1,07% (so với 0,96% trong Q1/2023). Với tỷ lệ LDR (79%) và nguồn vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn (19%) thấp hơn nhiều so với mức trần, SSI cho rằng áp lực huy động vốn sẽ không phải là trở ngại lớn để ACB tăng trưởng tín dụng trong nửa cuối năm 2023.
  • Tăng trưởng tín dụng đã được cải thiện. Tăng trưởng tín dụng phục hồi mạnh mẽ trong tháng 6/2023, đạt mức 4,6% so với đầu năm lên 429 nghìn tỷ đồng (tương đương tăng 5,2% so với quý trước và là một trong những mức tăng trưởng tín dụng mạnh nhất trong số các ngân hàng SSI nghiên cứu trong Q2/2023), được dẫn dắt bởi khách hàng doanh nghiệp với mức tăng trưởng 7,6% so với đầu năm trong khi mảng bán lẻ có mức tăng trưởng khiêm tốn hơn là 3% so với đầu năm. Cho vay mua nhà cũng tăng 3% so với đầu năm lên 81 nghìn tỷ đồng. Với hạn mức tín dụng được cấp hiện tại là 14,5%, ACB có thể sẽ tiếp tục tăng trưởng tín dụng ở các khách hàng doanh nghiệp bằng cách đưa ra các mức lãi suất cho vay hấp dẫn hơn và cải thiện tỷ lệ CASA (21%) trong nửa cuối năm 2023. Hơn nữa, SSI cho rằng ACB có thể tận dụng lợi thế từ chi phí vốn thấp hơn so với các ngân hàng khác, cũng như các điều khoản mới trong Thông tư 06 về cho vay tái cấp vốn, để giành thêm thị phần.

Link tải full báo cáo:

https://storage01.hn.ss.bfcplatform.vn/baocaophantich/1690193124884_ACB_SSI_2023-07-24.pdf

 

18. IJC [ Tích cực – 19.397đ/cp  ]: Định giá còn dư địa trong trung hạn – VCBS

  • Căn cứ kế hoạch công ty đề ra và bối cảnh thị trường, BVSC ước tính doanh thu là 1.609 tỷ, giảm 18% yoy. Lợi nhuận sau thuế ước đạt 427 tỷ, giảm 16% yoy. Mặc dù, lợi nhuận năm 2023 giảm so với năm 2022 nhưng vẫn tích cực trong bối cảnh hiện tại. Kế hoạch phát hành cho cổ đông hiện hữu là động lực để IJC duy trì kết quả kinh doanh.
  • VCBS cho rằng giá cổ phiếu IJC vẫn đang định giá thấp so với giá trị hợp lý của Công ty. Theo ước tính thận trọng của BVSC, giá hợp lý mỗi cổ phần IJC là 19.397 đồng/cp, cao hơn 30,6% giá thị trường ngày 21/7/2023. VCBS khuyến nghị OUTPERFORM với cổ phiếu IJC cho mục tiêu đầu tư trung hạn. Triển vọng khả quan hơn vào năm 2024 và các thông tin chi tiết hơn về góp vốn vào Becamex Bình Phước sẽ là điểm nhấn cho IJC trong thời gian tới. Rủi ro: thị trường bất động sản phục hồi kéo dài hơn so với kỳ vọng.

Link tải full báo cáo:

https://storage01.hn.ss.bfcplatform.vn/baocaophantich/1690193506845_IJC_BVSC_2023-07-24.pdf

19.  PNJ [ Tích cực –  98,902đ/cp ] Bền bỉ với khả năng gia tăng thị phần & lợi thế vận hành – VCBS

  • Chủ yếu dựa trên việc điều chỉnh tăng dự báo KQKD, VCBS nâng giá mục tiêu (TP) theo Phương pháp DCF cho PNJ thêm 15,3% lên 98.902 đồng/cp (Upside: 23,6%) từ mức 85.746 đồng/cp trong Cập nhật Ngành Bán lẻ gần đây. Tại TP mới, VCBS định giá PNJ ở mức P/E hợp lý là 15,5x.
  • Trong khi LN ròng nửa đầu năm 2023 của PNJ chứng tỏ bền bỉ, giá cổ phiếu của PNJ đã giảm 9,3% so với đầu năm, kém hiệu quả hơn 22,9% so với VNIndex (tăng 13,6%). Ở mức giá hiện tại, PNJ giao dịch hấp dẫn với P/E là 12,7x (năm 2024), 11,0x (năm 2025) so với mức trung bình 5 năm là 18,0x. Duy trì khuyến nghị Outperform.
  • Về dài hạn, BVSC tiếp tục ưa thích PNJ với vị thế cạnh tranh hưởng lợi trực tiếp từ: (1) tăng trưởng của thị trường trang sức có thương hiệu tại Việt Nam; và (2) gia tăng tầng lớp trung lưu và giàu có.

Link tải full báo cáo:

https://storage01.hn.ss.bfcplatform.vn/baocaophantich/1690193424470_PNJ_BVSC_2023-07-24.pdf.

20.  VNM [ Tích cực – 83.000đ/cp ] KQKD ước tính Q2/23 tích cực hơn kỳ vọng của chúng tôi – VNDS

  • VNM ghi nhận KQKD tích cực trong Q2/23 với lợi nhuận (LN) sau thuế tăng 5,6% svck sau 5 quý giảm liên tiếp.
  • VNDS cho rằng VNM đang có sự thay đổi lớn thông qua chiến dịch tái định vị thương hiệu nhằm giành lại thị phần và tạo đà tăng trưởng doanh thu.
  • Nâng khuyến nghị lên Khả quan với giá mục tiêu cao hơn là 83.000đ/cp.
  • MBS lựa chọn KBC, NTC và SIP do tiềm năng tăng trưởng dài hạn nhờ quỹ đất sạch lớn, tài chính lành mạnh.

Link tải full báo cáo:

https://storage01.hn.ss.bfcplatform.vn/baocaophantich/1690193341362_VNM_VNDS_2023-07-24.pdf

Quý nhà đầu tư lưu ý:

Đây là báo cáo tổng hợp quan điểm từ phía các công ty chứng khoán, KHÔNG PHẢI QUAN ĐIỂM CỦA TEAM.

———-Team LTBNM tổng hợp ————-

BÀI VIẾT LIÊN QUAN