TỔNG HỢP BÁO CÁO PHÂN TÍCH TỪ CÁC CÔNG TY CHỨNG KHOÁN TỪ 26/02 – 01/03/2024

Lượt xem: 785 | Ngày đăng: 07/03/2024 | Báo cáo từ CTCK Blog

Kính gửi các anh chị đầu tư!

Team buôn nước mắm Cập nhật các báo cáo từ ngày 26/02 – 01/03/2024

  1. VHC [ Theo dõi – 71,100đ/cp]: Triển vọng 2024 – DSC..
  2. HPG [ Tích cực – 37,000đ/cp ]: Báo cáo cổ phiếu – MBS.
  3. C4G [ Theo dõi – 12,700đ/cp ] Triển vọng 2024 – DSC..
  4. HPG [ MUA – 32,700đ/cp ] Triển vọng 2024 – DSC..
  5. AGG [ MUA –29,600đ/cp ] Triển vọng 2024 –  DSC..
  6. VSC [ MUA – 26,700đ/cp] Chiến lược M&A làm trọng tâm – MAS.
  7. FMC [ MUA – 58,000đ/cp] Vững thuyền, vượt sóng – MAS.
  8. KSB [ Theo dõi – 26,500đ/cp ] Triển vọng 2024 – KSB..
  9. QNS [ Tích cực – 62,400đ/cp] Vững bước sau đỉnh cao – VNDS.
  10. TNG [ MUA – 24,900đ/cp] Duy trì đà tăng trưởng – KBSV..
  11. SIP [ Tích cực – 93,500đ/cp] Cập nhật SIP – ACBS.
  12. PVT [ MUA – 33,000đ/cp ] Mở rộng đội tàu trong bối cảnh thị trường vận tải dầu thuận lợi – AGR..
  13. PVS [ Tích cực – 47,000đ/cp ] Báo cáo cổ phiếu – MBS.
  14. VCG [ Nắm giữ – 24,000đ/cp] Lợi nhuận suy giảm – MAS.
  15. BCG [ MUA – 8,500đ/cp] Chuẩn bị cho sự phục hồi trong 2024 – Yuanta.
  16. FPT [ Trung lập – 114,100đ/cp] Tiếp tục tăng trưởng hai con số trong năm 2024 nhờ mảng Giáo dục và CNTT nước ngoài – SSI.
  17. CNG [ MUA – 38,800đ/cp] Năm 2024: Bản lề cho sự tăng trưởng – MAS.
  18. PC1 [ MUA – 28,400đ/cp ] Kỳ vọng phục hồi nhờ hưởng lợi từ quy hoạch điện VIII – AGR..
  19. HAH [ Trung lập – 45,100đ/cp ] Căng thẳng Biển Đỏ giúp rút ngắn chu kỳ đi xuống của ngành vận tải container – SSI.
  20. PNJ [ MUA – 90,100đ/cp] Doanh thu tháng 1 giảm so với cùng kỳ do chênh lệch về thời điểm nghỉ Tết – Yuanta
  21. DPM [ MUA – 41,800đ/cp] Tiềm năng hồi phục nhờ giá ure cải thiện – KBSV..
  22. HDG [ Tích cực – 33,700đ/cp] La Nina sớm trở lại tạo động lực cho mảng thủy điện – VNDS.
  23. VHM [ MUA – 61,400đ/cp ] Cập nhật VHM – ACBS.
  24. VCB [ Nắm giữ – 107,000đ/cp ] Duy trì đà tăng trưởng hai chữ số – AGR..
  25. PC1 [ Tích cực – 32,200đ/cp] Báo cáo cổ phiếu – MBS.

Quý nhà đầu tư lưu ý:

Đây là báo cáo tổng hợp quan điểm từ phía các công ty chứng khoán, KHÔNG PHẢI QUAN ĐIỂM CỦA TEAM.

– Link  room zalo miễn phí: https://zalo.me/g/xtdspd746
– Đăng kí dịch vụ tư vấn: https://langtubuonnuocmam.com/dich-vu

1.  VHC [ Theo dõi – 71,100đ/cp]: Triển vọng 2024 –  DSC

  • Tích cực: Nhu cầu tiêu thụ cá tra phục hồi ở các thị trường xuất khẩu từ Q2.2024.
  • Tiêu cực: Tín hiệu phục hồi chưa rõ ràng, tốc độ cải thiện giá cá tra còn yếu. Căng thẳng khu vực Biển Đỏ khiến giá vận tải biển duy trì cao.
  • Khuyến nghị: Nhà đầu tư có thể cân nhắc giải ngân khi cổ phiếu chiết khấu về vùng giá 58.500 – 60.000 VND/cp.

Link tải full báo cáo:

https://cafef1.mediacdn.vn/Images/Uploaded/DuLieuDownload/PhanTichBaoCao/VHC_29224_DSCS29022024142000.pdf

2.  HPG [ Tích cực – 37,000đ/cp ]: Báo cáo cổ phiếu – MBS

  • Sản lượng và giá thép kì vọng cải thiện lần lượt 8% và 6% svck vào năm 2024.
  • MBS dự báo LN ròng 2024 – 2025 tăng 92% – 36% svck nhờ kì vọng sản lượng và biên lợi nhuận gộp của doanh nghiệp phục hồi tích cực.
  • MBS đưa ra khuyến nghị KHẢ QUAN cho HPG với giá mục tiêu 37,000 đồng/cp.

Link tải full báo cáo:

https://cafef1.mediacdn.vn/Images/Uploaded/DuLieuDownload/PhanTichBaoCao/HPG_4324_MBS04032024094134.pdf

3. C4G [ Theo dõi – 12,700đ/cp ] Triển vọng 2024 –  DSC

  • Tích cực: Tốc độ giải ngân vốn đầu tư công của Bộ GTVT tích cực hơn. Đòn bẩy tài chính của doanh nghiệp giảm mạnh và ở mức an toàn. Kỳ vọng hoàn tất chuyển giao dịch lên sàn HNX trong năm nay.
  • Tiêu cực: Một số dự án cao tốc Bắc-Nam giai đoạn 2 bị chậm tiến độ do vướng mắc GPMB và thiếu hụt đất đắp nền.
  • Khuyến nghị: Có thể theo dõi cổ phiếu khi P/E về quanh mức 23,6-25,7 lần tương đương với vùng giá khoảng 10.100 – 11.000 VND/cp.

Link tải full báo cáo:

https://cafef1.mediacdn.vn/Images/Uploaded/DuLieuDownload/PhanTichBaoCao/C4G_29224_DSCS29022024142139.pdf

4.     HPG [ MUA – 32,700đ/cp ] Triển vọng 2024 – DSC

  • Tích cực: Sản lượng và giá bán hồi phục so với vùng trũng năm 2023.
  • Tiêu cực: Phụ thuộc vào tốc độ hồi phục chậm của thị trường BĐS.
  • Khuyến nghị: Do câu chuyện kỳ vọng về hồi phục kết quả kinh doanh đã phần nào được xác nhận trong quý 4/2023 khiến tính đột biến không còn, DSC khuyến nghị theo dõi và có thể đầu tư cổ phiếu HPG ở mức giá chiết khấu hấp dẫn hơn, khoảng 26.000-27.000 VND.

Link tải full báo cáo:

https://cafef1.mediacdn.vn/Images/Uploaded/DuLieuDownload/PhanTichBaoCao/HPG_29224_DSCS29022024162539.pdf

5.     AGG [ MUA –29,600đ/cp ] Triển vọng 2024  –  DSC

  • Tích cực: Cấu trúc tài chính an toàn, linh hoạt; Dự án phát triển bài bản, pháp lý đầy đủ.
  • Tiêu cực: Kết quả kinh doanh không quá khả quan.
  • Khuyến nghị: Mặc dù sẽ không có nhiều khởi sắc về kết quả kinh doanh trong năm 2024, với mức P/B hiện tại DSC vẫn đánh giá cổ phiếu đang ở vùng khá hấp dẫn. Tùy vào điều kiện của thị trường, nhà đầu tư có thể giải ngân tại vùng 23.000-24.500 VND.

Link tải full báo cáo:

https://cafef1.mediacdn.vn/Images/Uploaded/DuLieuDownload/PhanTichBaoCao/AGG_29224_DSCS29022024162406.pdf

6.     VSC [ MUA – 26,700đ/cp] Chiến lược M&A làm trọng tâm – MAS

  • Thông tư 39/2023/TT-BGTVT được thông qua nâng toàn bộ mức phí sàn dịch vụ của cảng biển trung bình lên khoảng 10%, hỗ trợ tích cực cho tăng trưởng doanh thu của các doanh nghiệp vận hành cảng biển. VSC tiếp tục đẩy mạnh hoạt động M&A với mục tiêu nâng tổng sở hữu tại Công ty TNHH Cảng Nam Hải Đình Vũ từ mức 36% lên 79%. Để có nguồn vốn thực hiện cho hoạt động này VSC hiện đang thực hiện việc chào bán thêm hơn 133 triệu cổ phiếu.
  • Với những triển vọng như trên MAS dự phóng doanh thu thuần năm 2024 của VSC đạt 2,508 tỷ đồng (+15% YoY) và lợi nhuận sau thuế đạt 397 tỷ ( tăng 97,2% YoY); 1) Biên lợi nhuận gộp được cải thiện đáng kể từ mức 30% lên 32%; 2) Chiến lược M&A sẽ khiến cho chi phí tài chính duy trì ở mức cao, đạt hơn 205 tỷ đồng (+20% YoY); 3) Chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp tăng lần lượt ở mức 5% và 8%YoY.
  • EPS dự phóng đạt 1,237 đồng/ cổ phiếu, tương ứng P/E dự phóng đạt 18,3x đây ở mức cao hơn trung bình 5 năm của doanh nghiệp. MAS đánh giá TÍCH CỰC đối với VSC: 1) Khung cước phí vận tải tăng; 2) Dòng vốn FDI đầu tư vào khu vực Hải Phòng thúc đẩy giao thương giữa Việt Nam- Trung Quốc; 3) Hệ thống cảng biển của VSC quy mô lớn nhất tại khu vực.

Link tải full báo cáo:

https://cafef1.mediacdn.vn/Images/Uploaded/DuLieuDownload/PhanTichBaoCao/VSC_29224_MIRAE29022024112243.pdf

7.     FMC [ MUA – 58,000đ/cp] Vững thuyền, vượt sóng  – MAS

  • FMC là doanh nghiệp hàng đầu trong chế biến và xuất khẩu tôm tại Việt Nam, hơn 95% doanh thu đến từ các thị trường xuất khẩu lớn như: EU, Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Úc, … Doanh nghiệp sở hữu 3 nhà máy với công suất chế biến đạt 45.000 tấn/năm và 2 vùng nuôi tôm cung cấp hơn 16.000 tấn sản lượng/năm, tổng diện tích nuôi trồng hơn 525 ha.
  • Năm 2023, doanh thu thuần và lãi ròng sau thuế công ty mẹ lần lượt đạt 5.087 tỷ đồng và 276 tỷ đồng, lần lượt giảm 12,1% và 11,9% YoY: 1) Biên lợi nhuận gộp giảm từ 10,9% xuống 9,7% so với cùng kỳ; 2) Chi phí tài chính tăng 13,4% YoY, do chi phí lãi vay tăng 63,5% YoY; 3) Doanh thu tài chính tăng 2,5% YoY, do lãi tiền gửi tăng 16,7%.
  • Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), kim ngạch xuất khẩu thủy sản năm 2023 giảm 18% YoY, đạt gần 9 tỷ USD. Trong đó, xuất khẩu tôm của Việt Nam đạt 3,4 tỷ USD, giảm 22% so với cùng kỳ. Trong cơ cấu xuất khẩu tôm của Việt Nam, Mỹ là thị trường nhập khẩu chủ chốt, đạt 682 triệu USD năm 2023, tiếp đến là Trung Quốc (607 triệu USD), Nhật Bản (511 triệu USD), …
  • Kim ngạch xuất khẩu tôm tháng 1/2024 đạt 242 triệu USD, tăng 71% YoY, trong đó Nhật Bản chiếm tỷ trọng nhập khẩu cao nhất, đạt 130 triệu USD. FMC dần mở rộng thị phần sang Nhật Bản khi chịu sức ép cạnh tranh bởi Ecuador tại Mỹ và EU. Thị phần nhập khẩu của Nhật Bản tại FMC tăng lên đáng kể, từ 28,1% (2020), 38,9% (2021) lên 43,8% (2022). MAS kỳ vọng thị trường Nhật Bản sẽ là điểm sáng khi FMC là một trong những doanh nghiệp đầu tiên tại Việt Nam xuất khẩu tôm vào thị trường khó tính như Nhật Bản.
  • Vận hành khu trang trại Vinfarm ở Vĩnh Thuận vào tháng 7/2023, giúp mở rộng vùng nuôi thêm 203 ha, nâng tổng diện tích vùng nuôi lên 525 ha. Đồng thời nâng khả năng tự chủ nguyên liệu lên 40%. Kỳ vọng từ năm 2024, vùng nguyên liệu đi vào hoạt động hoàn toàn sẽ làm tăng khả năng tự chủ của FMC, giúp cải thiện biên lợi nhuận gộp.
  • Năm 2024, MAS dự phóng doanh thu và lãi ròng đạt 5.793 và 319 tỷ đồng, tăng 13,9% và 15,5% so với cùng kỳ: 1) Biên lợi nhuận gộp cải thiện từ 9,7% lên 10,5% nhờ nâng tỷ lệ tự chủ nguyên vật liệu; 2) Doanh thu thủy sản đạt 5.603 tỷ đồng, tăng 13,6% YoY. Doanh thu nông sản đạt 190 tỷ, tăng 19,5% YoY; 3) Ước tính sản lượng tiêu thụ thủy sản đạt 20.018 tấn tăng 15%, giá bán duy trì mức ổn định so với cùng kỳ năm ngoái.

Link tải full báo cáo:

https://cafef1.mediacdn.vn/Images/Uploaded/DuLieuDownload/PhanTichBaoCao/FMC_29224_MIRAE29022024112011.pdf

8.     KSB [ Theo dõi – 26,500đ/cp ] Triển vọng 2024 – KSB

  • Tích cực: (1) Nhu cầu thuê đất KCN cao và (2) chính phủ đẩy mạnh đầu tư công sẽ hỗ trợ KSB phục hồi kết quả kinh doanh.
  • Tiêu cực: Lợi nhuận tiếp tục giảm hoặc phục hồi chậm hơn kỳ vọng.
  • Khuyến nghị: Hiện KSB đã có mức giá tương đương giá mục tiêu DSC đưa ra. Do đó, DSC không khuyến nghị giải ngân mới với KSB.

Link tải full báo cáo:

https://cafef1.mediacdn.vn/Images/Uploaded/DuLieuDownload/PhanTichBaoCao/KSB_29224_DSCS29022024162226.pdf

9.     QNS [ Tích cực – 62,400đ/cp] Vững bước sau đỉnh cao – VNDS

  • Duy trì khuyến nghị KHẢ QUAN với tiềm năng tăng giá 30% và tỷ suất cổ tức 6,1%. VNDS hạ giá mục tiêu xuống 4,1% so với giá mục tiêu trước đó khi giá cổ phiếu đã tăng 3% kể từ báo cáo gần nhất.
  • Giá mục tiêu thấp hơn chủ yếu do chuyển mô hình dự phóng DCF sang 2024 và P/E mục tiêu thấp hơn trong phương pháp SOTP.
  • P/E của QNS hiện đang ở mức 7,5x – thấp hơn trung bình ngành và chưa phản ánh hết triển vọng tăng trưởng dài hạn của công ty.

Link tải full báo cáo:

https://cafef1.mediacdn.vn/Images/Uploaded/DuLieuDownload/PhanTichBaoCao/QNS_29224_VNDS29022024141000.pdf

10.  TNG [ MUA – 24,900đ/cp] Duy trì đà tăng trưởng – KBSV

  • CTCP Đầu tư và Thương mại TNG (TNG) là một trong những công ty may mặc phát triển nhanh nhất Việt Nam, có cơ cấu tài chính táo bạo và là một trong những doanh nghiệp xuất khẩu hàng may mặc hàng đầu Việt Nam. Công ty có danh mục khách hàng đa dạng bao gồm nhiều thị trường xuất khẩu dệt may trọng điểm của Việt Nam. Hoạt động kinh doanh chính của TNG là sản xuất hàng may mặc CMT, công ty sở hữu hơn 300 dây chuyền sản xuất tại 18 chi nhánh và có trụ sở tại tỉnh Thái Nguyên, Việt Nam.
  • Nâng TP lên mức 24,900 VND; Nâng khuyến nghị lên mức Tăng tỷ trọng: MAS đã thực hiện một số cập nhật lớn về mô hình định giá. MAS sử dụng phương pháp chiết khấu dòng tiền tự do của công ty (FCFF) đểxác định giá trị hợp lý của cổphiếu TNG, với tỷ suất lợi nhuận yêu cầu là 14% và giả định tăng trưởng dài hạn là 0% sau năm 2034. MAS nâng giá mục tiêu của TNG lên 24,900 VND/cp (từ mức 18,400 VND) và nâng khuyến nghị của MAS lên mức Tăng tỷ trọng (từ Nắm giữ).
  • Doanh thu tiếp tục tăng trưởng; tỉ suất lợi nhuận gộp hồi phục: Trong Q4 2023, doanh thu của TNG tăng 9.1% CK, lên mức 1,653.5 tỷ đồng. Biên LNG phục hồi lên mức 15.3% (Q2 2023: 12%, Q4 2022: 15.5%) và lợi nhuận gộp đạt 253.7 tỷ đồng (+7.6% CK). Do công ty tăng nợ dài hạn nên chi phí lãi vay tăng lên 64.6 tỷ đồng (+29.4% CK). Lợi nhuận hoạt động và LNST Q4 lần lượt đạt 77.6 tỷ đồng (+3.9% CK) và 56.5 tỷ đồng (-6.3% CK). Năm 2023, doanh thu và LNST của TNG lần lượt đạt 7,095.7 tỷ đồng (+4.7% CK) và 225.7 tỷ đồng (-22.7% CK). Tập trung vào thị trường Mỹ: Danh mục khách hàng của TNG đến cuối năm 2023 tập trung chủ yếu vào thịtrường lớn nhất của TNG là Mỹ, chiếm 53.2% doanh thu (2022: 40.1%), tiếp theo là EU ở mức 22.3% (2022: khoảng 36%); Nga (6.08%); và các nước khác (18.5%). Sự tập trung của TNG vào thị trường Hoa Kỳ đã tăng lên đồng thời với việc ký kết Thỏa thuận Đối tác Chiến lược Toàn diện Việt Nam-Hoa Kỳ và trong bối cảnh nền kinh tế EU đang trì trệ.
  • Tăng trưởng kinh tế tại các thị trường trọng điểm là động lực chính cho tăng trưởng của TNG: Theo Ngân hàng Thế giới, dự báo tốc độ tăng trưởng GDP của Mỹ trong năm 2024 là +1.6%. Với danh mục khách hàng tập trung hơn vào thị trường Mỹ, MAS cho rằng TNG sẽ được hưởng lợi từ sự tăng trưởng kinh tế cùng với sựphục hồi niềm tintiêu dùngởthịtrường này. Trong kịch bản cơ sởnăm 2024, MAS dựphóng lực lượng lao động của TNG sẽduy trì ởmức khoảng 18,500 công nhân (6T2023: 18,493), với doanh thu/nhân viên dự phóng ở mức 400 triệu đồng/năm (2023: khoảng 390 triệu đồng). Do đó, MAS dự báo doanh thu năm 2024 của TNG ở mức 7,400 tỷ đồng (+4.3% CK). MAS dự báo lợi nhuận hoạt động và LNST của TNG lần lượt là 376 tỷ đồng (+25.2% CK) và 308.3 tỷ đồng (+36.6% CK).

Link tải full báo cáo:

https://cafef1.mediacdn.vn/Images/Uploaded/DuLieuDownload/PhanTichBaoCao/TNG_4324_MIRAE04032024104142.pdf

 

11.  SIP [ Tích cực – 93,500đ/cp] Cập nhật SIP – ACBS

  • Kết quả kinh doanh 2023 tăng nhẹ svck với doanh thu đạt 6.676 tỷ đồng (+11% svck) và LNST đạt 1.037 tỷ đồng (+3% svck), tương đương 106% dự phóng của ACBS và 120% kế hoạch lợi nhuận công ty đề ra. Trong đó, doanh thu cung cấp điện, nước năm 2023 đạt gần 5.600 tỷ đồng (+12% svck), chiếm 83% tổng doanh thu. Tăng trưởng của mảng này chủ yếu nhờ sản lượng điện tăng khoảng 4% svck và giá điện trung bình tăng khoảng 2,6% svck.
  • Doanh thu cho thuê khu công nghiệp (KCN) đạt 361 tỷ đồng (+6,1% svck) nhờ phương pháp hạch toán phân bổ hàng năm và giá thuê tăng trung bình 10% svck. Hoạt động cho thuê mới năm 2023 khiêm tốn với 20 ha tại KCN Phước Đông, Tây Ninh, gần như không thay đổi so với năm ngoái. Công ty đặt kế hoạch cho thuê khoảng 50ha trong 2024 nhưng trên quan điểm thận trọng ACBS dự phóng công ty cho thuê mới khoảng 30ha.
  • Dự phóng 2024 của ACBS gần như không thay đổi với doanh thu hơn 7.100 tỷ đồng (+7% svck) và LNST ở mức ~1.100 tỷ đồng (+8% svck) chủ yếu nhờ sốlượng khách thuê hoạt động tại KCN Phước Đông tăng lên và lắp đặt nhiều tấm pin mặt trời áp mái hơn. Sử dụng phương pháp NAV, ACBS đưa ra giá mục tiêu là 93.500 đ/cp vào cuối năm 2024, cao hơn 20% so với giá mục tiêu trước đó chủ yếu do loại bỏ chiết khấu thanh khoản khi khối lượng giao dịch bắt đầu cải thiện từ tháng 1/2024. Chuyển khuyến nghị từ Mua sang Khả quan do giá cổ phiếu đã tăng 40% từ ngày phát hành báo cáo cập nhật vào 5/12/2023.

Link tải full báo cáo:

https://cafef1.mediacdn.vn/Images/Uploaded/DuLieuDownload/PhanTichBaoCao/SIP_29224_ACBS29022024110919.pdf

12.  PVT [ MUA – 33,000đ/cp ] Mở rộng đội tàu trong bối cảnh thị trường vận tải dầu thuận lợi – AGR

  • Tổng CTCP Vận tải Dầu khí (HOSE: PVT) hoạt động trong lĩnh vực vận tải dầu thô, xăng dầu thành phẩm và hóa chất. Mới đây, doanh nghiệp đã công bố KQKD năm 2023 và cập nhật nhiều thông tin đáng chú ý, Agriseco Research kính gửi Quý khách hàng báo cáo khuyến nghị với các thông tin và luận điểm đầu tư sau.
  • Đẩy mạnh mở rộng đội tàu trong bối cảnh thị trường thuận lợi: PVT đã liên tục trẻ hóa và mở rộng đội tàu kể từ năm 2021 để nâng đội tàu từ 31 lên 51 tàu. Qua đó, PVT đã nâng được công suất thêm khoảng 1,4 triệu DWT, tương ứng gần 70% công suất trước đó. Với kỳ vọng giá cước vận tải dầu và giá cho thuê định hạn tiếp tục duy trì ở mức cao một cách bền vững, PVT đã gia tăng công suất để đón đầu xu thế trên. Trong 2 năm tới (2024-2025), PVT tiếp tục có kế hoạch đầu tư để mở rộng đội tàu và hướng tới thị trường quốc tế.

Link tải full báo cáo:

https://cafef1.mediacdn.vn/Images/Uploaded/DuLieuDownload/PhanTichBaoCao/PVT_29224_AGR29022024140408.pdf

13.   PVS [ Tích cực – 47,000đ/cp ] Báo cáo cổ phiếu – MBS

  • PVS ghi nhận LN ròng Q4/23 đạt 286 tỷ (-5.3% svck), lũy kế cả năm 2023 LN ròng đạt 866 tỷ đồng (-2.0% svck). Mảng M&C chiếm tỷ trọng doanh thu lớn nhất nhưng không đóng góp đáng kể vào lợi nhuận gộp của PVS trong năm 2023.
  • MBS dự báo LN ròng GĐ 2024-2025 tăng 31.8%-19.3% svck do kỳ vọng một số dự án khâu thượng nguồn dầu khí được triển khai và tạo cơ hội cho PVS.
  • MBS đưa ra khuyến nghị KHẢ QUAN với giá mục tiêu 47,000 đồng/cp (+28.8% so với giá đóng cửa ngày 27/2/2024).

Link tải full báo cáo:

https://cafef1.mediacdn.vn/Images/Uploaded/DuLieuDownload/PhanTichBaoCao/PVS_4324_MBS04032024094718.pdf

14.  VCG [ Nắm giữ – 24,000đ/cp] Lợi nhuận suy giảm – MAS

  • CTCP Xuất nhập khẩu và Xây dựng Việt Nam (VCG) báo cáo doanh thu năm 2023 là 12.705 tỷ đồng (+50,3% YoY) và lợi nhuận gộp là 1.167 tỷ đồng (+27,2% YoY). Doanh thu và lợi nhuận gộp đều tăng đáng kể nhờ tăng trưởng nhanh ở mảng Xây dựng và Bất động sản. Trong khi doanh thu Xây dựng tăng vọt 35,6% (YoY), chiếm 74% tổng doanh thu thì lợi nhuận gộp từ Bất động sản tăng 11,1 lần (YoY) nhờ bàn giao từ Cát Bà Amatina và Green Diamond và đóng góp vào phần lớn (61%) tổng lợi nhuận gộp.
  • Xây dựng: Phân khúc này vẫn là động lực tăng trưởng chính của công ty, chiếm 74% doanh thu. Tuy nhiên, năm 2023 chứng kiến tỷ suất lợi nhuận gộp âm lần đầu tiên ở mảng Xây dựng khi giảm xuống -3,8% từ mức 2,7% của năm ngoái. Tuy nhiên, hãng công ty không giải thích hay nói rõ nguyên nhân dẫn đến sự suy giảm này.
  • Bất động sản: Ngược lại với năm trước đó, mảng BĐS ghi nhận sự tăng trưởng cả về doanh thu và tỷ suất lợi nhuận gộp, với doanh thu đạt 2.315 tỷ đồng (+992% YoY) và lợi nhuận gộp đạt 493 tỷ đồng (+1.108% YoY). Doanh thu có thể đến từ việc bàn giao dự án Green Diamond và 99 biệt thự ở Cát Bà Amatina, mặc dù công ty không tiết lộ chi tiết về việc ghi nhận doanh thu
  • Phân khúc khác: Doanh thu sản xuất giảm 25% xuống còn 721 tỷ đồng từ mức 955 tỷ đồng, qua đó khiến lợi nhuận gộp giảm 22% xuống còn 314 tỷ đồng từ mức 401 tỷ đồng năm ngoái. Ngược lại, Giáo dục và Dịch vụ khác đều báo cáo mức tăng trưởng, với mức tăng lần lượt là 50% và 12% về doanh thu và 115% và 44% về lợi nhuận gộp.

Link tải full báo cáo:

https://cafef1.mediacdn.vn/Images/Uploaded/DuLieuDownload/PhanTichBaoCao/VCG_29224_MIRAE29022024112516.pdf

15.  BCG [ MUA – 8,500đ/cp] Chuẩn bị cho sự phục hồi trong 2024  – Yuanta

  • Yuanta cho rằng năm 2024 sẽ vẫn là một năm đầy thách thức đối với BCG khi 02 mảng hoạt động cốt lõi của Công ty là BĐS và xây dựng vẫn đang có nhiều khó khăn theo thị trường chung, ít nhất là trong nửa đầu 2024. Yuanta cho rằng việc mở bán sản phẩm BĐS trong nửa đầu năm sẽ khá hạn chế nhưng mảng xây dựng có khả năng tích cực hơn do kỳ vọng TCD sẽ tiếp tục hưởng lợi nhờ Chính phủ đẩy mạnh đầu tư công. Tuy nhiên, Yuanta kỳ vọng tích cực hơn cho nửa cuối 2024 nhờ: 1) môi trường lãi suất thấp được duy trì và tạo điều kiện cho thị trường BĐS phục hồi; 2) Fed có thể giảm lãi suất trong nửa cuối 2024 sẽ hỗ trợ tâm lý nhà đầu tư, qua đó giúp đẩy nhanh tiến độ bán hàng của các dự án BĐS mà BCG đang triển khai. Yuanta ước tính doanh thu 2024F của mảng BĐS sẽ đạt 1,127 tỷ đồng, tăng 19% YoY do các dự án đã được chuẩn bị sẵn sàng mở bán khi thị trường hồi phục.
  • Mảng năng lượng kỳ vọng sẽ tiếp tục tích cực trong nửa đầu 2024 nhờ công suất mới từ các dự án Phú Mỹ, tuy nhiên, Yuanta đã cẩn trọng giảm nhẹ dự phóng trong nửa cuối 2024 do xác suất La Nina xảy ra trở lại từ tháng 6/2024 đã tăng cao trở lại và điều này sẽ phần nào tác động đến sản lượng điện của các nhà máy năng lượng mặt trời. Yuanta dự phóng doanh thu thuần mảng này đạt 1,105 tỷ đồng, giảm nhẹ 1% YoY do xác suất La Nina quay lại tăng lên và giá bán điện của 114 MW mới (Phú Mỹ) có giá bán FIT thấp hơn. Mảng rác thải Yuanta chưa đưa vào dự phóng và sẽ cập nhật khi có các thông tin rõ ràng hơn.
  • Yuanta dự báo doanh thu thuần và LNST năm 2024F của BCG đạt lần lượt 4,356 tỷ đồng (+9% YoY) và 284 tỷ đồng (+51% YoY). Yuanta đưa mức giá mục tiêu cho cổ phiếu BCG là 11,154 đồng/cp, tăng 2% so với báo cáo cập nhật gần nhất chủ yếu do 1) định giá tăng do giá trị các hợp đồng BCC tăng nhờ đầu tư có lãi; 2) tổng nợ vay BCG đã giảm -19% YoY, -13% QoQ; 3) định giá mảng BĐS không đổi do triển vọng hồi phục trong 12 tháng tới mặc dù chưa có nhiều tích cực ở hiện tại; 4) định giá mảng năng lượng chỉ giảm nhẹ mặc dù xác suất La Nina xảy ra tăng lên.
  • Mức giá mục tiêu cho cổ phiếu BCG là 11,154 đồng/cp, tương ứng với tiềm năng tăng giá là 31.2%, Yuanta khuyến nghị MUA đối với cổ phiếu BCG.

Link tải full báo cáo:

https://cafef1.mediacdn.vn/Images/Uploaded/DuLieuDownload/PhanTichBaoCao/BCG_292224_FSC29022024135238.pdf

16.  FPT [ Trung lập – 114,100đ/cp] Tiếp tục tăng trưởng hai con số trong năm 2024 nhờ mảng Giáo dục và CNTT nước ngoài – SSI

  • SSI hạ khuyến nghị xuống TRUNG LẬP (từ KHẢ QUAN) đối với cổ phiếu FPT, với giá mục tiêu theo pp SOTP cao hơn là 114.100 đồng/cổ phiếu (tương đương tiềm năng tăng giá là 3%). Mặc dù vậy, SSI lạc quan về sự bền bỉ trong tốc độ tăng trưởng doanh thu ký mới đối với mảng CNTT nước ngoài trong năm 2024, được hỗ trợ từ các thương vụ M&A mà FPT đã thực hiện trong năm 2023. SSI cũng tiếp tục kỳ vọng Đại học FPT sẽ tiếp nhận lứa sinh viên đầu tiên ngành vi mạch bán dẫn từ đó tạo thêm một nguồn doanh thu khác cho công ty.
  • Rủi ro giảm đối với khuyến nghị: Lương kỹ sư CNTT cao hơn dự kiến; doanh thu từ phần mềm và dịch vụ CNTT thấp hơn dự kiến; tiến độ triển khai ngành vi mạch bán dẫn trong mảng giáo dục chậm hơn dự kiến.
  • Yếu tố hỗ trợ tăng đối với khuyến nghị: Tăng trưởng từ thị trường Mỹ và Châu Âu cao hơn dự kiến. Ngoài ra, trong tháng 3/2024, FPT công bố mua lại Next Advanced Communications NAC Co., Ltd. (NAC), một công ty dịch vụ công nghệ của Nhật Bản. Công ty đặt mục tiêu tăng gấp đôi tập khách hàng cũng như danh mục dịch vụ tại thị trường Nhật Bản thông qua thương vụ M&A này, đây là yếu tố tác động có thể làm tăng ước tính của SSI đối với mảng CNTT nước ngoài.

Link tải full báo cáo:

https://cafef1.mediacdn.vn/Images/Uploaded/DuLieuDownload/PhanTichBaoCao/FPT_4324_SSI04032024104644.pdf

 

17. CNG [ MUA – 38,800đ/cp] Năm 2024: Bản lề cho sự tăng trưởng – MAS

  • Nắm giữ 70% thị phần khí CNG, hướng đến mục tiêu xanh hóa nguồn năng lượng. Được thành lập năm 2007 để kinh doanh sản phẩm khí CNG (Compressed Natural Gas), đến nay CNG đã có vị thế là đơn vị hàng đầu về sản phẩm này với 70% thị phần thị trường. Hiện khách hàng chính của công ty là các doanh nghiệp sản xuất trong lĩnh vực công nghiệp, trong đó đáng chú ý như Hòa Phát, Tôn Đông Á, Vinamilk, Viglacera. Trong bối cảnh xu thế chuyển dịch năng lượng diễn ra mạnh mẽ trên Thế giới và Việt Nam MAS kì vọng sẽ có nhiều hơn các doanh nghiệp chuyển sang sử dụng năng lượng sạch. Định hướng trở thành đơn vị hàng đầu trong lĩnh vực cung cấp năng lượng sạch, CNG định vị thương hiệu CNG: “CLEAN NATURAL GAS”.
  • Lợi nhuận năm 2023 giảm nhẹ nhưng dấu hiệu tích cực xuất hiện cuối năm. Năm 2023, CNG ghi nhận 3.112 tỷ đồng doanh thu và 102 tỷ đồng LNST, so với cùng kỳ (svck) lần lượt giảm 25,6% và 12,8%. Năm 2023 là năm được đánh giá không thuận lợi đối với nền kinh tế nói chung, CNG cũng gặp khó khăn khi giá dầu biến động lớn và nhu cầu tiêu thụ khí giảm do khách hàng giảm sản lượng. Điểm tích cực khi sau nửa đầu năm 2023 không khả quan, kết quả kinh doanh của CNG đã bắt đầu cải thiện dần trong 2 quý cuối năm. Đáng chú ý khi Q4/2023 CNG đã ghi nhận 36,3 tỷ đồng LNST, là một trong các quý có mức LNST cao nhất trước đến nay.
  • Dự kiến phân phối LNG từ giữa năm 2024. Cuối tháng 10/2023, kho LNG Thị Vải đã chính thức khánh thành. Dự kiến từ quý II/2024, Tổng công ty Khí Việt Nam (PV GAS) sẽ cung cấp LNG cho khách hàng công nghiệp theo hình thức vận chuyển xe bồn đến các trạm tái hóa khí được xây dựng tại một số khu công nghiệp. Sẵn sàng cho việc kinh doanh LNG, tháng 8/2023 CNG đã hoàn tất giai đoạn chạy thử trạm tái hóa khí LNG tại KCN Thuận Đạo tỉnh Long An.

Link tải full báo cáo:

https://cafef1.mediacdn.vn/Images/Uploaded/DuLieuDownload/PhanTichBaoCao/CNG_4324_MIRAE04032024103916.pdf

18.   PC1 [ MUA – 28,400đ/cp ] Kỳ vọng phục hồi nhờ hưởng lợi từ quy hoạch điện VIII – AGR

  • Cập nhật KQKD năm 2023: Trong kỳ, doanh thu của PC1 ghi nhận đạt 7.803 tỷ đồng, giảm 6,6% svck. Doanh thu sụt giảm chủ yếu do: (1) doanh thu mảng xây lắp chỉ đạt hơn 2.618 tỷ đồng giảm 46% svck do vốn của EVN khó khăn, các dự án không cấp bách giãn và dừng đầu tư mới lĩnh vực thi công xây lắp; (2) doanh thu bán điện giảm 15% svck đạt 1.460 tỷ đồng do ảnh hưởng thời tiết El Nino dẫn đến sản lượng các nhà máy thủy điện của PC1 giảm. Tuy nhiên mảng sản xuất công nghiệp là điểm sáng trong hoạt động kinh doanh của PC1 khi tăng trưởng 80% svck, đạt gần 1.165 tỷ đồng nhờ kí kết thêm đơn hàng cột Mono Pole PO35 và PO36 xuất khẩu đi Australia. Bên cạnh đó, chi phí lãi vay tăng mạnh gần 40% lên 843,8 tỷ đồng khiến lợi nhuận sau thuế của PC1 giảm 44,7% svck xuống còn 296,6 tỷ đồng.
  • Mảng xây lắp và sản xuất công nghiệp được hưởng lợi từ quy hoạch điện VIII: Kỳ vọng doanh thu mảng tổng thầu công trình điện và sản xuất công nghiệp của PC1 trong năm 2024 sẽ tăng trưởng mạnh do hỗ trợ từ backlog chuyển tiếp lớn (4.514 tỷ đồng) và được lựa chọn cung cấp nguyên vật liệu thiết bị và thi công xây lắp cho dự án đường dây 500Kv mạch 3 kéo dài (lũy kế đến hết tháng 1/2024 đã trúng thầu hơn 2.100 tỷ đồng) nhờ vị thế doanh nghiệp đầu ngành trong lĩnh vực xây lắp điện.
  • Mảng thủy điện dự báo sẽ tích cực hơn về cuối năm: Theo dự báo của IRI (Viện nghiên cứu quốc tế), dự báo pha El Nino suy yếu vào giữa năm 2024 sau đó thời tiết sẽ sang pha trung tính. Kỳ vọng tình hình thủy văn thuận lợi hơn sẽ giúp thúc đẩy sản lượng huy động từ thủy điện của PC1.
  • Mảng nikken và KCN sẽ mang lại doanh thu ổn định: Kỳ vọng sản lượng xuất khẩu Niken sẽ tăng trưởng trong năm 2024 nhờ nhu cầu trên thế giới được dự báo tăng 8,4%yoy (Theo INSG- Nhóm Nghiên cứu Niken quốc tế) do được hỗ trợ bởi nhu cầu sản xuất thép không gỉ và pin xe điện. Trong khi đó KCN Yên Phong II-A hiện đã hoàn tất các thủ tục pháp lý và dự kiến đến T6.2024 sẽ cơ bản bàn giao hạ tầng với mức giá cho thuê ước tính dao động từ 167-175 USD/m2/kỳ hạn thuê, dự kiến bổ sung 100 tỷ đồng lợi nhuận cho PC1.

Link tải full báo cáo:

https://cafef1.mediacdn.vn/Images/Uploaded/DuLieuDownload/PhanTichBaoCao/PC1_4324_AGR04032024111550.pdf

19.  HAH [ Trung lập – 45,100đ/cp ] Căng thẳng Biển Đỏ giúp rút ngắn chu kỳ đi xuống của ngành vận tải container – SSI

  • HAH đang giao dịch ở mức P/E dự phóng năm 2024 là 12x, tương đối cao so với mức P/E trước đây là từ 6x9x. SSI tin rằng mức định giá hiện tại được giải thích bởi các yếu tố cơ bản của ngành đã cải thiện do tình hình Biển Đỏ và căng thẳng địa chính trị làm tăng nhu cầu TEU-mile cho toàn vận tải container toàn cầu, cũng như sự đóng góp dài hạn từ các tàu đóng mới từ năm 2024.
  • SSI sử dụng phương pháp DCF để phản ánh đầy đủ tiềm năng của HAH (trong khi định giá trước đây của SSI áp dụng phương pháp P/E dự phóng). Xét đến triển vọng lợi nhuận từ năm 2024, SSI đưa ra giá mục tiêu mới đối với cổ phiếu HAH là 45.100 đồng/cổ phiếu (tiềm năng tăng giá là 7,5%) và có khuyến nghị TRUNG LẬP đối với cổ phiếu. Theo quan điểm của SSI, HAH được hưởng lợi rõ ràng từ tình hình Biển Đỏ và căng thẳng địa chính trị. Tuy nhiên, giá cổ phiếu đã phản ánh gần như đầy đủ do đó, SSI khuyến nghị nhà đầu tư có thể chờ các nhịp giá giảm để tích lũy cổ phiếu.
  • Rủi ro giảm đối với khuyến nghị của SSI bao gồm: Nhu cầu và khả năng phục hồi đơn hàng chậm hơn dự kiến, điều này không phù hợp với giả định theo kịch bản cơ sở của SSI về nửa cuối năm 2024. Điều này có thể xuất phát từ nhiều yếu tố kinh tế khác nhau hoặc các sự kiện không dự báo được khiến quá trình phục hồi bị chậm. Biến động của giá cước vận tải do thay đổi các sự kiện địa chính trị theo hướng tích cực hoặc tiêu cực hơn hiện tại.

Link tải full báo cáo:

https://cafef1.mediacdn.vn/Images/Uploaded/DuLieuDownload/PhanTichBaoCao/HAH_4324_SSI04032024105019.pdf

20.  PNJ [ MUA – 90,100đ/cp] Doanh thu tháng 1 giảm so với cùng kỳ do chênh lệch về thời điểm nghỉ Tết – Yuanta

  • Kết quả kinh doanh trong 2 tháng đầu năm 2024 sẽ giúp các nhà đầu tư có sự so sánh tổng quan hơn do chênh lệch về thời điểm của dịp Tết Nguyên Đán trong 2 năm qua.
  • Yuanta kỳ vọng kết quả kinh doanh tháng 2 của PNJ sẽ tăng trưởng dương so với cùng kỳ năm trước do nhu cầu mua thường tăng trong dịp Tết hằng năm. PNJ cũng đã cho ra mắt dòng sản phẩm vàng mini có trọng lượng 0,3- 0,5 chỉ trong dịp Tết 2024 và nhận được nhiều sự quan tâm chủ yếu từ nhóm khách hàng trẻ tuổi.
  • Yuanta duy trì khuyến nghị MUA đối với PNJ với giá mục tiêu là 90.100 đồng. Giá cổ phiếu PNJ đã tăng 20% kể từ khi Yuanta xuất bản báo cáo cập nhật công ty vào ngày 20/10/2023, nhưng cổ phiếu đã điều chỉnh kể từ dịp nghỉ Tết. Yuanta cho rằng đợt bán tháo gần đây là do giá vàng trong nước sụt giảm trước Ngày Thần Tài (19/02). Giá vàng SJC đi ngang mặc dù giá vàng thế giới đã tăng +1,3% kể từ đó.
  • Tuy nhiên, bán lẻ trang sức là mảng kinh doanh chủ lực của PNJ, giá sản phẩm được niêm yết và không biến động theo diễn biến giá vàng hàng ngày. Vì vậy, Yuanta xem đây là cơ hội để nhà đầu tư tích lũy cổ phiếu PNJ.

Link tải full báo cáo:

https://cafef1.mediacdn.vn/Images/Uploaded/DuLieuDownload/PhanTichBaoCao/PNJ_4324_FSC04032024110730.pdf

21.  DPM [ MUA – 41,800đ/cp] Tiềm năng hồi phục nhờ giá ure cải thiện – KBSV

  • Doanh thu 2023 của DPM giảm mạnh 27% yoy do giá bán các loại phân giảm sâu từ mức nền cao năm 2022 trong khi sản lượng bán hàng không hồi phục đủ để bù đắp. Trong 2023, DPM cũng bị ảnh hưởng nặng nề bởi vấn đề thiếu hụt nguồn cung khí đầu vào, khiến giá khí nguyên liệu đầu vào tăng vọt, góp phần làm lợi nhuận gộp giảm sâu 79% yoy. Điểm sáng lớn nhất trong hoạt động của DPM là việc công ty đã trả hết gốc nợ vay ngắn và dài hạn, khiến chi phí tài chính giảm 16.5% yoy.
  • Giá lúa gạo, lúa mì và ngô trong năm 2023 vẫn duy trì ở mức cao so với trung bình 10 năm. Nguồn cung của các sản phẩm trên đang ở trong trạng thái thắt chặt nếu so sánh tương quan với nhu cầu tiêu thụ toàn cầu trong 7 năm trở lại đây. Do vậy, KBSV cho rằng các quốc gia sẽ có động lực để gia tăng sản lượng nông sản, từ đó đẩy mạnh nhu cầu tiêu thụ và hỗ trợ giá phân ure.
  • KBSV kỳ vọng El Nino sẽ đạt đỉnh trong 1Q2024, sau đó yếu dần và chuyển sang các pha trung tính và La Nina trong phần lại của năm. Do đó, KBSV cho rằng hiện tượng tranh chấp nguồn khí đầu vào giữa các doanh nghiệp điện khí và đạm sẽ bớt nghiêm trọng hơn so với năm 2023. KBSV dự báo chi phí khí thiên nhiên đầu vào cho DPM có thể giảm nhẹ khoảng 3% yoy trong cả năm 2024.
  • Mức giá mục tiêu cho cổ phiếu BCG là 11,154 đồng/cp, tương ứng với tiềm năng tăng giá là 31.2%, Yuanta khuyến nghị MUA đối với cổ phiếu BCG.

Link tải full báo cáo:

https://cafef1.mediacdn.vn/Images/Uploaded/DuLieuDownload/PhanTichBaoCao/DPM_4324_KBSV04032024092540.pdf

22. HDG [ Tích cực – 33,700đ/cp] La Nina sớm trở lại tạo động lực cho mảng thủy điện – VNDS

  • VNDS nâng khuyến nghị lên KHẢ QUAN với tiềm năng tăng giá 26,9% và tỷ suất cổ tức 4,1%. VNDS hạ giá mục tiêu xuống 16,2% so với báo cáo trước đó tuy nhiên giá cổ phiếu đã giảm 29,3%, phản ánh mối lo ngại về vấn đề pháp lý của hai nhà máy điện mặt trời.
  • Giá mục tiêu thấp hơn của VNDS là do tác động của việc chuyển năm cơ sở sang 2024 và điều chỉnh WACC thấp hơn.
  • P/E hiện đang ở mức 11,2 lần, thấp hơn nhiều so với mức trung bình 46,7 của các DN cùng ngành và chưa phản ánh hết chất lượng tài sản cũng như triển vọng tăng trưởng mạnh mẽ của HDG.

Link tải full báo cáo:

https://cafef1.mediacdn.vn/Images/Uploaded/DuLieuDownload/PhanTichBaoCao/HDG_4324_VNDS04032024112543.pdf

23. VHM [ MUA – 61,400đ/cp ] Cập nhật VHM – ACBS

  • KQKD 2023 khả quan với doanh thu hơn 103.300 tỷ đồng (+66% svck) và LNST gần 33.300 tỷ đồng (+14% svck), tương đương 90% dự phóng lợi nhuận của ACBS và 111% kế hoạch công ty đề ra. KQKD năm 2023 chủ yếu đến từ việc ghi nhận doanh thu khi bàn giao các dự án đã mở bán trong giai đoạn 2021-2022 như Ocean Park 2 (~57.600 tỷ đồng), Ocean Park 3 (~26.800 tỷ đồng), Smart City (~4.000 tỷ đồng), v.v. Biên lợi nhuận gộp (BLNG) giảm 14,8% xuống 34,4% do đa số các căn bàn giao tại Ocean Park 2 & 3 là các căn thấp tầng theo hợp đồng BCC nên VHM phải chia lợi nhuận với đối tác.
  • Năm 2023 VHM ghi nhận doanh số bán mới khoảng ~28.800 căn (-7% svck) với giá trị hợp đồng ~87.000 tỷ đồng (-32% svck). Do thịtrường bất động sản chưa có nhiều tín hiệu tích cực nên công ty chỉ mở bán hai dự án mới quy mô nhỏ là Golden Avenue ở Quảng Ninh và Skypark ở Bắc Giang và tiếp tục bán quỹ căn còn lại tại các dự án hiện hữu là Ocean Park 1, 2, 3, Smart City, Grand Park, v.v.
  • Doanh số Q4/2023 cải thiện mạnh so với cùng kỳ năm trước và quý trước với gần 19.700 căn (+535% theo quý) và giá trị hợp đồng ~30.300 tỷ đồng (+68% theo năm và +88% theo quý), trong đó có một giao dịch bán lô lớn tại một dự án ở TP.HCM với giá trị ~18.800 tỷ đồng cho gần 14.500 căn cao tầng và thấp tầng.
  • Do doanh sốbán hàng tại Ocean Park 2 &3 thấp hơn dự phóng nên ACBS điều chỉnh dự phóng doanh thu 2024 giảm 18% xuống ~71.200 tỷ đồng (-31% svck). Tuy nhiên, điều chỉnh dự phóng LNST 2024 tăng 3% lên ~34.600 tỷ đồng (+4% svck) nhờ ghi nhận giao dịch bán sỉ của dự án tại TP.HCM phát sinh trong Q4/2023 (nằm ngoài ước tính trước đó của ACBS). Sử dụng phương pháp NAV, ACBS đưa ra khuyến nghị MUA cổ phiếu VHM với giá mục tiêu cuối 2024 là 61.400 đ/cp, thấp hơn 8% so với giá mục tiêu trước đó chủ yếu do nợ ròng tăng lên và điều chỉnh tiến độ bán hàng của Ocean Park 2 & 3.

Link tải full báo cáo:

https://cafef1.mediacdn.vn/Images/Uploaded/DuLieuDownload/PhanTichBaoCao/VHM_4324_ACBS04032024102152.pdf

24.  VCB [ Nắm giữ – 107,000đ/cp ] Duy trì đà tăng trưởng hai chữ số – AGR

  • Cập nhật KQKD Q4/2023: Thu nhập lãi thuần đạt 12.801 tỷ đồng (-13,5% yoy) do biên lãi ròng (NIM) giảm theo xu hướng chung toàn ngành. Đáng chú ý, VCB đã hoàn nhập 1.487 tỷ đồng chi phí dự phòng RRTD, hỗ trợ LNTT đạt gần 11.700 tỷ đồng, giảm nhẹ 6% so với cùng kỳ năm trước.
  • KQKD năm 2023 tăng trưởng nhờ chi phí dự phòng RRTD giảm. Quy mô tín dụng cả năm 2023 của VCB đạt gần 11%. Mặc dù, tổng thu nhập hoạt động giảm nhẹ 0,5% yoy do thu nhập ngoài lãi giảm, tuy nhiên VCB vẫn ghi nhận LNTT năm 2023 đạt 41.244 tỷ đồng, tăng 10,4% yoy. Chi phí dự phòng RRTD trích trong năm là hơn 4.565 tỷ đồng, giảm 51,8% so với năm trước. Tại thời điểm 31/12/2023, VCB có tỷ lệ CASA đứng thứ 3 hệ thống (sau TCB, MBB) đạt trên 33%.
  • Duy trì vị thế dẫn đầu ngành với nhiều lợi thế vượt trội. Xét về KQKD, VCB đứng đầu ngành với LNTT năm 2023 đạt 41.244 tỷ đồng có tốc độ tăng trưởng CAGR 5 năm là 20%/năm. Xét về quy mô, VCB hiện nay là ngân hàng có vốn hóa lớn nhất thị trường (khoảng 22,1 tỷ USD), vượt trội so với NHTM khác trong. Đồng thời, VCB là một trong những ngân hàng có tỷ lệ nợ xấu thấp nhất hệ thống năm 2023 (0,98%) trong khi có bộ đệm dự phòng nợ xấu thuộc nhóm đầu ngành (230%).
  • Kỳ vọng lợi nhuận năm 2024 tiếp tục tăng nhờ giảm chi phí dự phòng và biên lãi ròng cải thiện, cụ thể như sau: (1) AGR dự kiến chi phí dự phòng RRTD của VCB tiếp tục xu hướng giảm nhờ tận dụng bộ đệm dự phòng lớn và chất lượng tài sản được cải thiện. Tỷ lệ nợ xấu năm 2024 được kỳ vọng giảm trong bối cảnh nền kinh tế đang có nhiều dấu hiệu phục hồi; (2) Với lợi thế chi phí vốn thấp sẽ giúp tỷ lệ NIM sớm phục hồi về mức 3,2-3,3%. Do đó, AGR kỳ vọng LNTT năm 2024 của VCB tăng trưởng khoảng 10-15% so với năm trước.

Link tải full báo cáo:

https://cafef1.mediacdn.vn/Images/Uploaded/DuLieuDownload/PhanTichBaoCao/VCB_4324_AGR04032024112129.pdf

25.  PC1 [ Tích cực – 32,200đ/cp] Báo cáo cổ phiếu – MBS

  • LN ròng 2023 giảm 70% svck do kết quả kém tích cực nhóm thủy điện và xây lắp. Ngoài ra, chi phí tài chính tiếp tục là gánh nặng lớn ăn mòn biên LN.
  • Tăng trưởng EPS 2024/25 đạt 405% svck/28% svck, động lực từ mảng mới như khai khoáng và BDS KCN, trong khi thủy điện và xây lắp phục hồi từ nền thấp.
  • Duy trì khuyến nghị Khả quan với giá mục tiêu không đổi 32.200 đồng/cp.

Link tải full báo cáo:

https://cafef1.mediacdn.vn/Images/Uploaded/DuLieuDownload/PhanTichBaoCao/PC1_4324_MBS04032024094901.pdf

Quý nhà đầu tư lưu ý:

Đây là báo cáo tổng hợp quan điểm từ phía các công ty chứng khoán, KHÔNG PHẢI QUAN ĐIỂM CỦA TEAM.

———-Team LTBNM tổng hợp ————-

BÀI VIẾT LIÊN QUAN