TỔNG HỢP BÁO CÁO PHÂN TÍCH TỪ CÁC CÔNG TY CHỨNG KHOÁN TỪ 28/08 – 01/09/2023

Lượt xem: 684 | Ngày đăng: 12/09/2023 | Báo cáo từ CTCK Blog

Kính gửi các anh chị đầu tư!

Team buôn nước mắm Cập nhật các báo cáo từ ngày 28/08 – 01/09/2023

  1. VGC [ Tích cực – 54,325đ/cp]: Nhiều tiềm năng với quỹ đất KCN lớn –  BVSC..
  2. PAN [ Trung lập – 21,950đ/cp ]: Triển vọng tăng trưởng mạnh vào nửa cuối năm – SSI.
  3. PC1 [ MUA – 30,442đ/cp ] Cập nhật nhanh – ABCS.
  4. PVS [ Tích cực – 39.900đ/cp] Lợi nhuận cải thiện từ mức nền thấp – SSI.
  5. FPT [ MUA – 108,000đ/cp ] Tiềm năng duy trì đà tang trưởng mạnh trong 2H.2023/2024 – BSC..
  6. HAH [ Tích cực – 41,200đ/cp] Đón đầu sự phục hồi của ngành vận tải biển – VNDS.
  7. MWG [ MUA – 63,800đ/cp] Hướng về phía mặt trời – BSC..
  8. OCB [ Trung lập – 18,600đ/cp ] Báo cáo cập nhật – VCBS.
  9. PVD [ MUA – 29,884đ/cp ] Diễn biến giá thuê thuận lợi – nhu cầu thuê giàn khoan phục hồi – VCBS.
  10. PVS[ MUA – 39,825đ/cp ] Kỳ vọng tăng trưởng đến từ mảng Xây lắp (M&C) – VCBS.
  11. TIP [ Tích cực – 30,165đ/cp ]: Quỹ đất Khu đô thị hỗ trợ tăng trưởng trung hạn – BVSC..
  12. GAS [ MUA – 113,900đ/cp ] Báo cáo cổ phiếu – MBS.
  13. DPM [ MUA – 41,700đ/cp ] Triển vọng tích cực hơn vào nửa cuối năm – ACB..
  14. Ngành ngân hàng [ Trung lập] Nợ xấu giảm tốc – MAS.
  15. Ngành thép [ Trung lập ] Hồi phục đi cùng vứi phân hóa – VDSC..
  16. Ngành ngân hàng [ Trung lập ] Khó khan chưa qua nhưng cơ hội hiện hữu – VDSC..

Quý nhà đầu tư lưu ý:

Đây là báo cáo tổng hợp quan điểm từ phía các công ty chứng khoán, KHÔNG PHẢI QUAN ĐIỂM CỦA TEAM.

 

1.     VGC [ Tích cực – 54,325đ/cp]: Nhiều tiềm năng với quỹ đất KCN lớn  –  BVSC

  • Kết quả kinh doanh của VGC dự báo giảm trong năm 2023 nhưng kỳ vọng sẽ phục hồi lần lượt 25% y/y và 134% y/y trong năm 2024 với động lực chính là mảng BĐS.
  • VGC là một trong những doanh nghiệp có quỹ đất Khu công nghiệp (KCN) lớn nhất tại Miền Bắc có vị trí thuận lợi và giá chào thuê cao. VGC có KCN tại Bắc Ninh như Yên Phong IIC, Yên Phong MR, Thuận Thành đều còn diện tích lớn, giá chào thuê cao. Bắc Ninh gần với tam giác trọng điểm kinh tế Hà Nội – Hải Phòng – Quảng Ninh, đang dẫn đầu miền Bắc với tổng diện tích khai thác KCN khoảng 6.847ha với lượng đất công nghiệp sử dụng là khoảng hơn 2.000ha, tỷ lệ lấp đầy khoảng 58,91%.
  • Doanh thu từ mảng BĐS Khu công nghiệp dự kiến tăng mạnh trong năm 2024 nhờ tăng diện tích cho thuê lên 250 ha (+35% y/y) do bắt đầu mở bán mới KCN Thuận Thành I và KCN Tiền Hải – Thái Bình. Giá bán dự kiến tại KCN Thuận Thành I này vào khoảng 120 USD/m2/kỳ thuê (có thể thay đổi tùy theo vị trí và diện tích của khu đất).
  • VGC là doanh nghiệp có quỹ đất KCN lớn và dự kiến có ghi nhận lợi nhuận lớn từ diện tích cho thuê trong tương lai. Ngoài ra, mảng VLXD kỳ vọng sẽ phục hồi trong nửa cuối năm 2023 và năm 2024 nhờ thị trường BĐS và hoạt động xây dựng được tháo gỡ khó khăn. BVSC đánh giá VGC là một doanh nghiệp tiềm năng, khuyến nghị cho VGC là OUTPERFORM với giá mục tiêu là 54.325 đồng/cổ phiếu, cao hơn giá đóng cửa ngày 28/8/2023 là 19%.

Link tải full báo cáo:

https://storage01.hn.ss.bfcplatform.vn/baocaophantich/1693304528536_VGC_BVSC_2023-08-27.pdf

2.     PAN [ Trung lập – 21,950đ/cp ]: Triển vọng tăng trưởng mạnh vào nửa cuối năm – SSI

  • Đã hoàn thành 35% và 32% mục tiêu doanh thu và LNST năm 2023, PAN duy trì kế hoạch doanh thu và LNST lần lượt là 15,2 nghìn tỷ đồng (+11% YoY) và 840 tỷ đồng (+6% YoY), với kỳ vọng đạt kết quả 2H23 đủ mạnh để bù đắp cho 1H23 do:
  • Vụ Đông Xuân dự kiến tốt hơn: doanh thu của NSC và VFG dự kiến sẽ tốt hơn trong nửa cuối năm nhờ: 1) giá gạo tăng tạo động lực cho nông dân tái đầu tư (xem thêm biểu đồ giá dưới – SSI sử dụng giá xuất khẩu làm đại diện cho giá gạo bán buôn trong nước), 2) lãi suất thấp hơn giúp cho nông dân vay mua vật tư (giống, thuốc BVTV) dễ dàng hơn và 3) lượng hàng tồn kho của công ty đủ nhờ sản lượng thu hoạch giống tốt hơn (NSC tự trồng hạt giống và thu hoạch để bán). VFG cũng sẽ được hưởng lợi từ nhu cầu cao hơn để chuẩn bị cho vụ mới, cùng với doanh thu từ các sản phẩm Syngenta mới. Hơn nữa, giá vật tư nông nghiệp đã bắt đầu tăng theo giá gạo, điều này sẽ có lợi cho NSC và VFG. Lợi nhuận của NSC mang tính thời vụ trong khi lợi nhuận của VFG khá ổn định.
  • Mảng thủy sản phục hồi: SSI cho rằng lợi nhuận của FMC và ABT đã chạm đáy trong Q2/2023 và sẽ phục hồi trong nửa cuối năm. Số lượng đơn đặt hàng tăng lên báo hiệu sự phục hồi, trong khi mức tồn kho tại Mỹ và Châu Âu đã giảm (xem Biểu đồ 8 & 9 và quan điểm của SSI về sự phục hồi của ngành thủy sản tại đây). Sự ưa chuộng của thị trường Nhật Bản đối với các sản phẩm chế biến của FMC và ABT cũng sẽ hỗ trợ cho sự tăng trưởng của các doanh nghiệp này. Ngoài ra, chi phí hoạt động kinh doanh thấp hơn: thức ăn thủy sản, tôm nguyên liệu và chi phí vận chuyển đều đã giảm so với mức cao của năm trước cũng sẽ có tác động tích cực đến lợi nhuận của FMC và ABT.

Link tải full báo cáo:

https://storage01.hn.ss.bfcplatform.vn/baocaophantich/1693471622306_PAN_SSI_2023-08-31.pdf

3.     PC1 [ MUA – 30,442đ/cp ] Cập nhật nhanh – ABCS

  • LNST 6T/2023 sau soát xét chuyển từ trạng thái lỗ sang lãi. Con số không trọng yếu về mặt quy mô. Tuy nhiên, thông tin này có thể giúp cổ phiếu PC1 được quay trở lại các danh mục cho vay margin của các công ty chứng khoán.
  • LNST 6T/2023 của PC1 chuyển từ trạng thái lỗ sang lãi sau khi soát xét báo cáo tài chính. Theo đó, lợi nhuận sau thuế cho cổ đông công ty mẹ tăng lên là 2 tỷ VND thay vì khoản lỗ 11 tỷ VND trước đó. Theo chia sẻ từ phía doanh nghiệp, nguyên nhân chính đến từ việc thay đổi chi phí phân bổ quyền khai thác khoáng sản (Mỏ khoảng sản Niken) từ 19 tỷ VND xuống còn 11 tỷ VND.
  • Sự thay đổi này không làm thay đổi đánh giá của ACBS về tiềm năng của PC1 trong dài hạn. ACBS vẫn giữa nguyên dự phóng lợi nhuận và định giá PC1 ở mức 30.442 VND / cổ phiếu (+16.2% tiềm năng tăng giá). Tuy nhiên, trong ngắn hạn điều này có thể được xem là có ảnh hưởng tích cực đến giá cổ phiếu. Bởi vì, việc báo cáo lỗ trong Q2/2023 và lũy kế trong 6T/2023 có thể khiến PC1 bị đưa vào danh mục cảnh báo /giảm thiểu/ hạn chế cho vay margin của nhiều công ty chứng khoán.

Link tải full báo cáo:

https://storage01.hn.ss.bfcplatform.vn/baocaophantich/1693471988313_PC1_ACBS_2023-08-31.pdf

4.     PVS [ Tích cực – 39.900đ/cp] Lợi nhuận cải thiện từ mức nền thấp – SSI

  • SSI duy trì ước tính doanh thu năm 2023 là 17,5 nghìn tỷ đồng (tăng 6,5% svck) và điều chỉnh tăng ước tính LNTT lên 1.176 tỷ đồng (tăng 23% svck, tăng 13% so với trước đó để phản ánh thu nhập tài chính cao hơn). SSI cũng tăng giả định backlog trong giai đoạn 2024-2027 là 300 triệu USD (tổng giá trị backlog là 2,2 tỷ USD trong giai đoạn này) để phản ánh cơ hội tiềm năng mà PVS sẽ có được từ một dự án dầu khí ngoài khơi trong thời gian tới. SSI cũng điều chỉnh tỷ lệ chiết khấu để phản ánh môi trường lãi suất thấp hơn. Các giả định chính khác vẫn giữ nguyên như trong báo cáo trước đây của SSI (link).
  • Do đó, SSI tăng giá mục tiêu năm 2024 lên 39.900 đồng/cổ phiếu (từ 33.000 đồng/cổ phiếu) dựa trên pp DCF và duy trì khuyến nghị KHẢ QUAN với tiềm năng tăng giá là 14%.
  • Trong ngắn hạn, tin tức về kết quả đấu thầu dự án và việc phát triển các dự án Block B là các yếu tố chính hỗ trợ giá cổ phiếu.
  • Trong ba năm tới, SSI cho rằng PVS sẽ tiếp tục được hưởng lợi từ xu hướng đi lên của ngành dầu khí thượng nguồn và phát triển điện gió ngoài khơi trên thị trường quốc tế.
  • Rủi ro giảm giá đối với khuyến nghị sẽ đến từ giá dầu giảm và các đại dự án như Block B diễn ra không đúng tiến độ.

Link tải full báo cáo:

https://storage01.hn.ss.bfcplatform.vn/baocaophantich/1693471678324_PVS_SSI_2023-08-31.pdf

5.     FPT [ MUA – 108,000đ/cp ] Tiềm năng duy trì đà tang trưởng mạnh trong 2H.2023/2024 – BSC

  • So với Báo cáo khuyến nghị MUA gần nhất ngày 30/05/2023 (link), FPT đã ghi nhận mức tăng giá tương đối ấn tượng +33% nhờ (1) FPT ghi nhận tăng trưởng cao so với cùng kỳ ở hai thị trường Nhật Bản và APAC bù đắp lại cho sự chậm lại của thị trường Mỹ (2) Khối giáo dục giữ vững đà tăng trưởng của năm 2022.
  • BSC duy trì khuyến nghị MUA đối với cổ phiếu FPT với giá mục tiêu mới 108,000 VNĐ/CP dựa trên (1) năm định giá cơ sở được chuyển từ 2023 sang 2024 nhằm phản ánh triển vọng duy trì đà tăng trưởng mạnh của thị trường Nhật, APAC và sự hồi phục của thị trường Mỹ (2) mức P/E mục tiêu = 18 tương đương giai đoạn có cùng tăng trưởng 2021 – 2022.
  • (1) Triển vọng duy trì đà tăng trưởng mạnh ở hai thị trường Nhật và APAC trong 2023/2024. (2) Nhu cầu chi tiêu cho công nghệ thông tin (CNTT) hồi phục tại Mỹ. (3) Khối giáo dục giữ vững đà tăng trưởng của 2022 trong 2H.2023/2024 (4) Khối Viễn thông khó đạt tăng trưởng mạnh do mảng băng thông rộng đã bão hòa.

Link tải full báo cáo:

https://storage01.hn.ss.bfcplatform.vn/baocaophantich/1693387292063_FPT_BSC_2023-08-30.pdf

6.     HAH [ Tích cực – 41,200đ/cp] Đón đầu sự phục hồi của ngành vận tải biển – VNDS

  • HAH sở hữu vị thế hàng đầu trong ngành vận tải container Việt Nam trong bối cảnh triển vọng ngành sẽ khả quan hơn từ cuối 2023.
  • VNDS cho rằng lợi nhuận HAH có thể giảm hơn 45% svck so với mức nền cao trong 2023 trước khi phục hồi 15% svck đạt 516 tỷ đồng năm 2024.
  • Báo cáo lần đầu với khuyến nghị Khả quan, giá mục tiêu 41.200đ/cp.

Link tải full báo cáo:

 https://storage01.hn.ss.bfcplatform.vn/baocaophantich/1693471780574_HAH_%C4%90%C3%B3n%20%C4%91%E1%BA%A7u%20s%E1%BB%B1%20ph%E1%BB%A5c%20h%E1%BB%93i%20c%E1%BB%A7a%20ng%C3%A0nh%20v%E1%BA%ADn%20t%E1%BA%A3i%20bi%E1%BB%83n_2023-08-31.pdf

7.     MWG [ MUA – 63,800đ/cp] Hướng về phía mặt trời  – BSC

  • BSC duy trì khuyến nghị MUA cổ phiếu MWG và nâng giá mục tiêu phản ánh kì vọng trung hạn = 63,800 VNĐ/CP (Upside +21% so với giá đóng cửa ngày 29/8/2023) dựa trên PP DCF và SOTP.
  • Quan điểm điều hành nhất quán và phù hợp với bối cảnh thị trường của MWG (như đề cập trong báo cáo lần đầu của BSC), dần chứng minh được hiệu quả:
  • (1) TGDĐ + ĐMX: đang nới lỏng những nút thắt về thị phần nhờ tín hiệu tích cực về tăng từ +5% đến +10% về thị phần trong 1H/2023 và kì vọng duy trì tăng trưởng doanh thu và cải thiện biên lợi nhuận trong 2-3 năm tới khi nhu cầu dần phục hồi. (2) BHX: đạt điểm hiệu quả hoạt động vào cuối năm 2023 và cả năm 2024 ở mức biên LNHĐ 0.9%, dựa trên tăng trưởng doanh thu/CH/ tháng trung bình 7T/2023 từ +10% đến +15%YoY so với trước tái cấu trúc và từng bước tối ưu hoá hoạt động vào nửa cuối năm 2023. (3) Các chuỗi khác ngưng mở rộng tập trung tối ưu hoá hoạt động để bảo vệ dòng tiền.

Link tải full báo cáo:

https://storage01.hn.ss.bfcplatform.vn/baocaophantich/1693387344966_MWG_BSC_2023-08-30.pdf

8.     OCB [ Trung lập – 18,600đ/cp ] Báo cáo cập nhật  – VCBS

  • (1) Kì vọng tăng trưởng tín dụng năm 2023 đạt 14%: 6 tháng đầu năm 2023, tăng trưởng tín dụng của OCB đạt 6,6%, trong đó tập trung vào lĩnh vực đầu tư công, bán lẻ trong nước, sản xuất tiêu dùng… được NHNN khuyến khích giải ngân, do đó kì vọng năm 2023 OCB có thể tăng trưởng tín dụng tốt hơn trung bình ngành.
  • (2) Sản phẩm cho vay cá nhân tích hợp trên nền tảng giao dịch online hướng đến tập khách hàng đại chúng và nhu cầu cấp thiết: Ứng dụng tìm và cho vay mua nhà trực tuyến Unlock Dream Home bước đầu ghi nhận kết quả tích cực và nỗ lực phát triển công nghệ số Ngân hàng mở API giúp OCB tối ưu hóa chi phí trong khai thác khách hàng mới và chi phí vận hành.
  • (3) Chiến lược trên tập khách hàng thu nhập thấp: Chiến lược tập trung vào nhóm khách hàng đại chúng, trẻ tuối và thu nhập cơ bản là triển vọng cho OCB khi các điều kiện kinh tế thuận lợi. Tuy nhiên, trong bối cảnh vĩ mô gặp một số thách thức như lãi suất cao, thu nhập người dân bị ảnh hưởng… khiến OCB gặp phải rủi ro về tín dụng trong dài hạn khi tập trung vào nhóm khách hàng này.
  • VCBS ước tính OCB có thể đạt 4.825 tỷ đồng LNTT năm 2023 (+9,93% yoy) và khuyến nghị TRUNG LẬP cho mã cổ phiếu OCB với giá trị hợp lý là 18.309 đồng/cổ phiếu.

Link tải full báo cáo:

https://storage01.hn.ss.bfcplatform.vn/baocaophantich/1693387167492_OCB_VCBS_2023-08-30.pdf

9.     PVD [ MUA – 29,884đ/cp ] Diễn biến giá thuê thuận lợi – nhu cầu thuê giàn khoan phục hồi – VCBS

  • Năm 2023 được dự báo sẽ là năm khả quan cho PVD bởi các yếu tố như sau: (1) Giá dầu Brent 2023 dự báo vẫn duy trì ở mức trên 85 USD/thùng, do đó sẽ kích hoạt các hoạt động thăm dò và khai thác dầu khí. (2) Thị trường khoan và nhu cầu giàn khoan tự nâng tại khu vực ĐNÁ dự báo vẫn khả quan. Theo báo cáo IHS Markit, giá thuê trung bình giàn khoan tự nâng tại khu vực Đông Nam Á trong năm 2023 sẽ đạt mức trên 120.000 USD/ngày (+35% yoy), nguyên nhân chủ yếu do nguồn cung giàn khoan đóng mới hạn chế, nhu cầu giàn khoan tự nâng cải thiện tạo ra nhiều cơ hội cho các giàn khoan dầu khí. (3) Các giàn khoan PVD với hợp đồng cho thuê với đơn giá cải thiện. Hầu hết các giàn khoan đều có việc làm đến hết năm 2023.
  • VCBS đưa kịch bản giá dầu thô thế giới năm 2023 dao động ở mức khoảng 85 USD/thùng. Nhu cầu giàn khoan và thị trường khoan dự báo vẫn tích cực, giúp cho các hợp đồng ký mới của PVD với giá thuê giàn khoan tự nâng tốt hơn.
  • Cho năm 2023, VCBS dự phóng PVD ghi nhận doanh thu đạt 5.836 tỷ đồng (+7,4% yoy), LNST đạt 329 tỷ đồng (cùng kỳ 2022 LNST âm 150 tỷ đồng), EPS 2023F đạt 433 đồng/cp. Dự phóng trên đã bao gồm khoản tiền PVD nhận từ việc thương lượng ngưng hợp đồng từ đối tác Valeura tại Thái Lan.
  • Với kết quả kinh doanh cho năm 2023 dự phóng khả quan, PVD vẫn là cổ phiếu được VCBS ưa thích trong ngành dầu khí. Sử dụng phương pháp định giá dòng tiền DCF, VCBS đưa ra khuyến nghị “MUA” cho cổ phiếu PVD với giá mục tiêu 29.884 đồng/CP (+21% so với giá đóng cửa ngày 25/08/2023).

Link tải full báo cáo:

https://storage01.hn.ss.bfcplatform.vn/baocaophantich/1693303378271_PVD_VCBS_2023-08-29.pdf

10.  PVS[ MUA – 39,825đ/cp ] Kỳ vọng tăng trưởng đến từ mảng Xây lắp (M&C) – VCBS

  • VCBS vẫn duy trì tích cực với PVS dựa trên những lợi thế của doanh nghiệp và lĩnh vực mảng M&C, các hợp đồng dự án điện gió công trình trên bờ và ngoài khơi vẫn đang cho thấy tình hình khả quan.
  • Năm 2023, VCBS dự báo PVS đạt doanh thu 17,511 tỷ đồng (+7% yoy), LNST đạt 1.014 tỷ đồng (+7% yoy), EPS 2023F 1,973 đồng/cp. VCBS đưa dự phóng giả định giá dầu Brent cho năm 2023 ở mức 85 USD/thùng. VCBS vẫn giữ giá mục tiêu của PVS ở mức 39.825 đồng/cp như trong ‘Báo cáo triển vọng 2H2023”. Với giá mục tiêu 39.825 đồng/cp – tương đương triển vọng tăng 19% so với giá hiện tại ngày 25.08.2023. VCBS vẫn giữ khuyến nghị MUA đối với cổ phiếu PVS.

Link tải full báo cáo:

https://storage01.hn.ss.bfcplatform.vn/baocaophantich/1693303425823_PVS_VCBS_2023-08-29.pdf

 

11. TIP [ Tích cực – 30,165đ/cp ]: Quỹ đất Khu đô thị hỗ trợ tăng trưởng trung hạn – BVSC

  • BVSC đánh giá TIP là doanh nghiệp hoạt động ổn định, tài chính lành mạnh, và có tài sản. Công ty cũng có những định hướng tham vọng hơn trong đẩy mạnh sự phát triển thông qua tìm kiếm các dự án mới quy mô lớn như Xã lộ 25. Dự án khi được thực hiện sẽ tạo ra động lực tăng trưởng lớn cho Công ty đến 2030. Ngoài ra, khoản tiền góp vốn đầu tư là 1.033,2 tỷ đồng nhận lại từ PAP sẽ tạo cơ hội cho TIP có thể xem xét các dự án tiềm năng tiếp theo.
  • Điểm hạn chế, theo BVSC: Khoản tiền đầu tư vào PAP khó khăn trong việc thu hồi. Dự án đóng góp cao trong định giá là KDC Núi Dòng Dài vẫn còn nhiều vướng mắc pháp lý.
  • Do đó, các thay đổi liên quan đến khoản tiền đầu tư và dự án sẽ có tác động lên giá cổ phiếu.

Link tải full báo cáo:

https://storage01.hn.ss.bfcplatform.vn/baocaophantich/1693303815478_TIP_BVSC_2023-08-29.pdf

12.  GAS [ MUA – 113,900đ/cp ] Báo cáo cổ phiếu – MBS

  • Nửa đầu năm 2023, sản lượng khí khô giảm nhẹ 0.3% svck do huy động cao hơn từ khách hàng điện khí không đủ bù đắp sự sụt giảm từ KH công nghiệp.
  • GAS được kỳ vọng là đơn vị hưởng lợi chính trong quá trình dịch chuyển sang điện khí LNG tại Việt Nam.
  • MBS đưa ra khuyến nghị MUA với giá mục tiêu 113,900 đồng/cp.

Link tải full báo cáo:

https://storage01.hn.ss.bfcplatform.vn/baocaophantich/1693217157467_GAS_MBS_2023-08-28.pdf

13.  DPM [ MUA – 41,700đ/cp ]  Triển vọng tích cực hơn vào nửa cuối năm – ACB

  • Lũy kế 6 tháng đầu năm 2023, lợi nhuận của DPM suy giảm mạnh. Doanh thu thuần đạt 6.972 tỷ đồng (-35,7% svck), lợi nhuận sau thuế chỉ đạt 361 tỷ đồng (-89,5% svck). Với kết quả như trên, DPM đã hoàn thành 40,1% và 16% kế hoạch đã đề ra.
  • ACB cho rằng triển vọng của DPM nửa cuối năm 2023 sẽ hồi phục nhờ các yếu tố sau: Giá phân bón phục hồi; Sản lượng được cải thiện nhờ nhu cầu tăng trong bối cảnh giá nông sản leo thang; DPM hưởng lợi khi tỷ giá USD/VND tăng.
  • Về dài hạn, dư địa tăng trưởng của DPM đến từ những dự án sản xuất hóa chất còn nhiều tiềm năng phát triển cùng với các sản phẩm mang lại biên lợi nhuận cao hơn.
  • ACB dự phóng LNST năm 2023 của DPM đạt 2.012 tỷ đồng (-64% svck) với EPS 2023F đạt 4.842 đ/cp và BVPS 2023F là 36.179 đ/cp tương ứng P/E và P/B forward đạt 9x & 1,1x lần. Giá mục tiêu là 41.700 đ/cp. Với những triển vọng tích cực trong thời gian tới, ACB khuyến nghị MUA đối với cổ phiếu DPM.

Link tải full báo cáo:

https://storage01.hn.ss.bfcplatform.vn/baocaophantich/1693217363334_DPM_ACB_2023-08-28.pdf

14.  Ngành ngân hàng [ Trung lập] Nợ xấu giảm tốc  – MAS

  • Mặc dù phải đối mặt với KQKD không mấy khả quan trong 2 quý liên tiếp, các rủi ro hiện hữu cũng như tiềm tàng liên quan đến chất lượng tài sản cũng như triển vọng phục hồi thị trường bất động sản chưa chắc chắn, nhà đầu tư dù vẫn khá thận trọng nhưng đã bắt đầu thể hiện sự lạc quan hơn và đặt niềm tin vào TTCK nói chung hay nhóm cổ phiếu ngân hàng. Thanh khoản TTCK cải thiện là một minh chứng và đóng vai trò là chất xúc tác, thúc đẩy thị giá cổ phiếu ngân hàng cũng như VN-Index phục hồi mạnh trong giai đoạn nửa đầu năm.
  • Quan điểm đầu tư của MAS tiếp tục được cấu trúc theo hai định hướng chính bao gồm: Trong ngắn hạn, MAS ưu tiên các ngân hàng có định giá vẫn tương đối hấp dẫn (TCB, MBB và HDB) so với các ngân hàng cùng ngành hoặc những ngân hàng có động lực ngắn hạn như phát hành riêng lẻ (VPB và VCB). So với định giá lịch sử, nhóm ngân hàng, mặc dù đã phục hồi tích cực từ mức thấp trong tháng 10 năm 2022, nhưng vẫn được định giá thấp hơn mức định giá trung bình 5 năm, đặc biệt là các ngân hàng tư nhân. Đối với chiến lược đầu tư trung và dài hạn, MAS ưu tiên các ngân hàng có chính sách kinh doanh thận trọng và có kết quả hoạt động bền vững qua nhiều năm như ACB và MBB, với ROE cao và định giá hấp dẫn. Ngoài ra, VIB cũng là một ngân hàng tiềm năng phù hợp theo dõi đối với các danh mục đầu tư ưu tiên nhóm cổ phiếu tăng trưởng.
  • Rủi ro ngắn hạn quan trọng phát sinh từ sự đáo hạn của các lô trái phiếu cũng như chất lượng tài sản suy giảm. Mặc dù bối cảnh triển vọng vĩ mô chưa thực sự rõ ràng, tuy nhiên MAS cho rằng những yếu tố tiêu cực đang dần suy giảm hay thay thế bằng các chỉ báo tích cực. Do đó, MAS nhận định cổ phiếu nhóm ngân hàng hiện đang hấp dẫn đối với chiến lược mua và nắm giữ dài hạn, đặc biệt là trong các giai đoạn điều chỉnh của thị trường chung.

Link tải full báo cáo:

https://storage01.hn.ss.bfcplatform.vn/baocaophantich/1693304048507_MAS_2023-08-29.pdf

15.  Ngành thép [ Trung lập ] Hồi phục đi cùng vứi phân hóa  – VDSC

  • 2H2023 vẫn là thời gian thách thức đối với công ty trong ngành do nhu cầu trong nước và quốc tế không có động lực trong khi giá đầu vào không ổn định. Với sự đồng thuận xung quanh sự phục hồi kinh tế vào năm 2024 sau các chính sách kích thích của Chính phủ, nhiều nhà sản xuất thép có thể cải thiện lợi nhuận, từ đó NĐT có thể chọn các cổ phiếu cho mục tiêu dài hạn dựa trên khả năng sinh lời tương ứng của các công ty.
  • Nhu cầu thị trường đã chạm đáy từ cuối năm 2022, nhưng chưa đủ để thúc đẩy sự phục hồi lợi nhuận cho công ty trong ngành. Việc thiếu đầu tư từ các nhà phát triển bất động sản là một trong những nguyên nhân chính khiến các công ty sản xuất vật liệu phục hồi chậm. Các điều kiện kinh tế vĩ mô toàn cầu và trong nước, bao gồm lãi suất cho vay và lạm phát vẫn ở mức cao, chưa thuận lợi cho sự tăng trưởng của nhu cầu nhà ở.
  • Các yếu tố phục hồi chưa được thể hiện rõ ràng ít nhất đến cuối năm 2023, nhưng kỳ vọng sẽ thể hiện rõ hơn vào năm 2024. Nhu cầu thép trong nước sẽ tiếp tục chậm lại trong nửa cuối năm do hoạt động xây dựng và công nghiệp yếu. Nhu cầu thép ở nước ngoài vẫn sẽ bị ảnh hưởng bởi lạm phát, chính sách kinh tế vĩ mô và sự can thiệp thương mại.Với kỳ vọng thị trường bất động sản sẽ bắt đầu phục hồi vào cuối quý 4/23, nhu cầu thép xây dựng có thể bùng nổ vào năm 2024.
  • Giá thép thế giới biến động mạnh đang tiếp tục thách thức các nhà sản xuất thépViệt Nam trên nhiều phương diện. Điều kiện thị trường sẽ yêu cầu các nhà sản xuất Việt Nam thắt chặt kiểm soát chính sách mua hàng và quản lý hàng tồn kho, cùng với nhiều thách thức khác bao gồm thúc đẩy doanh số và kiểm soát giá trong thời kỳ thị trường nhiều biến động.

Link tải full báo cáo:

https://storage01.hn.ss.bfcplatform.vn/baocaophantich/1693472357162_VDSC_2023-08-31.pdf

16.  Ngành ngân hàng [ Trung lập ] Khó khan chưa qua nhưng cơ hội hiện hữu – VDSC

  • Kết quả hoạt động khiêm tốn trong nửa đầu năm 2023 (6T2023) theo cùng sự suy giảm của các hoạt động kinh tế. Tăng trưởng tín dụng 7T2023 ước đạt 4,56% YTD, thấp hơn cùng kỳ (9,54% YTD) do nhu cầu tín dụng yếu trong bối cảnh kinh doanh khó khăn và thị trường bất động sản chững lại. NIM tiếp tục xu hướng giảm từ quý cuối năm 2022 nhưng với mức độ khác nhau giữa các ngân hàng do chi phí vốn tăng mạnh, phản ánh các đợt tăng lãi suất huy động trước đó và tỷ lệ CASA sụt giảm liên tục trên toàn ngành. Nợ xấu gia tăng quý thứ ba liên tiếp, lên 2,1% trong Q2/2023 so với 1,6% tại cuối năm 2022. Trong khi quý đầu năm 2023 chứng kiến sự phân hóa rõ nét giữa chất lượng tài sản của các nhóm ngân hàng quốc doanh và thương mại cổ phần, thì xu hướng cải thiện đã trở nên đồng thuận hơn trong quý 2 khi tỷ lệ nợ xấu hình thành chậm lại trên cả 4 nhóm ngân hàng, tuy nhiên vẫn còn nhiều áp lực ở một số ngân hàng cụ thể. Tăng trưởng tổng thu nhập hoạt động ngành giảm tốc trong Q2/2023, ở mức 3% so với cùng kỳ, bởi mức tăng trưởng chậm lại của thu nhập lãi thuần (7,9% YoY) trong khi thu nhập phí thuần suy giảm 2,6%. Lợi nhuận trước thuế ghi nhận giảm 3%.
  • Thu nhập ngành phục hồi dần trong nửa cuối năm theo sự phục hồi của nền kinh tế. Chất lượng tài sản cần tiếp tục theo dõi. Chính sách tiền tệ đang dần mở rộng, cùng với hàng loạt giải pháp tài khóa được đẩy mạnh thực hiện kỳ vọng sẽ tạo sức lan tỏa tốt lên các thành phần kinh tế. Thu nhập hoạt động kỳ vọng khả quan hơn nửa đầu năm, chủ yếu được dẫn dắt bởi thu nhập lãi, nhờ NIM cải thiện và tăng trưởng tín dụng khả quan hơn. Tốc độ hình thành nợ xấu chậm lại giúp giảm áp lực về tỷ lệ nợ xấu vào cuối năm. Tỷ lệ nợ xấu kỳ vọng ghi nhận mức đỉnh trong Q3/2023 và giảm nhẹ trong quý cuối năm khi sức khỏe nền kinh tế được dự kiến phục hồi. Theo ước tính, tỷ lệ NPL năm 2023 trong danh mục theo dõi của VDSC là 1,7%, tăng 30 bps so với năm 2022. Chi phí tín dụng dự phóng giảm 20 điểm cơ bản làm cho LLR toàn danh mục giảm về mức 136% so với mức 157% trong năm 2022. Tăng trưởng lợi nhuận trước thuế cho cả năm 2023 được dự phóng ở mức khiêm tốn 10% cho danh sách theo dõi của VDSC, với tăng trưởng 9% của thu nhập lãi thuần đóng góp vào tăng trưởng 6% của tổng thu nhập hoạt động và chi phí dự phòng giảm 1% hỗ trợ LNTT cả danh mục.

Link tải full báo cáo:

https://storage01.hn.ss.bfcplatform.vn/baocaophantich/1693472405265_VDSC_2023-08-31.pdf

Quý nhà đầu tư lưu ý:

Đây là báo cáo tổng hợp quan điểm từ phía các công ty chứng khoán, KHÔNG PHẢI QUAN ĐIỂM CỦA TEAM.

———-Team LTBNM tổng hợp ————-

BÀI VIẾT LIÊN QUAN